Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 20

Bài tập trắc nghiệm Vật lí 11

Trắc nghiệm Vật lý lớp 11 bài 20 với những câu hỏi lý thuyết, bài tập trắc nghiệm Lý được xây dựng dựa trên nội dung trọng tâm của bài học, hỗ trợ học sinh ôn luyện và nâng cao kết quả học tập môn Vật lý của bản thân.

Bài tập Vật lý 11 bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ

Câu 1. Một phần tử dòng điện có chiều dài l\(l\), cường độ I đặt vuông góc với các đường sức của từ trường đều. Khi đó lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện có độ lớn là F. Công thức nào sau đây là đúng?

A. B = F/Il

B. F = B/Il

C. I = B/Fl

D. l\(l\) = B/IF

Câu 2. Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường

A. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

B. Cùng hướng với lực từ tác dụng lên phần tử dung điện đặt tại điểm đó

C. Có độ lớn tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện đặt tạo điểm đó

D. Có độ lớn tỉ lệ với cường độ của phần tử dòng điện đặt tại điểm đó

Câu 3. Điều nào sau đây là không đúng?

Cảm ứng từ tại mỗi điểm trong từ trường

A. Tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó

B. Cùng hướng với hướng của từ trường tại điểm đó

C. Đặc trưng cho khả năng tác dụng lực từ tại điểm đó là mạnh hay yếu

D. Có phương vuông góc với trục của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Câu 4. Một phần tử dòng điện đặt vào trong một từ trường đều, lực từ tác dụng lên phần tủ dòng điện có độ lớn nhỏ nhất khi

A. Phần tử dòng điện nằm vuông góc với các đường sức từ

B. Phần tử dòng điện nằm song song với các đường sức từ

C. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 45o

D. Phần tử dòng điện hợp với từ trường góc 60o

Câu 5. Đặt hai phần tử dòng điện có cùng chiều dài, vuông góc với các đường sức từ của một điện trường đều, biết cường độ dòng điện trong phần tử thứ nhất lớn gấp hai lần cường độ dòng điện trong phần tử thứ 2. Tỉ số giữa độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ nhất so với độ lớn của lực từ tác dụng lên phần tử dòng điện thứ hai là

A. 1:2

B. 1:4

C. 2:1

D. 4:1

Câu 6. Một dòng điện có cường độ 2A nằm vuông góc với các đường sức của một điện trường đều. Cho biết lực từ tác dụng lên 20cm của đoạn dây ấy là 0,04N. Độ lớn của cảm ứng từ là

A. 10-1T

B. 10-2T

C. 10-3T

D. 1,0T

Câu 7. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 6A nằm vuông góc với đường sức của một từ trường đều. Cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,02T. Lực từ tác dụng lên 30cm chiều dài của dây dẫn có độ lớn bằng

A. 0,36mN

B. 0,36N

C. 36N

D. 36mN

Câu 8. Một dây dẫn mang dòng điện có cường độ 8A đặt trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn bằng 0,5T. Biết dòng điện hợp với các đường sức của từ trường góc 600. Độ lớn của lục từ tác dụng lên 20cm chiều dài của dây dẫn là

A. 0,4√3N

B. 0,4N

C. 0,8N

D. 0,8/√3N

Câu 9. Một khung dây dẫn phẳng có dạng là một tam giác vuông MNP (vuông tại M); góc MNP bằng 30o (hình 20.1). Đặt khung dây vào trong từ trường đều. Các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung dây, có chiều đi vào trong mặt phẳng hình vẽ. Dòng điện trong khung đi theo chiều từ M đến N rồi đến P. Biết lực từ tác dụng lên cạnh MN có độ lớn là 0,3N. Lực từ tác dụng lên cạnh NP có độ lớn và có góc hợp với lực từ tác dụng lên cạnh MN lần lượt là

Trắc nghiệm Vật lý 11

A. 0,2√3N và 150o

B. 0,2√3N và 120o

C. 0,6N và 130o

D. 0,6√3N và 120o

Đáp án Câu hỏi trắc nghiệm Vật lý 11

Câu123456789
Đáp ánAADBCADAA
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Vật Lý 11

    Xem thêm