Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2025

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2025 là tài liệu tổng hợp đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu ôn thi lớp 3 này bao gồm các bài tập chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn lớp 3, giúp các em học tốt toàn diện Tiếng Việt lớp 3 hơn.

1. Đề ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 sách Kết nối tri thức

Họ và tên:……………………………………………….. Lớp:…….

ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3

Câu 1. Âm thanh nào trong bài được so sánh với âm thanh của dàn nhạc giao hưởng?

A. Tiếng gió rít trong không khí.

B. Tiếng vỗ cánh của đại bàng.

C. Tiếng kêu của đại bàng.

Câu 2. Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong câu sau:

Người ta đã chứng kiến cảnh chim đại bàng đánh lại bầy khỉ định kéo nhau đến phá tổ.

Câu 3. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ở đâu? trong đoạn thơ sau:

Núi cao ngủ giữa chăn mây
Quả sim béo mọng ngủ ngay vệ đường
Bắp ngô vàng ngủ trên nương
Mệt rồi tiếng sáo ngủ vườn trúc xanh...

(Quang Huy)

Câu 4. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào? trong đoạn thơ sau:

Cứ vào mùa đông
Gió về rét buốt
Cây bàng trụi trơ
Lá cành rụng hết
Chắc là nó rét!

Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát.

Xuân Quỳnh

Câu 5. Đặt câu hỏi Khi nào? / Ở đâu? thích hợp cho bộ phận in đậm trong câu sau:

a) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

b) Vào những buổi chiều gió nhẹ, những chú đại bàng con được bố mẹ đậu trên các cây cao canh gác.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 6. Trong từ gia đình, tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ dưới đây, từ nào trong đó tiếng gia cũng có nghĩa là nhà? Hãy ghi những từ đó vào chỗ chấm.

gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập, gia chủ

- Các từ trong đó tiếng gia có nghĩa là nhà:

…………………………………………………………………………………………………..

Câu 7. Nối từ ngữ hàng trên có nghĩa giống với từ ngữ ở hàng dưới:

mắc cỡ

cảm động

tuyên dương

 

 

khen ngợi

xúc động

xấu hổ

Câu 8. Đặt hai câu trong đó có sử dụng cặp từ có nghĩa giống nhau. Gạch chân cặp từ đó.

M: Một đám mây to lớn xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi hùng vĩ.

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

Câu 9. Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng nêu một trong những tác dụng của dấu gạch ngang:

a. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.

b. Bộc lộ cảm xúc, đặt ở cuối câu.

c. Dùng để kết thúc câu kể.

Câu 10: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về cảnh vật em yêu thích

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

2. Đề ôn tập học kì 2 Tiếng Việt 3 Chân trời sáng tạo

I - Đọc hiểu: Đọc thầm bài sau:

Bồ Nông có hiếu

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Bồ Nông hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ càng dài thêm ra vì lặn lội.

Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp, xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ. Ngày này tiếp ngày nọ, đêm nay rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè sang mùa thu.

Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

Câu 1. Trên vùng đất nắng bỏng cát rang có những ai đã sinh sống? M1

a. Hai mẹ con Bồ Nông

b. Hai mẹ con Bồ Nông và các con vật khác

c. Một mình chú Bồ Nông bé nhỏ

Câu 2. Bồ Nông đã chăm sóc mẹ như thế nào? M1

a. Dắt mẹ đi tìm nơi mát mẻ.

b. Đêm đêm một mình ra đồng xúc tép, xúc cá.

c. Bắt được con mồi ngậm vào miệng để phần mẹ.

d. Các việc làm ở câu a, b, c.

Câu 3. Bồ Nông dùng bộ phận nào để tích trữ thức ăn nuôi mẹ qua các mùa? M1

a. Cái túi

b. Miệng

c. Bụng

Câu 4. Vì sao mọi người lại cảm phục Bồ Nông? M2

a. Vì Bồ Nông chăm chỉ lao động.

b. Vì Bồ Nông bắt được nhiều cua cá.

c. Vì Bồ Nông có hiếu với mẹ.

Câu 5. Em hãy nêu nhận xét của mình về chú Bồ Nông con: M3

Câu 6. Em đã làm gì để thể hiện tình yêu, lòng hiếu thảo của bản thân với mẹ của mình? M3

Câu 7. Thêm từ ngữ để hoàn chỉnh câu có hình ảnh so sánh: M2

a. Bông hoa hồng đẹp như………………………………..………………………………

b. Chú mèo nhà em có bộ lông mềm như ………………………………………………..

Câu 8. Gạch chân dưới bộ phận trả lời câu hỏi «Ở đâu?» trong câu sau: M2

Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá ở cánh đồng.

Câu 9. Tìm từ có nghĩa giống và từ trái nghĩa với từ «ngăn nắp »

- Từ có nghĩa giống

- Từ trái nghĩa

HƯỚNG DẪN CHẤM

A.KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

1. Đọc thành tiếng (4đ)

  • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1điểm
  • Đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
  • Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm
  • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm

2. Đọc thầm và trả lời câu hỏi (6đ)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

A

(0,5đ)

D (0,5đ)

B

(0,5đ)

C

(0,5đ)

(1đ)

(1đ)

B (1đ)

(0,5đ)

(0,5đ)

Câu 5. Chú Bồ Nông con thật có hiếu, thương yêu mẹ và thật chăm chỉ kiếm ăn.

Câu 6. Em đã chăm sóc mẹ khi mẹ ốm, giúp đỡ mẹ việc nhà, nghe lời mẹ và học hành chăm chỉ.

Câu 7.

a. Đôi chân khẳng khiu của chú dài như hai cái que.

b. Trên đồng nẻ như những vết chân chim.

Câu 8.

Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình xúc tép, xúc cá ở đồng.

Câu 9.

Ví dụ: Bồ Nông con là một con vật hiếu thảo.

3. Đề ôn tập học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 sách Cánh diều

I. KIỂM TRA ĐỌC:

Tình bạn

Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

- Cứu tôi với!

Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

- Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

* Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

1. Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (M1 - 0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

2. Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát thân? (M1 - 0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

3. Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (M2 - 0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cả A và B.

4. Viết lại một câu trong bài đọc trên có sử dụng biện pháp nhân hóa (M2 - 0,5đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

5. Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (M4 - 1đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

6. Câu chuyện trên có mấy nhân vật? Đó là những nhân vật nào?(M1 - 0,5đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

7. Câu: "Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn" thuộc mẫu câu gì? (M2 - 0,5đ)

A. Ai làm gì?

B. Ai thế nào?

C. Ai là gì?

8. Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (M3 - 1đ)

a. Vì rét cây mai không nở hoa vào đúng dịp Tết

b. Nhớ lời cô dặn Nam viết bài thật cẩn thận

9. Đặt một câu theo kiểu câu Bằng gì? (M3 - 1đ)

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Trên đây là một phần tài liệu. 

Mời các bạn Tải về để lấy trọn 20 đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2025.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Đề thi học kì 2 lớp 3

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng