Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều Số 2

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Cánh Diều Số 2 bao gồm 04 đề thi giúp các em học sinh ôn tập và củng cố các bài tập Tiếng Việt lớp 3 học kỳ 2.

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt - Đề 1

Cuộc chạy đua trong rừng

Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất.

Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch …

2. Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ thắng mà!

3. Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà Hươu sốt ruột gặm lá. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

4. Tiếng hô “Bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rần rần chuyển động. Vòng thứ nhất …. Vòng thứ hai …. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khoẻ khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Gai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú chạy tập tễnh và cuối cùng dừng hẳn lại. Nhìn bạn bè lướt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất.

Theo XUÂN HOÀNG

Dựa vào nội dung bài, khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong các câu sau

(câu 1, 2, 3, 7):

Câu 1: (0,5 điểm) Muông thú trong rừng mở hội thi gì?

a. Hội thi chạy

b. Hội thi hót hay

c. Hội thi sắc đẹp

d. Hội thi săn mồi

Câu 2: (0,5 điểm) Ngựa Con đã làm gì để chuẩn bị tham gia hội thi?

a, Chọn một huấn luyện viên thật giỏi.

b, Đến bác thợ rèn kiểm tra lại móng.

c, Sửa soạn không biết chán, mải mê soi bóng mình dưới suối.

d, Nhờ Ngựa Cha chỉ bí quyết thi đấu.

Câu 3: (0,5 điểm) Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

a, Vì Ngựa Con luyện tập quá sức.

b, Vì Ngựa Con chủ quan, không chuẩn bị chu đáo cho cuộc thi.

c, Vì Ngựa Con bị té.

d, Vì Ngựa Con chạy chậm hơn các bạn.

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

Câu 5: (1 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

.........................................................................................................................................

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

.........................................................................................................................................

Câu 7: (0,5 điểm). Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng Câu: “Con phải đến bác thợ rèn để xem lại móng.” Bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm gì? là:

a. Con phải đến

b. đến bác thợ rèn

c. phải đến bác thợ rèn

d. để xem lại móng

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

……………………………………………………………………………

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

……………………………………………………………………………

II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: ( Nghe – viết) Bài: Trăng lên

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn ngắn kể về một cảnh đẹp mà em yêu thích

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1 (M1)

Câu 2 (M1)

Câu 3 (M2)

Câu 7 (M1)

a

c

b

d

Câu 4: (0,5 điểm) Nối tên con vật ở cột A với hoạt động của các con vật ở cột B cho đúng:

Đề thi cuối học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt năm 2019 - 2020

2. Tự luận:

Câu 5: (1 điểm)

Ban công nhà ông tuy nhỏ nhưng ông em trồng nhiều loại hoa. Hoa ti gôn dịu dàng rủ từng chùm rất đáng yêu. Hoa hồng đỏ thắm kiêu sa như nàng công chúa vừa độ đôi mươi. Cây đa ấn độ có rễ tròn và cứng. Nó như che nắng cho các loại hoa bé nhỏ.

Câu 6: (1 điểm) Qua bài “Cuộc chạy đua trong rừng”, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Đáp án: Làm việc gì cũng phải cẩn thận, chu đáo.

Câu 8: (0,5 điểm) Tìm và viết lại bộ phận “Bằng gì? trong câu “Móng của Ngựa con làm bằng sắt” là:

Đáp án: Bằng sắt

Câu 9: (1 điểm) Tìm và viết lại một câu trong bài có sử dụng từ nhân hóa:

Đáp án: Có rất nhiều câu có sử dụng nhân hóa. Tùy vào học sinh lựa chọn câu để chấm cho phù hợp. (Ví dụ: Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng)

B/ KIỂM TRA VIẾT: ( 10 điểm )

I/ Viết chính tả: (4 điểm )

– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm

– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm, mắc 6 – 7 lỗi 0,5 điểm, mắc 8 lỗi trở lên 0 điểm.

– Trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm

II/ Tập làm văn: (6 điểm)

Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

A. Kiểm tra đọc:

1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi (4 điểm)

Cho học sinh đọc một trong các bài tập đọc từ tuần 29 đến tuần 34 (Giáo viên chọn các đoạn trong SGK TV3 tập 2 ghi tên bài số trang trong sách giáo khoa vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm đọc thành tiếng đoạn văn do giáo viên đánh dấu.)

2. Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)

CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra ? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”.

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với cây vĩ cầm của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ ?

Rồi ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thành Viên. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim?… Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại… Bao nhiêu chiếc cổ tay áo vung lên cao! Mọi người cười nói, thở phào, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

… Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

G.Xư – phe - gốp

Dựa theo nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

1. Chú dế kéo đàn ở đâu?

A. cửa sổ

B. lò sưởi

C. ghế bành

2. Mô – da ước gì?

A. trở thành nhạc sĩ

B. trở thành chú dế

C. trở thành ánh trăng

3. Cậu bé bỗng dưng tỉnh giấc vì …

A. trở thành nhạc sĩ

B. ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

C. có một âm thanh kéo dài lạ lùng

4. Qua câu chuyện “Chú dế sau lò sưởi” em thấy cậu bé Mô - da có đức tính gì?

A. tuyệt diệu

B. yêu âm nhạc

C. siêng năng

5. Em có suy nghĩ gì về cậu bé Mô - da?

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

6. Trong câu “Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.”, tác giả nhân hóa chú dế bằng cách nào?

A. Gọi chú dế bằng một từ vốn dùng để gọi người.

B. Dùng một từ vốn chỉ hoạt động của người để nói về chú dế.

C. Nói với chú dế như nói với người.

7. Em hãy viết một câu có sử dụng nhân hóa để nói về chú dế.

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

8. Em hãy chọn một từ để thay thế cho từ “biết ơn” trong câu “Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.”

A. kính trọng

B. cảm ơn

C. chinh phục

B/ Kiểm tra viết:

1.Chính tả nghe viết (4 điểm)

Đọc cho học sinh viết bài :

2/Tập làm văn (6 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc làm tốt nhằm bảo vệ môi trường.

Đáp án

A. Kiểm tra đọc (10 điểm)

* Đọc thành tiếng: (4 điểm).

Học sinh bốc thăm tên bài tập đọc đã học. Sau đó mỗi em đọc một đoạn trong bài và trả lời câu hỏi theo nội dung đoạn đọc.

Tiêu chuẩn cho điểm đọc thành tiếng

Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm ( Đọc sai dưới 3 tiếng : 0,5 điểm. Đọc sai từ 3 đến 4 tiếng : 0,25 điểm. Đọc sai từ 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các câu dấu câu hoặc cụm từ rõ nghĩa (có thể mắc lỗi về ngắt nghỉ hơi ở 1 hoặc 2 dấu câu): 1 điểm; (không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 hoặc 4 dấu câu): 0,5 điểm; ( không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên ): 0 điểm
  • Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 0,5 điểm ( đọc quá 1 đến 2 phút : 0,25 điểm. Đọc quá 2 phút phải đánh vần : 0 điểm )
  • Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm (Trả lời chưa đủ ý hoặc hiểu câu hỏi nhưng diễn đạt còn lúng túng, chưa rõ ràng: 0,5 điểm. Trả lời không được hoặc sai ý: 0 điểm

PHẦN B:

B/ Đọc hiểu và làm bài tập (6 điểm)

Câu

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 6

Câu 8

Đáp án

B

A

C

B

B

B

Điểm

0,5

0,5

1

1

0,5

0,5

* Câu 5 và câu 7 tùy theo học sinh trả lời mà giáo viên ghi điểm

C. Kiểm tra viết (10 điểm)

* Chính tả (4 điểm) : Bài viết:

Bà Trưng

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

- Bài viết được điểm tối đa khi không mắc lỗi chính tả ,chữ viết rõ ràng, trình bày đẹp. (4 điểm)

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh không viết hoa đúng quy định mỗi lỗi trừ (0,25 điểm)

- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày không sạch sẽ, bị trừ 0,5 điểm toàn bài.

*Tập làm văn: (6 điểm)

Bài được điểm tối đa khi

- Viết được đoạn văn theo yêu cầu của đề bài .

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chinh tả, chữ viết rõ ràng trình bày sạch đẹp.

- Tuỳ theo mức độ sai sót ý, diễn đạt và chữ viết có thể được các mức điểm 5,5 ; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt - Đề 3

Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Câu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu từ xưng là học trò mới ở quê ra chơi. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt nước lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau :

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi, vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo QUỐC CHẤN

II. Đọc văn bản sau và làm bài tập: (6đ)

Nâng niu từng hạt giống

Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới.

Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý, Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm. Còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm.

Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.

Theo Minh Chuyên

Câu 1. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là:

a, Nhà thiên văn học

b, Nhà sản xuất

c, Nhà khoa học

Câu 2. (0,5 đ) Ông Lương Định Của là nhà khoa học có công tạo ra gì?

a. Thuốc trị bệnh dịch hạch

b. Nhiều giống lúa mới

c. Công trình bảo vệ môi trường

Câu 3. (0,5 đ) Người bạn nước ngoài của Lương Định Của đã gởi gì cho viện nghiên cứu của ông?

a, Năm hạt thóc giống quý

b, Mười loại hạt quý

c, Mười hạt thóc giống quý.

Câu 4. (0,5 đ) Ông Lương Định Của đã làm gì với mười hạt thóc giống đó?

a, Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, năm hạt còn lại ông ủ trong người

b, Ông gieo tất cả mười hạt trong phòng thí nghiệm

c, Cả a, b đều sai.

Câu 5. (0,5 đ) Vì sao ông Của không gieo tất cả mười hạt thóc giống đó?

a, Vì ông muốn để giành năm hạt, chỉ gieo năm hạt

b, Vì ông sợ gieo tất cả những hạt giống quý này khi nảy mầm sẽ chết vì rét

c, Vì trong phòng thí nghiệm của ông chỉ đủ chỗ cho năm hạt giống nảy mầm và lớn lên.

Câu 6. (0,5 đ) Từ cùng nghĩa với từ “Tổ quốc” là:

a. Đất nước

b. Làng xóm

c. Làng quê

Câu 7. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng hình ảnh so sánh?

a. Cánh đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc

b. Chim khách nhảy nhót ở đầu hè

c. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như gió thổi

Câu 8. (0,5) Câu nào dưới đây có sử dụng phép nhân hóa?

a. Ngày xưa, nước ta có một năm nắng hạn rất lâu

b. Ruộng đồng khô hạn, cây cỏ trụi trơ

c. Anh cua đang bò vào chum nước

Câu 9. (0,5) Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về nhà khoa học Lương Định Của?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu 10. (1 đ) Qua câu chuyện “Nâng niu từng hạt giống”, em rút ra được bài học gì?

..................................................................................................................................

..................................................................................................................................

Câu 11. (0,5đ) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:

Một hôm... ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm .... Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B, Phần luyện từ và tập làm văn

I. Luyện từ và câu (4 đ)

Gạch 1 gạch dưới bộ phận chính thứ nhất, gạch 2 gạch dưới bộ phận chính thứ 2 trong các câu sau

a. Cô giáo là người mẹ thứ hai của em

b. Hè đến, tiếng ve kêu râm ran

II. Viết đoạn, bài (6 đ)

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) kể về một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

................................................................................................................................................

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt

I. (4đ)

II. (6đ) Đọc văn bản và làm bài tập

Câu 1: c

Câu 2: b

Câu 3: c

Câu 4: a

Câu 5: b

Câu 6: a

Câu 7: c

Câu 8: c

Câu 9: Ông rất say mê nghiên cứu khoa học, nâng niu từng hạt giống

Câu 10 : Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.

Câu 11:

Một hôm, ông bảo con:

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. 4 điểm (HS Tự làm)

II. Tập làm văn: (6 điểm)

* Nội dung:

- Bài viết đúng yêu cầu, bố cục, thể thức: 3,0 điểm

* Kĩ năng:

Chữ viết, chính tả: 1,0 điểm

Dùng từ đặt câu: 1,0 điểm;

Cảm xúc, sáng tạo: 1,0 điểm

Tùy bài làm của học sinh mà GV đánh giá và ghi điểm.

Mẫu 1:

Hôm ấy là ngày lao động làm vệ sinh trường lớp. Tổ em được phân công nhổ cỏ ở bồn hoa dưới chân cột cờ. Mọi người lao động rất tích cực. Nắng mỗi lúc một lên cao, mồ hôi đổ ra nườm nượp, ai cũng đã thâm mệt. Các tổ bạn cũng đã sắp hoàn thành công việc nhổ cỏ xung quanh lớp học và quét dọn sân trường. Em với Hòa cùng khiêng thùng rác, ra tận hố cuối vườn trường để đổ. Khi đi ngang hồ sen thấy rác cỏ không biết tổ nào đã đổ xuống đấy. Em nói với Hòa: "Hồ sen nước trong và đẹp thế, bạn nào lại khiêng cỏ tấp xuống đây nhỉ. Mình xuống vớt lên đi. Nếu không vài ngày nữa, nước sẽ đổi màu đấy. Tuy rất mệt nhưng cả hai đứa cũng đã vớt hết sạch số cỏ rác kia. Việc làm của hai đứa em, có thể không ai biết cả, nhưng trên đường về em và Hòa đều rất vui. Vì nghĩ mình cũng đã làm một việc góp phần làm xanh, sạch đẹp môi trường.

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt - Đề 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc thầm bài thơ sau:

NGHỆ NHÂN BÁT TRÀNG

Em cầm bút vẽ lên tay

Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa:

Cánh cò bay lả bay la

Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng.

Con đò lá trúc qua sông

Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa...

Bút nghiêng, lất phất hạt mưa

Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn.

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

(Hồ Minh Hà, Nét vẽ... màu men)

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Hình ảnh "đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì?

a. Từ đất cao lanh trồng được những bông hoa.

b. Những hình ảnh được vẽ trên đất cao lanh rất đẹp.

c. Từ đất cao lanh nặn được những bông hoa.

Câu 2. Người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh những cảnh vật gì?

a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào.

b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ.

c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây.

Câu 3. Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì?

a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa.

b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây.

c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế.

Câu 4. Bài thơ ca ngợi điều gì?

a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng.

b. Cảnh đẹp của đất nước ta.

c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm.

Câu 5. Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao?

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp.

Người nghệ nhân Bát Tràng thật... (1). Với cây bút... (2), bàn tay... (3) chỉ khẽ... (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa... (5). Bàn tay ấy khẽ... (6) Là hàng ngàn gợn sóng... (7) của Hồ Tây cũng hiện lên.

(lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa)

Câu 2. Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải.

a) Những cánh cò trắng

1. sừng sững

b) Cây đa thân thuộc

2. bồng bềnh

c) Con đò nhỏ

3. lăn tăn

d) Những con sóng nhỏ

4. dập dờn

Câu 3. Câu văn nào có sử dụng nhân hoá?

A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa.

B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa.

C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa.

D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông.

E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước.

G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước.

III. LUYỆN NÓI - VIẾT

Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh,... Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó.

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt - Đề 4

ĐỌC HIỂU

Câu 1 - b

Câu 2 - b

Câu 3 - c

Câu 4 - c

Câu 5.

Bài tham khảo số 1

Em thích nhất là hình ảnh thơ "Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa". Đất không thể tự mình nở ra sắc hoa (tức là những cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, trái mơ, quả bòng, hạt mưa,...) mà là người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những cảnh đẹp bình dị của quê hương hiện lên như muôn ngàn sắc hoa của trời đất. Câu thơ vừa ca ngợi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, vừa ca ngợi cảnh đẹp thân thuộc của làng quê Việt Nam.

(Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt)

Bài tham khảo số 2

Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn" là hình ảnh thơ mà em thích nhất

Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái "nghiêng", cái "chao" ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được.

II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Câu 1. Thứ tự từ cần điền: (1): tài hoa; (2): đơn sơ; (3): khéo léo:

(3): nghiêng; (5): lất phất; (6): chao; (7): lăn tăn.

Câu 2. Nối a - 4; b - 1; c - 2; d - 3

Câu 3. Chọn đáp án C, E

III. LUYỆN NÓI - VIẾT

Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối,... Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại,... Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đên chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó.

Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
291
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Cánh Diều

    Xem thêm