Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập tự luận chương Tuần hoàn môn Sinh học 8

Bài tập tự luận môn Sinh học 8 chương Tuần hoàn

Bài tập tự luận chương Tuần hoàn môn Sinh học 8 tổng hợp câu hỏi Sinh học 8 chương III, giúp các bạn củng cố kiến thức về: Máu và môi trường trong cơ thể; Bạch cầu - Miễn dịch; Đông máu và nguyên tắc truyền máu; Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết; Tim và mạch máu; Vận chuyển máu qua hệ mạch. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bài tập tự luận chương Vận động môn Sinh học 8

Bài tập tự luận chương Hô hấp môn Sinh học 8

BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG TUẦN HOÀN

Câu 1: Miễn dịch là gì? Có mấy loại?

  • Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc 1 bệnh truyền nhiễm nào đó.
  • Có 2 loại: miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:
    • Miễn dịch tự nhiên có được 1 cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra (bẩm sinh) sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.
    • Miễn dịch nhân tạo: có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễn bệnh

Câu 2: Người ta tiêm phòng cho trẻ em những loại bệnh nào?

  • Lao, ho gà, sởi, bại liệt, uốn ván, bạch hầu

Câu 3: Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu?

  • Liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu

Câu 4: Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể?

  • Đông máu là 1 cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu.

Câu 5: Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là do đâu?

  • Là nhờ các búi tơ máu ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu đông bịt kín vết rách ở mạch máu.

Câu 6: Tiểu cầu có vai trò gì trong quá trình đông máu?

  • Bám vào vết rách và bám vào nhanh để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách
  • Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông.

Câu 7: Sự đông máu:

  • Trong huyết tương có 1 loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim.
  • Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong đó có ion canxi (Ca2+)

Câu 8: Nguyên tắc truyền máu:

  • Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiệm các tác nhân gây bệnh.

Câu 9: Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn:

  • Vòng tuần hoàn nhỏ: bắt đầu từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
  • Vòng tuần hoàn lớn: bắt đầu từ tâm thất trái qua động mạch chủ, rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể và các mao mạch phần dưới cơ thể, từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên rồi về tâm nhĩ phải, từ mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới rồi cũng trở về tâm nhĩ phải

Câu 10: Phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

  • Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
  • Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

Câu 11: Nhận xét vai trò của hệ tuần hoàn máu:

  • Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể

Câu 12: Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn và trong phân hệ nhỏ:

  • Phân hệ lớn: bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung đổ vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn)
  • Phân hệ nhỏ: tương tự như trên, chỉ khác ở nơi bắt đầu là các mao mạch bạch huyết của nửa trên bên phải cơ thể.

Câu 13: Nhận xét vai trò của hệ bạch huyết:

  • Cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện sự luân chuyển môi trường trong cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể

Câu 14: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần nào? Nêu chức năng:

  • Gồm tim và hệ mạch tạo thành vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
  • Vòng tuần hoàn nhỏ dẫn máu qua phổi, giúp máu trao đổi O2 và CO2.
  • Vòng tuần hoàn lớn dẫn máu qua tất cả các tế bào của cơ thể để thực hiện sự trao đổi chất

Câu 15: Thành phần cấu tạo của hệ bạch huyết:

  • Gồm 2 phân hệ lớn và phần hệ nhỏ. Mỗi phân hệ có: mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, ống bạch huyết.

Câu 16: Nếu cấu tạo và vị trí của tim:

  • Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạo thành các ngăn tim (tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái) và các van tim (van nhĩ-thất, van động mạch)
  • Tim nằm gọn giữa 2 lá phổi trong lồng ngực, hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái
  • Bao ngoài tim còn có 1 màng bọc bên ngoài, gọi là màng ngoài tim; lót trong các ngăn tim còn có màng trong tim
  • Tim nặng khoảng 300 g,
  • Mỗi ngăn tim chứa khoảng 60ml máu

Câu 17: Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim:

  • Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất. Tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất
  • Giữa các ngăn tim và giữa tim đi ra các động mạch (động mạch chủ và động mạch phổi) đều có van bảo đảm cho máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định

Câu 18: Cấu tạo của mạch máu:

Trong mỗi chu kì:

  • Tâm nhĩ làm việc 0.1s, nghỉ 0.7s
  • Tâm thất làm việc 0.3s, nghỉ 0.5s
  • Tim nghỉ ngơi toàn bộ là 0.4s
  • Tim co dãn theo chu kì.
  • Mỗi chu kì gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung
  • Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo tim qua 3 pha làm cho máu được bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sinh học lớp 8

    Xem thêm