Bộ đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối năm 2024

Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 có đáp án là đề kiểm tra cuối học kì 2 lớp 3 dành cho thầy cô và các em học sinh tham khảo, chuẩn bị tốt cho kiểm tra định kì cuối học kì II môn Tiếng Việt sắp tới.

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm – 35 phút)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

- Cô giáo tự chọn cho học sinh đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy chốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

Tên bạn là gì?

Tôi là Nhím Nhí.

Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà bạn của bạn”.

Nhím nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại bới tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

Trần Thị Ngọc Trâm

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

1. Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (M1-0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

2. Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (M1-0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

3. Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (M2-0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

4. Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (M2-0,5 điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

5. Câu chuyện cho em bài học gì? (M3-1,0 điểm)
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

6. Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (M4-1,0 điểm)
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

7. Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (M2-0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

8. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (M1-0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

9. Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (M3-1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

B. Bài kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)

Lao xao

Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi.

(Duy Khán)

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)

Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia.

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

1. Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

2. Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm

3. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm

5. Gợi ý:

Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

6. Gợi ý:

Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá,…

7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm

8. Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm

Gợi ý:

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

9.
- Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm)

- Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm)

- Không viết được câu: 0 điểm

Gợi ý:

a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất.

b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh.

B. Kiểm tra viết

I. Chính tả nghe – viết (4 điểm)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Tham khảo:

Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương.

(Sưu tầm)

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.

2. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm) – Thời gian làm bài 30 phút

Đọc thầm bài văn sau:

CON BÚP BÊ BẰNG VẢI

Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:

- Cháu mua búp bê cho bà đi!

Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:

- Mẹ mua con búp bê này đi!

Trên đường về mẹ hỏi Thủy:

- Sao con lại mua con búp bê này?

Thủy cười:

- Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.

( Sưu tầm )

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? (0,5 điểm)

A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.

B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.

C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.

Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? (0,5 điểm)

A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì.

B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích.

C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp.

Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? (0,5 điểm)

A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.

B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.

C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.

Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? (0,5 điểm)

Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau:

A. Vì đó là món quà đẹp nhất.

B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.

Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? (0,5 điểm)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so sánh (1 điểm)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau (0,5 điểm)

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………

Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải ” dùng để làm gì? (0,5 điểm)

A. Báo hiệu phần liệt kê.

B. Đánh dấu lời đối thoại.

C. Báo hiệu phần giải thích.

Câu 9: (1 điểm)

a) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống:

Sáng hôm ấy ( ) tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng ( ) hoa lan đang đua nhau khoe sắc.

b) Câu “ Ngày sinh nhật Thủy , mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi .” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi:

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Bằng gì?

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút

1. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút)

Cây hoa nhài

Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày.

2. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút

1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

Khoanh vào ý C

0,5 điểm

2

Khoanh vào ý B

0,5 điểm

3

Khoanh vào ý C

0,5 điểm

4

a) S

b) Đ

0,5 điểm

5

Thương người, quan tâm, giúp đỡ……..

0,5 điểm

6

Hoa hồng rực rỡ như nàng công chúa kiêu sa.

1 điểm

7

To – lớn, xinh – đẹp

0,5 điểm

8

Khoanh vào ý B

0,5 điểm

9

a) điền 2 dấu phẩy

b) Khoanh vào ý A

1 điểm

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) – Thời gian làm bài 40 phút

1. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết (15 phút)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

2. Tập làm văn (6 điểm): (25 phút)

Là một người con của vùng biển, cảnh sắc đẹp đẽ nhất trong tâm trí của em chính là hình ảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Bầu trời ngày ra khơi thật đẹp. Trời lộng gió, trong veo và thơ mộng vô cùng. Ngư dân trong làng đang ra sức căng buồm trong gió. Khi giờ xuất phát đã điểm, mọi người nhanh chóng lên thuyền tiến ra biển khơi. Khuôn mặt ai nấy cũng phấn khởi, hào hứng và mong chờ về một chuyến đi bội thu. Khi con thuyền đã ra xa cũng là lúc bình minh xuất hiện. Hình ảnh con thuyền ngày càng nhỏ dần hòa cùng màu nắng ửng hồng của mặt trời vừa thức giấc đã làm nên một khung cảnh yên bình.

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

Điểm

Lời phê của giáo viên

A - Đọc thầm và làm bài tập:

Đọc thầm bài: «Cây gạo» (sách GK Tiếng Việt lớp 3, tập II, trang 144). Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào?

a. Tả cây gạo.

b. Tả chim.

c. Tả cả cây gạo và chim.

Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào?

a. Vào mùa hoa.

b. Vào mùa xuân.

c. Vào 2 mùa kế tiếp nhau .

Câu 3: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh?

a. 1 hình ảnh .

Đó là : ………………………………

b. 2 hình ảnh .

Đó là : ………….……………………

c. 3 hình ảnh .

Đó là : ……………………………….

Câu 4: Những sự vật nào trong đoạn văn trên được nhân hóa?

a. Chỉ có cây gạo được nhân hóa.

b. Chỉ có cây gạo và chim chóc được nhân hóa.

c. Cả cây gạo, chim chóc và con đò đều được nhân hóa.

Câu 5: Gạch chân bộ phận trả lời cho câu hỏi “bằng gì” trong câu văn sau:

Hằng ngày, Lan đi học bằng xe đạp.

II. Kiểm tra viết .

1 . Chính tả : Nghe – viết: Bài “Mưa” trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 trang 134.

2. Tập làm văn .

Đề bài : Viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 10 câu, kể về một buổi lao động ở trường, lớp em.

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

….…………………………………………………………

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

A. PHẦN ĐỌC.

I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

- Giáo viên kiểm tra trong các tiết ôn tập (mỗi hôm kiểm tra từ 5-10 em).

- Giáo viên ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng, đánh số trang (các bài từ tuần 27 đến tuần 34) vào phiếu để học sinh bốc thăm. Học sinh đọc xong giáo viên nêu câu hỏi gắn với nội dung bài đọc để học sinh trả lời.

- Học sinh phát âm rõ, chính xác và trôi chảy, tốc độ khoảng 70 tiếng/1 phút. Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu câu, giữa các cụm từ (4 điểm). Trả lời câu hỏi đúng 1 điểm.

- Nếu học sinh đọc không đạt các yêu cầu trên, giáo viên dựa vào khả năng của học sinh lớp mình mà chấm điểm cho phù hợp.

- Với những học sinh không đạt yêu cầu, giáo viên cho về nhà luyện đọc để kiểm tra lại

II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm

- Câu 1: ý a - Câu 2: ý c

- Câu 3: ý c (3 hình ảnh)

1. Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ

2. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.

3. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.

- Câu 4: ý b

- Câu 5: bằng xe đạp

B- PHẦN VIẾT

I. Chính tả: (Nghe - viết) Bài: MƯA (5 điểm )

(Viết: Ba khổ thơ đầu - TV 3 tập 2 trang 134)

- Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng (5 điểm)

- Viết sai phụ âm đầu, vần, thanh, tiếng, mỗi lỗi sai trừ (0,25 điểm)

- Trình bày bài bẩn trừ (0,5 điểm)

II. Tập làm văn: - Học sinh viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.

Giới thiệu được buổi lao động (1đ); Kể được các hoạt động của buổi lao động (3đ); Nêu được ích lợi hoặc cảm nghỉ của mình về buổi lao động (1đ). Tùy theo mức độ làm bài của HS giáo viên cho điểm phù hợp.

Bài mẫu:

Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 4

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

I/ Đọc thành tiếng (4 điểm)

GV cho HS bốc thăm đọc một trong các đoạn của bài văn sau và trả lời câu hỏi về nội dung của bài đọc đã học.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Sư Tử và Kiến

Sư Tử chỉ kết bạn với các loài vật nào to khỏe như mình và cho rằng những con vật bé nhỏ chẳng có ích gì cho nó. Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.

Một hôm, Sư Tử cảm thấy đau nhức trong tai, không thể ra khỏi hang đi kiếm ăn được. Bạn bè của Sư Tử đến thăm. Sư Tử nhờ các bạn chữa chạy giúp. Nhưng Voi, Hổ, Gấu, .... đều kiếm cớ từ chối rồi ra về, mặc cho Sư Tử đau đớn.

Nghe tin Sư Tử đau tai, Kiến không để bụng chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, Kiến bò vào tai Sư Tử và lôi ra một con rệp.

Sư Tử khỏi đau, hối hận vì đã đối xử không tốt với Kiến, Sư Tử vội vàng xin lỗi Kiến và từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời.

Theo truyện cổ dân tộc Lào

1. Sư Tử chỉ kết bạn với những con vật như thế nào? (0.5 điểm)

A. Những loài vật có ích

B. Những con vật nhỏ bé

C. Những con vật to khỏe như mình

D. Chỉ kết bạn với loài Sư Tử

2. Khi Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, Sư Tử đã phản ứng như thế nào? (0.5 điểm)

A. Vui vẻ kết bạn với Kiến Càng.

B. Xua đuổi Kiến Càng vì Sư Tử nghĩ những con vật bé nhỏ không có ích gì.

C. Đánh đuổi Kiến Càng vì hai loài có mối thù truyền kiếp.

D. Kết bạn với Kiến Càng nhưng với điều kiện Kiến Càng phải chữa bệnh cho mình.

3. Khi Sư Tử bị đau tai, bạn bè đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Các bạn đều đến thăm, nhưng không giúp gì, mặc cho Sư Tử đau đớn.

B. Các bạn đến thăm hỏi và tìm cách chạy chữa cho Sư Tử

C. Các bạn kiếm cớ không đến thăm hỏi Sư Tử vì sợ lây bệnh.

D. Các bạn lôi con rệp ra khỏi tai cho Sư Tử

4. Khi Sư Tử bị đau tai, Kiến Càng đã đối xử với Sư Tử như thế nào? (0.5 điểm)

A. Bỏ mặc Sư Tử vì trước đây Sư Tử đã đối xử không tốt với mình.

B. Bỏ qua chuyện cũ, lặn lội đường xa mời bác sĩ tới cứu Sư Tử.

C. Bỏ qua chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, bò vào tai lôi ra một con rệp để cứu Sư Tử.

D. Dặn những người bạn khác của mình không được tới cứu Sư Tử.

5. Trước việc làm cứu bạn của Kiến Càng, Sư Tử cảm thấy như thế nào? (0.5 điểm)

A. Cảm thấy Kiến Càng có ý đồ tiếp cận mình.

B. Đâm ra ghét những người bạn to lớn của mình.

C. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng.

D. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng, từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời của mình.

6. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm)

7. Gạch dưới những từ ngữ được dùng để nhân hóa trong câu sau: (0.5 điểm)

“Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.”

8. Điền dấu phẩy và dấu hai chấm vào vị trí thích hợp trong câu sau: (1 điểm)

Mẹ bảo em “Con hãy học giỏi chăm ngoan cho mẹ vui, con nhé!”

9. Đặt câu hỏi cho bộ phận được kẻ chân trong câu sau: “Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng tài năng và sự kiên cường của mình.” (1 điểm)

B. KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM)

I/ Chính tả (4 điểm)

Cây gạo

Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình.

Vũ Tú Nam

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn giới thiệu về một môn thể thao.

Gợi ý:

- Đó là môn thể thao nào?

- Em được tham gia môn thể thao đó hay xem môn đó khi nào? Ở đâu?

- Môn thể thao đó có điểm gì làm cho em yêu thích?

Đáp án:

A. KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)

1/Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm.

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm.

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

II/ Đọc hiểu (6 điểm)

1. (0.5 điểm) C. Những con vật to khỏe

2. (0.5 điểm) B. Xua đuổi Kiến Càng vì Sư Tử nghĩ những con vật bé nhỏ không có ích gì.

3. (0.5 điểm) A. Các bạn đều đến thăm, nhưng không giúp gì, mặc cho Sư Tử đau đớn.

4. (0.5 điểm) C. Bỏ qua chuyện cũ, vào tận hang thăm Sư Tử, bò vào tai lôi ra một con rệp để cứu Sư Tử.

5. (0.5 điểm) D. Hối hận và xin lỗi Kiến Càng, từ đó coi Kiến là bạn thân nhất trên đời của mình.

6. (1 điểm) Cần phải biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là trong những lúc ốm đau, nguy khốn.

7. (0.5 điểm)

“Một lần, Kiến Càng đến xin kết bạn với Sư Tử, liền bị Sư Tử xua đuổi.”

8. (1 điểm)

Mẹ bảo em: “Con hãy học giỏi, chăm ngoan cho mẹ vui, con nhé!”

9. (1 điểm)

Các cầu thủ đội tuyển U23 Việt Nam đã chinh phục khán giả bằng điều gì?

B. KIỂM TRA VIẾT

I/ Chính tả (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn (6 điểm)

Bài viết của học sinh phải đạt những yêu cầu về nội dung và hình thức như sau:

* Về nội dung: Đảm bảo đủ các ý sau (4 điểm)

- Đó là môn thể thao nào?

- Em được tham gia môn thể thao đó hay xem môn đó khi nào? Ở đâu?

- Môn thể thao đó có điểm gì làm cho em yêu thích?

* Về hình thức:

- Chữ viết sạch, đẹp, đúng chính tả: 0.5 điểm

- Dùng từ, diễn đạt tốt: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 0.5 điểm

Bài viết tham khảo:

Một trong số những môn thể thao em yêu thích nhất đó là đá cầu. Luật chơi đá cầu rất dễ, mỗi người chơi cần cố gắng điều khiển quả cầu ở trên cao, không để rơi xuống đất bằng cách chuyền qua chuyền lại bằng các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là không được dùng tay. Chúng ta có thể chơi đá cầu theo nhóm hai người hoặc nhiều người bằng cách đứng quây tròn. Người tham gia đá càng đông lại càng vui. Môn đá cầu rèn luyện cho em kĩ năng tinh mắt, nhanh chân và xử lí khéo léo hơn trong mọi tình huống. Đây không chỉ là một bộ môn thi đấu thể thao, mà còn là một trò giải trí thân thuộc của chúng em sau những giờ học tập mệt mỏi.

Đánh giá bài viết
44 38.368
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm