Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều năm 2024
05 đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều có đáp án
Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều năm 2024 là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Các đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này bao gồm các đề đọc viết chính tả, tập làm văn, đọc hiểu giúp luyện đề thi chuẩn bị cho kì thi học kì 2 Tiếng Việt 3 sắp diễn ra.
1. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 1
I. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu kết hợp với từ và câu (6 điểm)
Đọc thầm bài văn sau:
KIẾN MẸ VÀ CÁC CON
Gia đình kiến rất đông. Kiến Mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn. Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
- Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con.
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì :
- Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
(Theo Chuyện của mùa Hạ)
Câu 1. (0,5 điểm) Mỗi buổi tối Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con? - Mức 1
A. Đếm lại cho đủ những đứa con yêu.
B. Kể chuyện cổ tích và ru cho các con ngủ.
C. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
Câu 2. (0,5 điểm) Điều gì làm cho Kiến Mẹ không yên lòng? - Mức 2
A. Chờ các con đi kiếm ăn ở xa trở về đầy đủ.
B. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.
C. Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm đứa con.
Câu 3. (0,5 điểm) Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để Kiến Mẹ được nghỉ ngơi? - Mức 3
A. Kiến Mẹ hôn từng lên má từng đứa con.
B. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên.
C. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên, sau đó lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau.
Câu 4. (0,5 điểm) Đặt tên khác cho câu chuyện. - Mức 3
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 5: (0,5 điểm) Từ "bảo vệ" trong câu sau có thể được thay thế bằng từ nào? - Mức 1
Chúng em bảo vệ môi trường sạch đẹp.
A. Giữ gìn
B. Phòng ngừa
C. Gìn giữ
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 6: (0,5 điểm) Viết lại tên hai bạn sau cho đúng quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Nguyễn ngọc lan; NGUYỄN MINH thư - Mức 1
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 7: (1 điểm) Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong câu dưới đây: - Mức 2
Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
Câu 8: (0,5 điểm) Điền từ trái nghĩa vào thành ngữ sau: - Mức 2
Ba chìm bảy …………………
Câu 9: (0,5 điểm) Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống: - Mức 2
- Ông ơi táo ngon quá
Câu 10: (1 điểm) Đặt 1 câu khiến để đề nghị cả đàn kiến trong bài đọc trên đi ngủ: - Mức 3
II. Bài viết 1 (nghe – viết) (4 điểm)
Bài: Sự tích thành Cổ Loa (TV3 – Tập 2/ trang 14) Đoạn viết: “Ban đầu… Thần Kim Quy đến giúp.”
III. Bài viết 2 (6 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 6 - 8 câu) kể về việc em tiết kiệm nước sạch.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
I. Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu kết hợp với từ và câu (6 điểm).
Câu 1. (0,5 điểm) C. Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
Câu 2. (0,5 điểm) B. Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết được các con.
Câu 3. (0,5 điểm) C. Kiến Mẹ hôn lên má chú kiến con nằm đầu tiên, sau đó lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau.
Câu 4. (0,5 điểm) Đặt tên khác cho câu chuyện
Gia đình nhà Kiến; Nụ hôn của mẹ; Gia đình yêu thương …
Câu 5: (0,5 điểm) D. Cả A và C đều đúng.
Câu 6: (0,5 điểm) Nguyễn Ngọc Lan, Nguyễn Minh Thư
Câu 7: (1 điểm) Tiếng hót của họa mi cứ âm vang trong tôi như một khúc nhạc trong veo và sâu lắng.
Câu 8: (0,5 điểm) Ba chìm bảy nổi.
Câu 9: (0,5 điểm) Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống: Mức 2
- Ông ơi, táo ngon quá!
Câu 10: (1 điểm) Đàn kiến hãy ngủ ngoan nhé! Đàn kiến hãy đi ngủ đi!
II. Bài viết 1 (nghe – viết) (4 điểm)
- Sai 5 lỗi trừ 01 điểm (Lỗi giống nhau trừ 1 lần điểm)
- Bài viết bẩn, chữ viết chưa đúng mẫu trừ 0,25đ
III. Bài viết 2 (6 điểm)
- Viết đúng đề yêu cầu. (Nếu viết sai đề không cho điểm.). Bài viết đủ ý, đúng chính tả, câu văn rõ ràng, mạch lạc.
- Trình bày bài sạch.
- Khuyến khích đoạn văn, câu văn giàu hình ảnh, có sử dụng so sánh,….
Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.
Bài làm:
Nước sạch là nguồn tài nguyên quan trọng và không thể thiếu được đối với cuộc sống của con người. Mỗi ngày, chúng ta đều cần uống nước, cần nước để nấu ăn, tắm giặt, trồng trọt, chăn nuôi… và phục vụ cho các ngành sản xuất. Nếu thiếu nước sạch, thì cơ thể con người khó mà chịu đựng được, và các hoạt động khác cũng bị gián đoạn. Tuy nước chiếm ¾ diện tích của Trái Đất nhưng đó là nước biển, nên không sử dụng được. Nguồn nước sạch trên đất liền là hữu hạn, nên chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay rất nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm và nhiễm mặn. Vì vậy, để đảm bảo có đủ nước cho sinh hoạt và sản xuất, chúng ta cần phải luôn luôn tiết kiệm nước sạch.
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||||||
TNKQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | TNKQ | TL | HT khác | TN KQ | TL | HT khác | |||
Kiểm tra đọc và kiến thức Tiếng Việt Kiểm tra viết | a) Đọc thành tiếng - Học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 33. - Trả lời câu hỏi nội dung đoạn đọc do GV nêu ra. | Số câu | 1 | 1 | ||||||||||
Số điểm | 4 | 4 | ||||||||||||
b) Đọc hiểu: Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | |||||||||
Câu số | 1 | 2 | 3 | 4 | ||||||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | ||||||||||
c) Kiểm tra kiến thức Tiếng Việt - MRVT về: Nông thôn, Đô thị, Môi trường, Tình hữu nghị. - Tên riêng Việt Nam. | Số câu | 1 | 1 | |||||||||||
Câu số | 5 | 6 | ||||||||||||
Số điểm | 0,5 | 0,5 | ||||||||||||
- Biện pháp so sánh. - Từ có nghĩa giống nhau, từ có nghĩa trái ngược nhau. | Số câu | 2 | ||||||||||||
Câu số | 7,8 | |||||||||||||
Số điểm | 1,5 | |||||||||||||
- Các dấu câu: Dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. - Các bộ phận câu: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì? Vì sao?. - Câu kể, câu cảm, câu khiến. | Số câu | 1 | 1 | |||||||||||
Câu số | 9 | 10 | ||||||||||||
Số điểm | 0,5 | 1,0 | ||||||||||||
a) Chính tả - Nghe GV đọc để viết một đoạn văn hoặc một đoạn thơ phù hợp với chủ điểm đã học. Viết đoạn chưa viết, nằm trong chương trình đã học tuần 19-33 với tốc độ 65-70 chữ (15-20 phút) | Số câu | 1 | 1 | |||||||||||
Số điểm | 4 | 4 | ||||||||||||
b) Viết văn - Viết đoạn văn: 1. Viết về một cảnh đẹp non song 2. Viết về một nhân vật yêu thích 3. Viết về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm 4. Viết về ngày Tết (hoặc lễ hội) 5. Viết về việc em tiết kiệm nước sạch 6. Viết thư cho bạn (hoặc người thân) 7. Viết về một chiến sĩ quân đội 8. Kể về một việc em đã được tham gia hoặc chứng kiến | Số câu | 1 | 1 | |||||||||||
Số điểm | 6 | 6 | ||||||||||||
Tổng | Số câu | 2 | 2 | 4 | 1 | 1 | 3 | 7 | 4 | 2 | ||||
Số điểm | 1,0 | 4,5 | 2,5 | 4 | 0,5 | 7,5 | 4,0 | 12,0 | 4,0 |
2. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 2
PHẦN I: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Đọc thành tiếng (4 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2 - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc thơ (khoảng 75 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33; sau đó trả lời 1 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
Con búp bê bằng vải
Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi. Mẹ bảo Thủy chọn một món đồ đồ chơi em thích nhất. Đi dọc gần hết phố đồ chơi, cô bé nhìn hoa cả mắt, vẫn không biết nên mua gì vì thứ nào em cũng thích. Đến cuối phố, thấy một bà cụ tóc bạc ngồi bán những con búp bê bằng vải giữa trời giá lạnh, Thủy kéo tay mẹ dừng lại. Bà cụ nhìn hai mẹ con Thủy, cười hiền hậu:
- Cháu mua búp bê cho bà đi!
Thủy nhìn bà, rồi chỉ vào con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau:
- Mẹ mua con búp bê này đi!
Trên đường về mẹ hỏi Thủy:
- Sao con lại mua con búp bê này?
Thủy cười:
- Vì con thương bà. Bà già bằng bà nội, mẹ nhỉ? Trời lạnh thế mà bà không được ở nhà, con mua búp bê cho bà vui.
Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi để làm gì? M1
A. Để Thủy được nhìn ngắm đồ chơi.
B. Để Thủy được chọn mua đồ chơi nhiều tiền nhất.
C. Để Thủy được chọn mua món đồ chơi em thích nhất.
Câu 2: Vì sao đi gần hết phố, Thủy vẫn chưa mua được quà gì? M1
A. Vì Thủy hoa mắt , chóng mặt, không muốn chọn gì.
B. Vì đồ chơi nhiều đến hoa mắt , thứ gì Thủy cũng thích.
C. Vì nhiều đồ chơi nhưng đồ chơi nào cũng không đẹp.
Câu 3: Thủy đã chọn mua món quà có đặc điểm gì? M1
A. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông.
B. Con búp bê mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
C. Con búp bê được khâu bằng mụn vải xanh, mặt độn bông, hai con mắt được chấm mực không đều nhau.
Câu 4: Vì sao Thủy mua con búp bê vải? M2
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào mỗi ô trống sau:
A. Vì đó là món quà đẹp nhất. ☐
B. Vì em thương bà cụ bán hàng dưới trời lạnh.☐
Câu 5: Qua câu chuyện trên em học tập được đức tính gì ở Thủy, để có thể vận dụng vào cuộc sống? M3
……………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Đặt câu có hình ảnh so ánh: M3
……………………………………………………………………………………………………
Câu 7: Tìm hai cặp từ có nghĩa giống nhau : M2
……………………………………………………………………………………………………
Câu 8: Dấu gạch ngang trong bài “ Con búp bê bằng vải” dùng để làm gì? M2
A. Báo hiệu phần liệt kê.
B. Đánh dấu lời đối thoại.
C. Báo hiệu phần giải thích.
Câu 9:
a) Đặt dấu câu thích hợp vào ô trống: M2
Sáng hôm ấy ☐ tôi ra vườn ngắm nhìn những bông hoa hồng ☐ hoa lan đang đua nhau khoe sắc.
b) Câu “Ngày sinh nhật Thủy, mẹ đưa Thủy ra phố đồ chơi.” Bộ phận được in đậm trả lời cho câu hỏi: M2
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10đ):
I. Chính tả (4đ):
Cây hoa nhài
Hương nhài thơm, một mùi thơm nồng nàn. Cây nhài sống một cách thảnh thơi, yên bình. Nó chẳng hề bị cây cỏ nào chen lấn. Đất bùn ao phơi khô đập tơi, trộn lẫn với cám và phân lân, là nguồn sống no đủ của nó. Nước vo gạo pha loãng, nước luộc ốc, mẹ vẫn đem tưới tắm cho nhài mỗi ngày.
II. Tập làm văn (6đ):
Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.
Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Đọc thầm và làm bài tập (6 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | ||
C 0,5 | B 0,5 | C 0,5 | a) S 0,25 | b) Đ 0,25 | Thương người, quan tâm, giúp đỡ…….. 0,5 | 1 | 0,5 | B 0,5 | a) 2 dấu phẩy 0,5 | b) A 0,5 |
Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Kĩ năng | NỘI DUNG | Số điêm | MỨC 1 | MỨC 2 | MỨC 3 | Tổng điểm | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) | Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. | - Đọc 70-80 tiếng/phút - Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) | 4 | ||||||
Đọc hiểu văn bản | 2đ | Câu 1,2,3 | Câu 4 | 6 | |||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn | 1đ | Câu 5 | |||||||
- Biện pháp tu từ so sánh. | 1đ | Câu 6 | |||||||
- Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau. | 0,5đ | Câu 7 | |||||||
- Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy - Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi. - Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì? | 0,5đ | Câu 8 | |||||||
1đ | Câu 9 b | Câu 9 a | |||||||
Viết (CT-TLV) | Chính tả | Viết bài | Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút | 4 | |||||
-Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến. - Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích. - Viết đoạn văn về ước mơ của em. | Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học | 6 |
3. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 3
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.
Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Huế chính là quê hương chiếc áo dài Việt Nam. Những chiếc áo dài đầu tiên hiện còn được lưu giữ tại Bảo tàng Mĩ thuật cung đình Huế.
Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.
(Hà Ánh Minh)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Dàn nhạc trong khoang thuyền gồm mấy loại nhạc cụ? (0,5 điểm)
A. 6 nhạc cụ.
B. 7 nhạc cụ.
C. 8 nhạc cụ.
Câu 2: Các ca công nam và nữ ăn mặc trang phục như thế nào ? (0,5 điểm)
A. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội mũ; nữ mặc áo dài kèm khăn.
B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.
C. Nam và nữ đều mặc áo dài, quần thụng và đầu đội khăn xếp.
Câu 3: Tác giả đã miêu tả khung cảnh thuyền rồng như thế nào? Em hãy đánh dấu X vào ý đúng: (1 điểm)
A. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.
B. Giữa thuyền là một sàn gỗ bào nhẵn có mui tròn được trang trí lộng lẫy.
C. Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.
D. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn bầu, sáo và cặp sanh.
Câu 4: Vì sao Huế được coi là quê hương của áo dài Việt Nam? (0,5 điểm)
A. Vì người dân Huế tôn sùng, trân trọng và đều sử dụng áo dài trong các dịp lễ lớn.
B. Vì người dân Huế mặc áo dài đẹp nhất Việt Nam.
C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.
Câu 5: Theo em, từ “lữ khách” trong bài được hiểu như thế nào?(0,5 điểm)
A. Khách du lịch
B. Người đi đường xa
C. Khách tham quan
Câu 6: Kể tên 4 thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam. (1 điểm)
........................................................................................................
........................................................................................................
Câu 7: Chỉ ra một câu trong bài đọc có hình ảnh so sánh. (0,5 điểm)
........................................................................................................
Câu 8: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:(0,5 điểm)
thành phố, lộng lẫy, rộng thoáng, ca công, tì bà, dìu dịu, bảo tàng
- Từ ngữ chỉ đặc điểm:..............................................................................
- Từ ngữ chỉ sự vật:.................................................................................
Câu 9: Em hãy đặt một câu có sử dụng từ ngữ ở câu 8. (1 điểm)
........................................................................................................
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Sắc màu
Bảng màu theo tay các họa sĩ nhí vào từng bức tranh, khiến cho không gian thêm rạng rỡ. Bạn thì vẽ ngôi nhà đại dương xanh biếc, điểm thêm vài cánh buồm trắng, buồm nâu và những con sóng nhấp nhô. Bạn thì vẽ cánh đồng làng quê mùa gặt. Trong tranh, sắc vàng tươi mới của lúa hòa với ánh mặt trời lấp lánh.
(Bảo Hân)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của emvề một cảnh đẹp của đất nước ta.
Gợi ý:
- Giới thiệu bao quát cảnh đẹp.
- Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp.
- Nêu cảm nghĩ của em về cảnh đẹp đó.
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
C. 8 nhạc cụ
Câu 2: (0,5 điểm)
B. Nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài kèm khăn.
Câu 3: (1 điểm)
- Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng.
- Xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên.
Câu 4: (0,5 điểm)
C. Vì Huế là nơi lưu giữ những chiếc áo dài đầu tiên của Việt Nam.
Câu 5: (0,5 điểm)
B. Người đi đường xa.
Câu 6: (1 điểm)
- Thể loại âm nhạc cổ truyền của Việt Nam: chèo, chầu văn, quan họ, ca trù, xẩm,...
Câu 7: (0.5 điểm)
- Thành phố lên đèn như sao sa.
Câu 8: (0.5 điểm)
- Từ ngữ chỉ đặc điểm: lộng lẫy, rộng thoáng, dìu dịu.
- Từ ngữ chỉ sự vật: thành phố, ca công, tì bà, bảo tàng.
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Thành phố Đà Lạt về đêm thật lộng lẫy,...
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp của đất nước ta, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Mẫu 1:
Quê hương em có bãi biển Sầm Sơn vô cùng nổi tiếng. Hè năm nào cũng vậy, bố mẹ lại đưa em đi tham quan và du lịch ở bãi biển Sầm Sơn. Khung cảnh thiên nhiên ở nơi đây mới đẹp làm sao! Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Khi em đứng trước bờ biển lắng tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Tất cả giống như một bức tranh được vẽ bởi họa sĩ tài ba vậy. Em cảm thấy vô cùng tự hào về những nét đẹp của quê hương mình. Em còn vô cùng yêu mến người dân nơi đây, họ thân thiện và dễ mến.
Mẫu 2:
Vào kì nghỉ hè năm ngoái, cả gia đình em cùng đến thăm thành phố Huế. Khung cảnh nơi đây giống hệt như một bức tranh. Trong chuyến đi, em đã được ghé thăm rất nhiều địa điểm nổi tiếng như Đại nội Huế, Lăng tẩm của các vị cua, điện Hòn Chén và núi Bạch Mã. Cảnh mà làm em ấn tượng nhất là dòng sông Hương đầy thơ mộng. Trên dòng sông Hương có cây cầu Tràng Tiền nổi tiếng bắc qua. Ngắm nhìn vẻ đẹp yên bình, thơ mộng của Huế, em cảm thấy con người nơi đây rất ôn hòa, nhẹ nhàng.
>> Viết đoạn văn nói về tình cảm, cảm xúc của em với một cảnh đẹp mà em biết
4. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 4
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
NGƯỜI BẠN MỚI
Cả lớp đang giải bài tập toán, bỗng một phụ nữ lạ bước vào, khẽ nói với thầy giáo:
- Thưa thầy, tôi đưa con gái tôi đến lớp. Nhà trường đã nhận cháu vào học…
- Mời bác đưa em vào – Thầy Kốt-ski nói.
Bà mẹ bước ra hành làng và trở lại ngay với một bé gái. Ba mươi cặp mắt ngạc nhiên hướng cả về phía cô bé nhỏ xíu – em bị gù.
Thầy giáo nhìn nhanh cả lớp, ánh mắt thầy nói lời cầu khẩn: “Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo”. Các trò ngoan của thầy đã hiểu, các em vui vẻ, tươi cười nhìn người bạn mới. Thầy giáo giới thiệu:
- Tên bạn mới của các em là Ô-li-a. – Thầy liếc nhìn tập hồ sơ bà mẹ đưa.
- Bạn ấy từ tỉnh Tôm-ski của nước Nga chuyển đến trường chúng ta. Ai nhường chỗ cho bạn ngồi bàn đầu nào? Các em đều thấy bạn bé nhỏ nhất lớp mà.
Tất cả sáu em học sinh trai và gái ngồi bàn đầu đều giơ tay:
- Em nhường chỗ cho bạn…
Cô bé Ô-li-a ngồi vào bàn và nhìn các bạn với ánh mắt dịu dàng, tin cậy.
(Mạnh Hường dịch)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Người bạn mới đến lớp có đặc điểm gì? (0,5 điểm)
A. Nhỏ nhắn và xinh xắn .
B. Nhỏ bé và bị gù .
C. Đáng yêu và dịu dàng .
Câu 2: Vì sao khi bạn bước vào lớp, thầy giáo nhìn học sinh trong lớp với ánh mắt cầu khẩn ? (0,5 điểm)
A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới .
B. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ không quý mến người bạn mới .
C. Vì thầy sợ rằng người bạn mới sẽ cảm thấy lo lắng, bất an.
Câu 3: Các bạn học sinh đã hiểu mong muốn của thầy và biểu lộ tình cảm với người bạn mới như thế nào? (0,5 điểm)
A. Chê bai, chế giễu ngoại hình của bạn .
B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn .
C. Vui vẻ với bạn trước mặt thầy giáo và nói xấu bạn sau khi ra khỏi lớp .
Câu 4: Em thấy các bạn học sinh trong truyện là người như thế nào? (0,5 điểm)
A. Ích kỉ, nhỏ nhen, không quan tâm đến bất cứ ai .
B. Không biết lẽ phải, luôn cho bản thân mình đúng .
C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn .
Câu 5: Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì? ( 1 điểm)
.....................................................................................................
Câu 6: Nếu em có một người bạn có ngoại hình đặc biệt như bạn Ô-li-a, em sẽ làm gì để khiến bạn không cảm thấy tự ti về bản thân? (1 điểm)
......................................................................................................
Câu 7: Viết lại các tên riêng có trong bài đọc và phân chúng thành 2 loại sau (0,5 điểm)
- Tên người: ....................................................................................
- Tên riêng địa lí:..............................................................................
Câu 8: Tìm câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc. (0,5 điểm)
Câu 9: Điền dấu câu thích hợp vào chỗ chấm trong câu sau: (1 điểm)
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long . Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách ... sách bách khoa .. tri thức ... học sinh ... từ điển Tiếng Anh ... sách bài tập toán và Tiếng Việt .. sách dạy chơi cờ vua ... sách dạy tập y-o-ga ... sách dạy chơi đàn oóc...
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Vào kì nghỉ hè, nhiều trẻ em mong ngóng được về quê chơi. Buổi sáng tinh mơ, gà trống gáy vang ò ó o gọi xóm làng thức dậy, lũ chim chích đùa vui trên cành cây, đàn bò chậm rãi ra đồng làm việc. Người nông dân ra bờ sông cất vó, được mẻ tôm, mẻ cá nào lại đem về chế biến thành những món ăn thanh đạm của thôn quê.
(Vì sao chúng ta phải đối xử thân thiện với động vật)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một người anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết hoặc đã học.
Gợi ý:
- Người anh hùng đó là ai?
- Người anh hùng đó tài giỏi và có chí lớn như thế nào?
- Người đó có công lao và đóng góp gì cho đất nước?
- Nêu tình cảm của em đối với người anh hùng đó?
Đáp án Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
B. Nhỏ bé và bị gù.
Câu 2: (0,5 điểm)
A. Vì thầy sợ rằng các bạn học sinh sẽ chế nhạo ngoại hình của bạn mới .
Câu 3: (0,5 điểm)
B. Thân thiện, chủ động nhường chỗ ngồi cho bạn.
Câu 4: (0,5 điểm)
C. Hiểu chuyện, cảm thông trước hoàn cảnh của bạn.
Câu 5: (1 điểm)
Bài học: trong cuộc sống, nhiều người không may mắn có được ngoại hình như mong muốn, chúng ta không nên kì thị, phân biệt đối xử, chê bai và chế giễu họ.
Câu 6: (1 điểm)
HS liên hệ bản thân. Ví dụ: quan tâm, giúp đỡ bạn,...
Câu 7: (0.5 điểm)
- Tên người: Kốt-ski, Ô-li-a.
- Tên riêng địa lí: Tôm-ski, Nga.
Câu 8: (0.5 điểm)
- Các con đừng để người bạn mới cảm thấy bị chế nhạo .
Câu 9: (1 điểm)
Lớp chúng tôi tổ chức cuộc bình chọn “Người giàu có nhất”. Đoạt danh hiệu trong cuộc thi này là cậu Long . Cậu ta có cả một gia tài khổng lồ về các loại sách: sách bách khoa, tri thức, học sinh, từ điển Tiếng Anh, sách bài tập toán và Tiếng Việt, sách dạy chơi cờ vua, sách dạy tập y-o-ga, sách dạy chơi đàn oóc.
B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
Bài làm:
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong suốt những năm đó, biết bao anh hùng đã đứng lên để lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho dân tộc. Nhưng em cảm thấy ấn tượng nhất với Nguyễn Trãi - vị tướng tài ba đã giúp quân ta giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống lại quân Minh xâm lược. Nguyễn Trãi (1380 - 1442), quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Khi quân Minh đến xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi đã tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là quân sư cho Lê Lợi trong nhiều trận đánh quan trọng. Không chỉ có tài năng quân sự, mà ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Ông được UNESCO công nhận là Danh nhân quân sự thế giới. Em rất ngưỡng mộ Nguyễn Trãi.
5. Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều - Đề 5
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: (4 điểm)
- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
MÙA THU TRONG TRẺO
Mùa thu, bầu trời tự nhiên cao bồng lên và xanh trong. Một màu xanh trứng sao ngọt ngào, êm dịu. Vắng hẳn những đám mây đen thường ùn ùn kéo lên từ phía chân trời mỗi buổi chiều hè oi bức và vì thế, những trận mưa ào ạt như trút nước cũng thưa đi. Con sông chảy qua đầu làng Thanh thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi. Giờ nó lắng lại, chỉ lăn tăn gợn sóng, vỗ nhẹ vào đôi bờ lóc bóc. Cũng có lúc dòng sông như một tấm gương tráng thủy ngân xanh, soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt vỗ thong thả qua sông một cách bình thản. Lúc ấy mặt nước giống hết một con người sâu sắc, đang mải suy nghĩ điều gì.
Trong hồ rộng, sen đang lụi dần. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới có vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát, nghiêng nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ. Dường như chúng mỏi miệng sau một mùa hè kêu ra rả và bây giờ muốn nghỉ ngơi cho lại sức...
(Nguyễn Văn Chương)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
Câu 1: Dấu hiệu nào báo trước mùa thu đang đến? (0,5 điểm)
A. Bầu trời tự nhiên cao bồng lên và trong xanh.
B. Những đám mây đen ùn ùn kéo từ phía chân trời tới.
C. Những trận mưa ào ạt như trút nước.
Câu 2: Nối sự vật ở cột A với từ ngữ miêu tả ở cột B sau cho phù hợp. (0,5 điểm)
Cột A | Cột B | |
1. Bầu trời | a. ào ào, trút nước | |
2. Dòng sông | b. cao, xanh trong | |
3. Sen | c. lăn tăn gợn sóng | |
4. Tiếng cuốc kêu | d. đang lụi tàn | |
5. Những trận mưa | e. thưa thớt, ra rả |
Câu 3: Vì sao dòng sông “thôi sủi bọt đục ngầu, ào ạt xô đẩy những đám củi rều bèo bọt, chảy về xuôi” ? (0,5 điểm)
A. Vì mùa thu nước trong xanh hơn mùa hè.
B. Vì mùa thu không có những trận mưa ào ạt như trút nước.
C. Vì mùa thu có những đám củi rều bèo bọt.
Câu 4: Nội dung chính của bài đọc là gì? (0,5 điểm)
A. Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu.
B. Miêu tả vẻ đẹp của các sự vật trong hồ sen.
C. Miêu tả vẻ đẹp của mùa thu và mùa hè.
Câu 5: Theo em, tình cảm của Thanh đối với quê hương như thế nào? (1 điểm)
...............................................................................................................
Câu 6: Viết 2 – 3 câu bày tỏ tình cảm của em đối với một cảnh đẹp của quê hương em. (1 điểm)
...............................................................................................................
Câu 7: Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: oi bức, thong thả. (0,5 điểm)
.......................................................................................................................
Câu 8: Từ so sánh được sử dụng trong câu sau là từ ngữ nào? (0,5 điểm)
Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần.
A. To như.
B. Như cái sàng.
C. Như.
Câu 9: Chuyển câu “Các bạn đến thăm làng quê” thành một câu khiến. (1 điểm)
.......................................................................................................................
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên.
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô định dẹp yên biên thành.
Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là bá phục, hai là bá vương.
Uy danh động đến Bắc phương
Hán sai Mã Viện lên đường tiến công.
(Trích “Đại Nam quốc sử diễn ca”)
2. Luyện tập (6 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) về một nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học.
Gợi ý:
- Giới thiệu nhân vật em yêu thích.
- Nêu lí do em yêu thích nhân vật đó.
Đáp án Đề thi học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Cánh Diều
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)
Câu 1: (0,5 điểm)
A. Bầu trời tự nhiên cao bồng lên và trong xanh.
Câu 2: (0,5 điểm)
1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – e; 5 – a
Câu 3: (0,5 điểm)
B. Vì mùa thu không có những trận mưa ào ạt như trút nước.
Câu 4: (0,5 điểm)
A. Miêu tả vẻ đẹp trong trẻo của mùa thu.
Câu 5: (1 điểm)
Tình cảm tha thiết, gắn bó của Thanh đối với mùa thu trên quê hương mình.
Câu 6: (1 điểm)
HS liên hệ bản thân.
Câu 7: (0.5 điểm)
- Oi bức – mát mẻ.
- Thong thả - vội vã.
Câu 8: (0.5 điểm)
C. Như.
Câu 9: (1 điểm)
Ví dụ: Các bạn hãy đến thăm làng quê,...
II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Chính tả (4 điểm)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
- 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
- Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
- 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
- Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
- 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
- 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
2. Luyện tập (6 điểm)
- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nói về một nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Bài làm:
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.
>> Xem thêm: Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe