Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024

05 đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức năm 2024

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt này giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học của môn Tiếng Việt 3 KNTT.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 1

PHẦN I: Kiểm tra đọc ( 10 điểm)

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)

Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.

Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ... Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.

Theo Tâm huyết nhà giáo

Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào?

A. Thích chơi hơn thích học.

B. Thương chị.

C. Yêu mến cô giáo.

D. Có hoàn cảnh bất hạnh.

Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?

A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.

B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.

C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.

D. Nết học yếu nên không thích đến trường.

Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?

A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.

B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.

C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.

D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.

Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?

A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.

B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.

C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai

D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.

Câu 5: Qua câu chuyện, em đã học tập được điều gì?

.....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 6: Thành phần được in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?

“Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em.”

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Bằng gì?

D. Thế nào?

Câu 7: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu:

“Nết chăm học lắm ”

A. Dấu chấm

B. Dấu hai chấm

C. Dấu chấm than

D. Dấu phẩy

Câu 8: Dòng nào có từ không cùng nhóm với từ còn lại:

A. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, non sông

B. Mưa, nắng, bão, lũ

C. Mênh mông, uốn lượn, trắng xóa, gập ghềnh

D. Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Hoa phượng đỏ, Lễ hội Đua ghe ngo, Lễ hội Chọi trâu

Câu 9: Từ nào có nghĩa trái ngược với từ “gập ghềnh”?

A. Quanh co

B. Khúc khuỷu

C. Gồ ghề

D. Bằng phẳng

Câu 10: Em hãy viết một câu có hình ảnh so sánh

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

PHẦN II: Kiểm tra viết (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm)

Cây bàng

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, tán lá lại đỏ như đồng.

II. Tập làm văn (6 điểm)

Em hãy viết đoạn văn về ước mơ của em. (Từ 5 câu trở lên)

Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3

Phần I. Đọc – hiểu

Câu 1: D – 0,5 đ

Câu 2: A – 0,5 đ

Câu 3: B– 0,5 đ

Câu 4: C– 0,5 đ

Câu 5: HS có thể trả lời khác nhưng đúng nội dung bài học.

- Vượt khó khăn để thực hiện ước mơ của mình.

- Giúp đỡ, cảm thông người có hoàn cảnh khó khăn.

.....

Câu 6: A

Câu 7: C

Câu 8: A

Câu 9: D

Câu 10: Học sinh viết được một câu có hình ảnh so sánh.

Phần II: Chính tả + tập làm văn:

1. Chính tả: (4 điểm)

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp: 1 điểm

- Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm

2. Tập làm văn: (6 điểm)

- HS viết được đoạn văn từ 5 – 7 câu có đầy đủ các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài: 3 điểm

- Viết đúng chính tả : 1 điểm

- Dùng từ, đặt câu đúng: 1 điểm

- Bài viết có sáng tạo: 1 điểm

Lưu ý: Viết quá số câu không trừ điểm.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3

Kĩ năng

NỘI DUNG

Số điêm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc tiếng &

Đọc hiểu

(ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ)

Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói.

- Đọc 70-80 tiếng/phút

- Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói)

4

Đọc hiểu văn bản

Câu 1,2

Câu 3,4

6

Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn

Câu 5

- Biện pháp tu từ so sánh.

Câu 10

- Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau.

0,5đ

Câu 9

- Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy

- Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi.

- Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì?

- Các từ ngữ thuộc các chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên; Núi rừng, Giao tiếp, Đất nước, Lễ hội.

0,5đ

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Viết

(CT-TLV)

Chính tả

Viết bài

Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút

4

- Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến.

- Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích.

- Viết đoạn văn kể về ước mơ của em

Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học

6

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 2

Trường Tiểu học:......................
Lớp 3….

Thứ ... ngày … tháng .... năm.....

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II - NĂM HỌC........
MÔN: TIẾNG VIỆT -LỚP 3
Thời gian: 25 phút

I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

II. Đọc hiểu (5 điểm)

1. Đọc thầm câu chuyện sau

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng, hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…” Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Đây đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và làm bài tập theo yêu cầu.

Câu 1. (0.5 điểm) Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ

B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh

C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi

D. Tiếng kèn vang vọng bên tai cậu.

Câu 2. (0.5 điểm) Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

A. Trở thành người ca sĩ

B. Trở thành người nhạc sĩ

C. Trở thành người nhạc công.

D. Trở thành họa sĩ

Câu 3. (0.5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

A. Dẫn lời nói trực tiếp.

B. Dẫn lời đối thoại.

C. Dùng để liệt kê.

D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

Câu 4. (0.5 điểm) Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)

A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

B. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

C. Chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo

D. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.

Câu 5. (0.5 điểm) Tìm trong câu sau từ chỉ hoạt động:

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

A. Chú dế

B. Nhạc sĩ

C. Biết ơn

D. Sau này

Câu 6. (0.5 điểm) Tìm từ có nghĩa giống với từ biết ơn, đặt câu với từ em vừa tìm được.

Câu 7. (0.5 điểm) Qua câu chuyện Chú dế bên lò sưởi em có ước mơ gì? Ghi lại ước mơ của em.

Câu 8. Em hãy đặt cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da?.

Câu 9.(0.5 điểm) Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau:

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi ( ) Một lần, em hỏi bố:

( ) Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?

( ) Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp ( )

Câu 10. (0.5 điểm) Giả sử em ước mơ thành bác sĩ, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Viết 2 câu nói về điều đó.

B. Kiểm tra viết chính tả và viết đoạn văn

I. Chính tả (nghe – viết) (4 đ)

GV đọc cho hs viết đoạn văn sau:

Nhà rông (từ đầu … đến cuộc sống no ấm)

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Bài tập (1 điểm)

1) Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả

a) Chiếc áo có màu xanh ra trời

b) Bác ngư dân có làn gia rám nắng.

c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.

2) Điền ch /tr

..uyền bóng, ...uyền hình,

cây ...e , mái ...e

II. Viết đoạn văn ( 4,0 đ)

Hãy viết đoạn văn kể về ước mơ của em, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?

Đáp án đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt 3

I. PHẦN ĐỌC

1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)

Đọc đúng tiếng, tốc độ tối thiểu: 60 tiếng/1phút, trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 5 điểm (đọc sai 2 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ câu chưa đúng ở dấu câu trừ: 0,25 điểm)

Trả lời sai ý câu hỏi do GV nêu trừ 0,5điểm.

2. Đọc hiểu: (5 điểm)

(Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

C

B

A

A

C

Câu 6. Tìm tìm được từ có nghĩa giống với từ biết ơn: nhớ ơn, ghi ơn, tri ân..., đặt được câu với từ em vừa tìm được. (0.5 điểm)

Câu 7. HS ghi lại ước mơ của mình theo yêu cầu.(0.5 điểm)

Câu 8. HS đặt được câu cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da.(0.5 điểm)

Câu 9. Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp .(0.5 điểm)

Trái đất và mặt trời

Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:

- Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?

- Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp.

Câu 10. HS Viết được 2 câu nói về ước mơ thành bác sĩ .(0.5 điểm)

II. PHẦN VIẾT

Chính tả: (4 điểm)

  • Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đảm bảo tốc độ (4đ)
  • Mỗi 2 lỗi chính tả (âm đầu, vần, thanh viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 đ
  • Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn...trừ 0,5 điểm toàn bài.

Bài tập

1. Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả. (0.5 điểm)

c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.

2) Điền ch /tr. (0.5 điểm)

chuyền bóng, truyền hình, cây tre, mái che.

3. Tập làm văn: (4 điểm)

Yêu cầu.

- Bài viết đúng thể loại, nội dung, yêu cầu của đề bài.

- Viết đúng trọng tâm đề, biết cách dùng từ ngữ, dùng hình ảnh so sánh, dùng từ gợi tả, ...

- Diễn đạt tốt, mạch lạc.

  • Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
  • Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.

- Bài viết đạt được yêu cầu trên 4 điểm

(Tùy theo mức độ đạt được của bài viết về nội dung, hình thức diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, chính tả mà giáo viên chấm điểm phù hợp).

Bài làm:

Đoạn văn về ước mơ của em - Mẫu 1

“Vua đầu bếp” là chương trình yêu thích của em. Nhờ xem chương trình đó mà em luôn mơ ước trở thành một đầu bếp tài ba. Hằng ngày, ngoài học tập và vui chơi thì em còn dành nhiều thời gian để nấu ăn. Căn bếp là nơi yêu thích của em. Với sự hướng dẫn của mẹ, em đã nấu được nhiều món ăn ngon cho cả gia đình. Em sẽ cố gắng thực hiện ước mơ của mình.

Đoạn văn về ước mơ của em - Mẫu 2

Ước mơ của em bắt nguồn từ cái tên Phạm Minh Thư mà ông nội đặt cho em. Ông nội nói với em rằng chữ “Thư” trong tên của em còn có nghĩa là “Sách”. Ông đặt cho em cái tên đó với hi vọng em sẽ chăm chỉ học tập. Đúng như cái tên của mình, em rất yêu thích việc đọc sách, truyện. Em ước mơ trở thành một nhà văn hoặc nhà thơ đại tài. Em mong muốn mọi người sẽ yêu thích những điều em viết. Em sẽ cố gắng học tập để chinh phục ước mơ này.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3

NỘI DUNG

Số điểm

MỨC 1

MỨC 2

MỨC 3

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Đọc thành tiếng

5

2. Phần đọc hiểu, sử dụng từ và câu (25 phút)

a, Phần đọc hiểu(2,5 điểm)

- Xác định thông tin hoặc chi tiết Số câu quan trọng trong bài
- Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài, trả lời được câu

Số câu

Câu số

Số điểm

2

1,2

1,0

2

1,2

1,0

- Liên hệ đơn giản chi tiết trong
bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống

Số câu

Câu số

Số điểm

1

7

0,5

1

7

0,5

- Giải quyết vấn đề dựa trên nội dung bài đọc

Số câu

Câu số

Số điểm

1

4

0,5

1

10

0,5

2

4;10

1,0

b. Phần sử dụng từ và câu (2,5 điểm)

- Biết tìm vốn từ theo chủ điểm:
từ chỉ sự vật, hoạt động, từ chỉ
đặc điểm, từ có nghĩa giống nhau
- Biện pháp so sánh

Số câu

Câu số

Số điểm

1

6

0,5

1

5

0,5

2

5; 6

1,0

- Biết công dụng của dấu câu, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép,
dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
- Đặt và xác định câu theo mẫu:
Câu kể; câu cảm, câu hỏi câu khiến.

Số câu

Câu số

Số điểm

1

3

0,5

1

8

0,5

1

9

0,5

3

3;8;9

1,5

Cộng

Số câu

Số điểm

3

1,5

1

0,5

1

0,5

2

1,0

1

0,5

2

1,0

10

5,0

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 3

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM):

I. Đọc thành tiếng (4 điểm):

II. Đọc hiểu (6 điểm):

Hai con gà trống

Có hai con gà cùng một gà mẹ sinh ra và nuôi dưỡng. Khi lớn lên, đủ lông đủ cánh trở thành hai con gà trống, chúng lại hay cãi nhau. Con nào cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.

Một hôm, sau khi cãi nhau, chúng đánh nhau chí tử, định rằng hễ con nào thắng sẽ được làm vua. Sau cùng, có một con thắng và một con thua. Con gà thắng trận vội nhảy lên hàng rào, vỗ cánh và cất tiếng gáy vang “ò ó o...“ đầy kiêu hãnh để ca tụng sự chiến thắng của mình. Chẳng ngờ, tiếng gáy của con gà làm một con chim ưng bay ngang qua chú ý. Thế là con chim ưng sà xuống bắt con gà thắng trận mang đi mất. Trong khi đó con gà bại trận vẫn còn nằm thoi thóp thở, chờ chết.

Gà trống

Theo Internet

Bài 1. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 (MĐ1). Hai con gà trống trong bài có quan hệ thế nào với nhau? (0,5 điểm)

A. Hai con gà trống trong hai đàn khác nhau.

B. Hai con gà trống do cùng một mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.

C. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau.

D. Hai con gà trống thuộc hai giống gà khác nhau nhưng cùng sống trong một nông trại.

Câu 2 (MĐ1). Khi lớn lên, hai con gà trống sống với nhau như thế nào? (0,5 điểm)

A. Rất đoàn kết luôn đi kiếm ăn cùng nhau.

B. Cùng nhau giúp đỡ gà mẹ nhưng không nói chuyện với nhau.

C. Không đoàn kết, suốt ngày cãi vã nhau.

D. Luôn yêu thương, quan tâm, chia sẻ mồi cho nhau.

Câu 3 (MĐ1). Hai con gà trống cãi nhau vì chuyện gì? (0,5 điểm)

A. Tranh nhau chỗ ở.

B. Ai cũng tự cho mình là đẹp đẽ, giỏi giang hơn.

C. Tranh nhau làm vua của nông trại.

D. Ai cũng tự cho mình là người đẹp đẽ hơn, giỏi giang, oai phong hơn, có quyền làm vua của nông trại.

Câu 4 (MĐ2). Cả hai con gà trống sau khi đánh cãi nhau đã có kết cục như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cả hai con đều chết.

B. Con gà trống thắng cuộc đã được làm vua của nông trại.

C. Con gà bại trận còn sống và được làm vua của nông trại.

D. Không phân được thắng bại nên cả hai con đều làm vua của nông trại.

Câu 5 (MĐ3). Câu chuyện trên muốn nói với chúng ta điều gì? (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………..

Bài 2. (MĐ3) Đặt 1 câu cảm để nói về hai chú gà trống trong câu chuyện trên. (0,5 điểm)

……………………………………………………………………………………...

Bài 3 (MĐ2) Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: (0,5 điểm)

"Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng.

Bài 4. (MĐ2) Đọc các câu văn và đoạn thơ dưới đây, tìm các sự vật được so sánh với nhau và hoàn thành bảng sau: (1 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

Câu

Sự vật 1

Từ ngữ so sánh

Sự vật 2

a

……………………

……………………

……………………

b

……………………

……………………

……………………

c

……………………

……………………

……………………

Bài 5 (MĐ2) Viết lại các từ ngữ sau vào 2 nhóm: từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm: (0,5 điểm)

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2

- Từ ngữ chỉ sự vật:

……………………………………………………………………………...........................…….

- Từ ngữ chỉ đặc điểm:

……………………………………………………………………………………...........................

Bài 6 (MĐ3) Điền ch hoặc tr vào ô trống thích hợp và giải các câu đố sau: (1 điểm)

Suốt ngày …ạy bám trên tường

Luôn luôn …ép miệng buồn thương nỗi gì.

Là con ……………

Mình đen mặc áo da sồi

Nghe ...ời …uyển động thì ngồi kêu oan.

Là con ………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm):

I. Chính tả (4 điểm): Nghe - viết:

Nghe thầy cô (hoặc người thân) đọc và viết lại một đoạn trong bài Hai con gà trống (Đoạn từ đầu đến con nào thắng sẽ được làm vua.)

II. Tập làm văn (6 điểm)

Đề: Viết đoạn văn ngắn nêu lí do thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

Bài làm:

Thạch Sanh là nhân vật mà em yêu thích nhất trong các câu chuyện cổ tích. Chàng không chỉ tải giỏi hơn người mà còn có tấm lòng độ lượng, nhân hậu. Thấy kẻ làm ác như chằn tinh, đại bàng thì không cần ai nhờ cũng tự mình chiến đấu để bảo vệ cuộc sống yên bình cho nhân dân. Đặc biệt, tấm lòng vàng của Thạch Sanh còn thể hiện qua chi tiết, chàng tha mạng cho mẹ con Lý Thông. Dù họ đã lừa gạt, hãm hại, dồn chàng vào chỗ chết nhiều lần, nhưng chàng vẫn cho họ cơ hội làm lại. Hành động ấy, khiến hình tượng chàng Thạch Sanh trở nên vô cùng vĩ đại trong lòng em.

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 4

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc bài thơ sau:

Ở NHÀ MÁY GÀ

Những chú gà công nghiệp

Thật khác chú gà nhà

Được ấp trong lò điện

Tự mổ vỏ mà ra

Người đầu tiên chú thấy

Áo choàng trắng thướt tha

Chắc là mẹ mình đấy!

Mẹ đẹp như tiên sa!

Anh em đông hàng ngàn

Chẳng biết ai ra trước

Chẳng biết ai là út

Chẳng ai đòi phần hơn!

Mẹ chiều cả ngàn con

Giải trấu thay đệm mới

Thắp đèn làm lửa sưởi

Máng ăn ăm ắp đầy

Gà mà chẳng ở chuồng

Cả dãy nhà rộng đẹp

Bè bạn cứ vàng ươm

Hát suốt ngày liếp nhiếp.

(Vân Long)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Những chú gà công nghiệp có đặc điểm gì khác so với chú gà nhà? (0,5 điểm)

A. Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

B. Được ấp bằng lò sưởi, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

C. Được ấp bằng lò điện, không tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: Theo em, người mẹ mà chú gà nhắc đến trong khổ thơ 2 là nóivề ai? (0,5 điểm)

A. Mẹ gà mái.

B. Chị em của chú gà.

B. Cô công nhân.

Câu 3: Vì sao chú gà lại không biết ai ra trước, ai là út trong đàn gà?(0,5 điểm)

A. Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

B. Vì trong đàn, anh em của chú gà đến từ rất nhiều nơi.

C. Vì trong đàn, những chú gà rất giống nhau nên chú không phân biệt được.

Câu 4:“Người mẹ” đã nuông chiều cả ngàn đứa con của mình như thế nào? (0,5 điểm)

A. Giải trấu, thắp lò sưởi và cho chúng ăn.

B. Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

C. Giải chăn đệm, thắp đèn sưởi và dạy chúng hát.

Câu 5: Em thích nhất hình ảnh nào về chú gà trong bài thơ? Vì sao?(1 điểm)

Câu 6: Kể ra 2 điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà (ngoại trừ đặc điểm trong bài thơ đã nói đến).(1 điểm)

Câu 7: Chỉ ra câu thơ trong bài có sử dụng hình ảnh so sánh và điền vào bảng sau: (0,5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Câu 8: Tìm từ có nghĩa giống với từ: rộng, tha thướt.(0,5 điểm)

Câu 9: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã cho chữ in đậm.(1 điểm)

Đàn gà có tất ca năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cuncơn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng cua rơm được phơi vậy.

II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mênh mông mùa nước nổi

Những chuyến đò ngang sang sông dập dềnh, sóng sánh, xô nước tràn vào đồng. Những chiếc xuồng con bắt đầu ra đồng đi giăng câu, thả lưới. Những bụi bông điên điển vàng rực rỡ nghiêng nhành khi chiếc xuồng đi qua, như mời gọi ai đó vươn tay tuốt hái, như để sẻ chia thêm một món ăn đậm đà hương vị mùa nước nổi.

(Trần Tùng Chinh)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.

Gợi ý:

- Tên cảnh vật quê hương.

- Đặc điểm bao quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật.

- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật.

- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật.

Đáp án:

PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

Câu 1: (0,5 điểm)

Được ấp bằng lò điện, tự mổ vỏ mình để ra ngoài.

Câu 2: (0,5 điểm)

Cô công nhân.

Câu 3: (0,5 điểm)

Vì trong đàn, có rất nhiều chú gà.

Câu 4: (0,5 điểm)

Giải trấu, thắp đèn sưởi và cho chúng ăn.

Câu 5: (1 điểm)

HS nêu được hình ảnh mình thích và đưa ra lí do.

Câu 6: (1 điểm)

- Điểm khác nhau giữa gà công nghiệp và gà nhà:

+ Gà công nghiệp được nuôi trong trang trại, khá chậm chạp, không nhanh nhẹn.

+ Gà nhà được thả tại vườn nhà, nhanh nhẹn.

Câu 7: (0.5 điểm)

Sự vật 1

Đặc điểm

Từ so sánh

Sự vật 2

Mẹ

đẹp

như

tiên sa

Câu 8: (0.5 điểm)

- rộng – to lớn.

- tha thướt – lả lướt/ thướt tha.

Câu 9: (1 điểm)

Đàn gà có tất cả năm con. Nhìn chúng trông thật đẹp làm sao. Một màu lông con ngắn cũncỡn nhưng lại rất đẹp. Chúng khoác trên mình một bộ lông màu vàng ươm, trông giống như là màu vàng của rơm được phơi vậy.

II. KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)

1. Chính tả (4 điểm)

- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
  • 0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.

- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):

  • Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
  • 2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
  • Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.

- Trình bày (0,5 điểm):

  • 0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
  • 0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.

2. Luyện tập (6 điểm)

- Trình bày dưới dạng một đoạn văn, có số lượng câu từ 8 đến 10 câu, nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.

- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.

Mẫu: Quê hương của em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là Hồ Gươm. Hồ nằm ở gần trung tâm của thành phố Hà Nội. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như một chiếc gương khổng lồ. Gần hồ còn có đài Nghiên, tháp Bút. Cầu Thê Húc được sơn màu đỏ, cong cong như con tôm. Từ cầu dẫn đến đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm. Trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi. Giữa hồ là tháp Rùa rất độc đáo. Em rất tự hào về cảnh đẹp của quê hương mình.

>> Xem thêm: 10 đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương lớp 3

Đề thi Tiếng Việt lớp 3 học kì 2 Kết nối tri thức - Đề 5

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG

Vua Trần Nhân Tông trịnh trọng hỏi các bô lão:

- Nước Đại Việt ta tuy là một nước nhỏ ở phương nam nhưng luôn bị nước ngoài nhòm ngó…Từ cổ xưa đến giờ thật chưa có khi nào giặc mạnh và hung hãn như ngày nay. Chúng sẽ kéo sang năm mươi vạn quân, bảo rằng : “Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ không mọc được ở chỗ ấy !”. Vậy nên liệu tính sao ?

Mọi người xôn xao tranh nhau nói :

- Xin bệ hạ cho đánh !

- Thưa, chỉ có đánh !

Nhà vua nhìn những khuôn mặt đẹp lồng lộng, hỏi lại một lần nữa :

- Nên hòa hay nên đánh ?

Tức thì muôn miệng một lời :

- Đánh! Đánh!

Điện Diên Hồng như rung chuyển. Người người sục sôi.Nhà vua trẻ, mắt long lanh, gương mặt hồng hào phản chiếu ánh lửa đuốc cháy bập bùng.

(Lê Vân)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Vua Trần Nhân Tông cho tổ chức hội nghị nhằm mục đích gì? (0,5 điểm)

A. Để tụ họp các bô lão lại nhằm tổ chức tiệc.

B. Để tụ họp các bô lão họp về việc đối phó với quân giặc.

C. Để tụ họp các bô lão tìm ra người xung phong đi đánh giặc.

Câu 2: Các bô lão đã có ý kiến như thế nào?(0,5 điểm)

A. Các bô lão đồng loạt đưa ra ý kiến xin đánh giặc.

B. Các bô lão hỏi vua định hòa hay định đánh.

C. Các bô lão xôn xao tranh nhau nói, mỗi người một ý kiến.

Câu 3: Thông qua ý kiến của các bô lão, em thấy họ là những người như thế nào?

(0,5 điểm)

A. Họ là những người hèn nhát, tự ti về khả năng chiến đấu của mình trong trận đấu.

B. Họ là những người anh dũng, quyết tâm đánh giặc để bảo vệ nước nhà.

C. Họ là những người không có chứng kiến, chỉ nghe theo ý của vua.

Câu 4: Theo em, vì sao vua tôi và các bô lão đồng lòng trong việc đối phó với quân Mông Cổ? (0,5 điểm)

A. Vì họ mong muốn đánh bại kẻ thù xâm lược, giữ gìn chủ quyền độc lập dân tộc.

B. Vì họ mong muốn nhân dân rơi vảo cảnh lầm than, khổ cực.

C. Vì họ không còn lựa chọn nào khác.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 6: Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về vị vua Trần Nhân Tông và các vị bô lão. (1 điểm)

........................................................................................................

........................................................................................................

........................................................................................................

Câu 7: Các dấu gạch ngang trong đoạn văn trên có tác dụng gì?(0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 8: Tìm các tên riêng được sử dụng trong bài đọc. (0,5 điểm)

........................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu có hình ảnh so sánh để tả một cảnh đẹp của quê hương em.(1 điểm)

........................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Vời vợi Ba Vì

Từ Tam Đảo nhìn về phía tây, vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù toả trắng, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hoá muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.

(Võ Văn Trực)

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (8 – 10 câu) kể lại một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Giới thiệu về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

- Em làm việc ấy khi nào? Ở đâu?

- Em làm việc ấy cùng ai? Công việc ấy diễn ra như thế nào?

- Ý nghĩa của việc làm ấy đối với việc bảo vệ môi trường.

- Nêu cảm xúc, suy nghĩ về việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.

Bài làm:

Môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống và phát triển của con người. Chính vì vậy trường em thường xuyên phát động phong trào thi đua giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường. Mỗi ngày ngoài việc quét dọn lớp học, sắp xếp bàn ghế, vào giờ ra chơi chúng em còn thay phiên nhặt rác ở sân trường, thu gom vỏ bánh kẹo. Vì thế sân trường, lớp học luôn sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó, chúng em còn phân công chăm sóc, tưới nước, bón phân cho các chậu kiểng, bồn hoa. Ngoài ra, chúng em còn thường xuyên bổ sung thêm cây kiểng, để lắp đầy mảng xanh sân trường. Phong trào này được các bạn hưởng ứng rất tích cực. Vì giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tạo môi trường học tập thân thiện, sẽ giúp chúng em thêm năng động và yêu thích đến trường hơn. Để mỗi ngày đến trường với chúng em là một ngày vui vẻ và đầy ý nghĩa.

>> Xem thêm: Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường

Chia sẻ, đánh giá bài viết
134
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm