Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo năm 2024

06 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo gồm 06 đề thi mới nhất là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học của môn Tiếng Việt 3 CTST.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 1

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

  • GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
  • Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,...lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...

(Đoàn Giỏi)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sông Năm Căn thuộc tỉnh nào ở nước ta? (0,5 điểm)

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. Bạc Liêu.

Câu 2: Dòng sông Năm Căn mênh mông ầm ầm đổ ra biển ngày đêm được so sánh với sự vật nào? (0,5 điểm)

A. Thác nước.

B. Biển khơi.

C. Con suối.

Câu 3: Rừng cây hai bên bờ sông được miêu tả như thế nào? (0,5 điểm)

A. Mọc theo khóm, ngọn cao ngọn thấp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

C. Mọc theo hàng dài, xanh um tùm, nằm gọn bên bờ sông.

Câu 4: Em hiểu từ “trường thành” trong đoạn văn trên là gì? (0,5 điểm)

A. Bức thành uốn lượn, mềm mại.

B. Bức thành cao lớn.

C. Bức thành dài, vững chắc.

Câu 5: Tóm tắt nội dung đoạn văn trên bằng một câu. (1 điểm)

........................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nhận của em về vùng sông nước nơi đây. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Tìm các từ ngữ chỉ màu xanh có trong đoạn văn. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Tìm một từ có nghĩa giống với từ mênh mông, đen trũi. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9: Em hãy xếp những từ sau vào đoạn văn sao cho thích hợp. (1 điểm)

giật mình, biến đi, im lặng, rào rào.

Rừng cây ... quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta ... Gió bắt đầu nổi ... Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần ...

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Hương làng

Ở làng tôi, chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi. Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn...Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, thơm trên các ngõ.

(Theo Băng Sơn)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Cà Mau.

Câu 2: (0,5 điểm)

A. Thác nước.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Mọc dài theo bãi, ngọn cao tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Bức thành dài, vững chắc.

Câu 5: (1 điểm)

Ví dụ: Khung cảnh dòng sông Năm Căn bao la, rộng lớn.

Câu 6: (1 điểm)

HS nêu cảm nhận của mình.

Ví dụ: hấp dẫn người đọc bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thiên nhiên Cà Mau sinh động, trù phú,đa màu sắc, màu xanh của rừng đước, của sông nước...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ màu xanh: xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.

Câu 8: (0.5 điểm)

mênh mông –bao la; đen trũi – đen nhẻm

Câu 9: (1 điểm)

Rừng cây im lặng quá. Mỗi tiếng lá rơi lúc nào có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu nổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi.

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

  • Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, viết về làm góp phần bảo vệ môi trường mà em đã chứng kiến hoặc tham gia, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
  • Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Bài làm:

(1) Một đồ dùng mà em luôn dùng khi đi chọ chính là chiếc cặp sách. (2) Cặp sách của em được làm từ chất liệu da giả, có thể chống thấm nước, giúp sách vở an toàn nếu có nhỡ gặp mưa bớt chợt. (3) Toàn bộ cặp có màu xanh da trời rất đẹp và nổi bật. (4) Cặp chỉ gồm một ngăn chính có hình hộp chữ nhật, lớn như cái gối ngủ nhỏ, nên có thể để sách vở rất thoải mái. (5) Phần nắp cặp được thiết kế như nắp hộp, có thể lật lên rồi đóng lại dễ dàng. (6) Để giúp cố định nắp cặp, thì phần đầu nắp có hai miếng nam châm nhỏ màu bạc, vừa khít với mảnh nam châm trên mặt trước thân cặp. (7) Phía sau, là hai quai đeo to bằng khoảng hai ngón tay, có thể tùy chỉnh độ dài. (8) Mặt trong của quai có lót lớp lông mịn, nên khi đeo lên không hề bị đau vai, dù cặp có đựng khá nhiều đồ dùng. (9) Em luôn giữ gìn cặp thật cẩn thận, nên dù đã dùng nhiều tháng nhưng cặp sách của em vẫn còn sạch đẹp như mới.

>> Bài tham khảo: Viết đoạn văn ngắn tả một đồ vật em thường dùng khi đi học hoặc khi đi tham quan, du lịch

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 2

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

ANH EM NHÀ CHIM SẺ

Sẻ mẹ bảo hai anh em sẽ đi kiếm ngô về cho bữa tối. Vâng lời mẹ. Sẻ anh và Sẻ em bay về hướng những cánh đồng ngô. Hai anh em đang bay thì gặp chị Bồ Câu gọi: “Sẻ anh ơi, ra bờ ao với chị không? Họa Mi đang biểu diễn ca nhạc đấy!”. Nghe hấp dẫn quá, Sẻ anh liền bay theo chị Bồ Câu. Sẻ em một mình bay về hướng cánh đồng ngô, được một đoạn gặp bác Quạ. “Sẻ em ơi, ra bìa rừng với bác không? Đang có tiệc trà vui lắm!” Bác Quạ nói. Sẻ em liền háo hức bay theo bác Quạ.

Sẻ anh mải mê nghe hát, khi nhớ đến lời mẹ dặn thì trời đã tối rồi. Bữa tiệc trà vui quá, khiến Sẻ em cũng quên mất việc mẹ giao. Tối muộn, Sẻ em mới cuống cuồng bay về.

Về đến nhà, hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ. Sẻ mẹ nhẹ nhàng bảo: “Không sao, hai con biết nhận lỗi là tốt. Nhưng giá như hai con nhớ lời mẹ dặn thì tối nay nhà mình đã có ngô để ăn rồi.”.

(Sưu tầm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Sẻ mẹ giao cho hai anh Sẻ nhiệm vụ gì? (0,5 điểm)

A. Đi kiếm thóc về cho bữa tối.

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

C. Đi kiếm hạt dẻ về cho bữa tối.

Câu 2: Khi đang bay, Sẻ anh và Sẻ em đã gặp những ai? (0,5 điểm)

A. Sẻ anh gặp bác Quạ, cô Họa Mi, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

B. Sẻ anh gặp bác Quạ, Sẻ em gặp chị Bồ Câu.

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: Vì sao Sẻ anh và Sẻ em không đi kiếm thức ăn theo lời mẹ dặn? (0,5 điểm)

A. Vì Sẻ anh và Sẻ em mải đi nhạc và thưởng thức tiệc trà ở bờ ao.

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

C. Vì Sẻ anh mải đi thưởng thức tiệc trà, Sẻ em mải đi nghe nhạc ở bờ ao.

Câu 4: Kết cục của việc Sẻ anh và Sẻ em mải chơi như thế nào? (0,5 điểm)

A. Hai anh em thú nhận với mẹ và bị mẹ la mắng.

B. Hai anh em bị mẹ phạt bay đi hái ngô.

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống? (1 điểm)

......................................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu kể về một sự việc mà em khiến bố mẹ phiền lòng. (1 điểm)

......................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ nào trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”? (0,5 điểm)

.......................................................................................................................

Câu 8: Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để làm gì? (0,5 điểm)

.......................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em khi thấy một cảnh đẹp. (1 điểm)

.......................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Bên ô cửa đá

Buổi sáng em ngồi học

Mây rủ nhau vào nhà

Ông mặt trời khó nhọc

Đang leo dốc đằng xa.

Lảnh lót tiếng chim ca

Kéo nắng lên rạng rỡ

Cả khoảng trời bao la

Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp còn đỏ lửa

Hương ngô thoảng ra ngoài

Ria đường dăm chú ngựa

Đứng nghe em đọc bài.

(Theo Hoài Khánh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngăn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở.

Gợi ý:

- Quê hương/nơi em sinh sống ở đâu?

- Em yêu nhất cảnh vật gì ở quê hương/nơi em sinh sống?

- Cảnh vật đó có gì đáng nhớ?

- Tình cảm của em với quê hương/nơi em sinh sống như thế nào?

Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

B. Đi kiếm ngô về cho bữa tối.

Câu 2: (0,5 điểm)

C. Sẻ anh gặp chị Bồ Câu, Sẻ em gặp bác Quạ.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì Sẻ anh mải đi nghe nhạc ở bờ ao, Sẻ em mải đi thưởng thức tiệc trà.

Câu 4: (0,5 điểm)

C. Cả nhà Sẻ không có ngô ăn cho bữa tối.

Câu 5: (1 điểm)

Bài học: khi có người lớn giao nhiệm vụ, dặn mình làm một công việc nào đó, chúng ta không nên xao nhãng, lơ là đến những thứ tác động xung quanh, nên nghiêm túc, chỉnh chu thực hiện công việc đó.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân.

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ trả lời cho câu hỏi Làm gì trong câu: “Hai anh em thú nhận mọi chuyện với mẹ.”: thú nhận mọi chuyện với mẹ.

Câu 8: (0.5 điểm)

Dấu hai chấm trong các câu ở đoạn văn trên dùng để báo hiệu sau đó là lời nói của nhân vật.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Ôi, cảnh đẹp nơi đây thật là hùng vĩ!,...

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

Mẫu:

Quê hương nơi em đang sống tuy không đẹp nên thơ nhưng cũng đủ để tự hào mà nói rằng được thả diều mỗi chiều trên đê quả là tuyệt. Những tia nắng cuối cùng trong ngày còn sót lại cũng là lúc lũ trẻ chúng em kéo nhau ra bãi cát chân đê chơi. Từng làn gió mát phả trong không khí đưa những chiếc diều bay xa và bay cao. Nó gửi gắm ước mơ về một tương lai tươi đẹp của bọn trẻ thôn quê. Thêm vào đó, con sông Hồng quanh năm mải miết chảy bồi đắp phù sa cho hai hàng cây tỏa bóng soi mình xuống mặt nước khiến cảnh vật trở nên hữu tình. Chúng em đứng ngắm hoàng hôn đang dần tắt, ánh hồng đang dần mất đi cảm giác tiếc nuối lạ kỳ. Chao ôi! Quê hương của em thật đẹp biết bao nhiêu!

>> Tham khảo: Viết đoạn văn từ 7 đến 9 câu nêu tình cảm, cảm xúc trước một cảnh đẹp ở quê hương hoặc nơi em ở

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 - Đề 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG

Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa, và cô bé vô cùng buồn bã.

Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi. K hi biết sự tình ông già nói với cô bé:

- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.

Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó. Phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa, nhưng khi đếm chỉ có một cánh , hai cánh , ba cánh bốn cánh. Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?

Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức không còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình.

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Cô bé có hoàn cảnh sống như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn.

B. Cô bé sống với bố mẹ trong xa hoa, tráng lệ.

C. Cô bé mồ côi, sống ở ven đường.

Câu 2: Ông lão đã nói gì với cô bé sau khi biết sự tình? (0,5 điểm)

A. Ông lão bảo cô hái những bông hoa trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

C. Ông lão bảo cô chỉ cần hái bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

Câu 3: Vì sao cô bé lại xé từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ? (0,5 điểm)

A. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ đẹp hơn.

B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.

C. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ là bông hoa đặc biệt nhất để dành tặng mẹ.

Câu 4: Theo em, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì thông qua câu truyện trên? (0,5 điểm)

A. B iểu tượng của sự tinh khiết, thanh cao của một người con gái.

B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .

C. Biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.

Câu 5: Thông điệp được gửi gắm là gì? (1 điểm)

..........................................................................................................

Câu 6: Trong cuộc sống, em thể hiện sự hiếu thảo đối với người thân trong gia đình bằng những cách nào? (1 điểm)

.............................................................................................................

Câu 7: Tìm 5 từ ngữ chỉ đặc điểm được sử dụng trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

.............................................................................................................

Câu 8: Tìm từ ngữ có trái nghĩa với các từ sau: buồn bã, khó khăn. (0,5 điểm)

............................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa hồng. (1 điểm)

.............................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Cây gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn lá, hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen,...đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống.

(Theo Vũ Tú Nam)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

A. Cô bé sống với mẹ trong cảnh nghèo nàn

Câu 2: (0,5 điểm)

B. Ông lão bảo cô chỉ hái một bông hoa duy nhất trên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng, số cánh hoa sẽ tương ứng với số ngày mẹ cô bé sống.

Câu 3: (0,5 điểm)

B. Vì cô bé nghĩ bông hoa nhiều cánh nhỏ sẽ kéo dài được sự sống của mẹ.

Câu 4: (0,5 điểm)

B. Biểu tượng của sự sống, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ .

Câu 5: (1 điểm)

Thông điệp: gửi gắm câu chuyện xúc động về tình mẫu tử, là lòng hiếu thảo của người con. Lòng hiếu thảo vượt lên mọi chông gai và tạo nên kì tích tuyệt vời.

Câu 6: (1 điểm)

HS liên hệ bản thân. Ví dụ: biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng ,...

Câu 7: (0.5 điểm)

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: dột nát, hiếu thảo, nhỏ, to, trắng.

Câu 8: (0.5 điểm)

- buồn bã – vui vẻ.

- khó khăn – thuận lợi/ dễ dàng.

Câu 9: (1 điểm)

Ví dụ: Vườn hoa hồng trải dài như một tấm lụa đỏ giữa vườn .

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.

· 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

· Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm

· 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;

· Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

· 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.

· 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật em yêu thích trong một câu chuyện đã học, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu:

(1) Trong một năm, trường em tổ chức rất nhiều hoạt động thú vị và bổ ích, nhưng em thích nhất là hoạt động thi đấu thể thao thuộc Hội khỏe Phù Đổng. (2) Đó là một ngày hội tuyệt vời được tổ chức trong tháng 11, với sự tham gia của học sinh toàn trường. (3) Các môn thể thao trong hội thi được công bố từ trước đó hai tuần, để chúng em đăng kí và luyện tập. (4) Nào là bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, kéo co, nhảy bao bố… (5) Suốt cả hai tuần đó, không khí thể dục thể thao ở trường em được đẩy lên rất cao, bởi bạn nào cũng quyết tâm dành giải thưởng. (6) Đến những ngày diễn ra hội thao, cả trường em được nghỉ học để cùng nhau thi đấu và cổ vũ. (7) Bầu không khí rộn ràng, náo nhiệt bởi tiếng reo hò, cổ vũ của tất cả mọi người khiến em cảm thấy mình cũng hân hoan đến lạ. (8) Những cảm xúc tuyệt vời của ngày hội thao ấy, đến nay vẫn khiến em nhớ mãi không quên.

>> Xem thêm: Thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích lớp 3

Tải về để lấy đủ 06 bộ nhé!

Đề thi học kì 2 lớp 3 Tải nhiều

Đánh giá bài viết
18 13.618
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Chân trời

    Xem thêm