Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo chuẩn bị tốt môn Công nghệ 7.
Bài: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
A. Lý thuyết & Nội dung bài học
I. Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn
1. Chế biến thức ăn: Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến con người mới ăn được.
Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng để vật nuôi thích ăn, ăn được nhiều, dễ tiêu hóa. Làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng, khử bỏ chất độc hại.
2. Dự trữ thức ăn: Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
II. Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn
1. Các phương pháp chế biến thức ăn
Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí được biểu diễn ở các hình 1, 2, 5; bằng phương pháp hóa học được biểu diễn ở các hình 4, 6, 7; bằng phương pháp vi sinh học được biểu diễn ở các hình 3.
Kết luận:
Phương pháp cắt ngắn dùng cho thức ăn thô xanh, nghiền nhỏ đối với thức ăn từ hạt, xử lí nhiệt với thức ăn có chất độc.
Thức ăn giàu tinh bột thì đường hóa hoặc ủ lên men.
Kiềm hóa với thức ăn có nhiều xơ như rơm, rạ.
Phối trộn nhiều loại thức ăn để tạo ra thức ăn hỗn hợp.
2. Một số phương pháp dự trữ thức ăn
Có nhiều phương pháp dự trữ thức ăn, trong chăn nuôi thường sử dụng hai phương pháp sau:
- Dự trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt mặt trời hoặc sấy bằng điện, than.
- Dự trữ thức ăn ở dạng nhiều nước như ủ xanh thức ăn.
Để dự trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp làm khô với cỏ, rơm và các loại củ, hạt. Dùng phương pháp dự trữ ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.
Ở nước ta thường dự trữ thức ăn vật nuôi bằng phương pháp làm khô do có nhiều nắng.
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Mục đích của chế biến thức ăn là:
A. Làm tăng mùi vị.
B. Tăng tính ngon miệng.
C. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
D. Tất cả đều đúng.
Đáp án: D. Tất cả đều đúng.
Giải thích: Mục đích của chế biến thức ăn là:
- Làm tăng mùi vị.
- Tăng tính ngon miệng.
- Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại – SGK trang 104
Câu 2: Mục đích của dự trữ thức ăn là:
A. Làm tăng mùi vị.
B. Tăng tính ngon miệng.
C. Giữ thức ăn lâu hỏng.
D. Dễ tiêu hóa, khử bỏ chất độc hại.
Đáp án: C. Giữ thức ăn lâu hỏng.
Giải thích: Mục đích của dự trữ thức ăn là giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi – SGK trang 104
Câu 3: Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi:
A. Ăn ngon miệng hơn.
B. Tiêu hóa tốt hơn.
C. Khử bỏ chất độc hại.
D. Cả A, B và C đều sai.
Đáp án: B. Tiêu hóa tốt hơn.
Giải thích: (Hạt đậu nành (đậu tương) sau khi làm chín sẽ giúp vật nuôi tiêu hóa tốt hơn – SGK trang 104)
Câu 4: Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi:
A. Ăn ngon miệng hơn.
B. Tiêu hóa tốt hơn.
C. Khử bỏ chất độc hại.
D. Cả A, B và C đều sai.
Đáp án: A. Ăn ngon miệng hơn.
Giải thích: (Thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ giúp cho vật nuôi ăn ngon miệng hơn – SGK trang 104)
Câu 5: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:
A. Phơi khô dự trữ đến mùa đông.
B. Ủ xanh làm phân bón.
C. Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông
D. Cả A và C đều đúng.
Đáp án: D. Cả A và C đều đúng.
Giải thích: Thức ăn xanh của vụ hè xuân, vật nuôi không ăn hết, người ta dùng để:
- Phơi khô dự trữ đến mùa đông.
- Ủ xanh làm thức ăn dự trữ đến mùa đông – SGK trang 104
Câu 6: Có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?
A. 2 B. 3. C. 4. D. 5.
Đáp án: B. 3.
Giải thích: Có 3 phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:
- Phương pháp vật lý
- Phương pháp hóa học
- Phương pháp vi sinh học – SGK trang 104
Câu 7: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp vật lí?
A. Ủ men. B. Kiềm hóa rơm rạ. C. Rang đậu. D. Đường hóa tinh bột.
Đáp án: C. Rang đậu.
Giải thích: (Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp vật lí là: Rang đậu – xử lý bằng nhiệt – Hình 66 SGK trang 105)
Câu 8: Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nào?
A. Nghiền nhỏ. B. Cắt ngắn. C. Ủ men. D. Đường hóa.
Đáp án: A. Nghiền nhỏ.
Giải thích: (Với các thức ăn hạt, người ta thường hay sử dụng phương pháp chế biến nghiền nhỏ – SGK trang 105)
Câu 9: Trong các phương pháp chế biến thức ăn sau, phương pháp nào là phương pháp hóa học?
A. Nghiền nhỏ. B. Cắt ngắn. C. Ủ men. D. Đường hóa.
Đáp án: D. Đường hóa.
Giải thích: (Trong các phương pháp chế biến thức ăn, phương pháp hóa học là: Đường hóa – SGK trang 105)
Câu 10: Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:
A. Làm khô.
B. Ủ xanh.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Đáp án: C. Cả A và B đều đúng.
Giải thích: (Các phương pháp dự trữ thức ăn gồm:
- Làm khô.
- Ủ xanh – SGK trang 106)
Bài: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi trên đây với các nội dung kiến thức các bạn học sinh cần nắm vững là mục đích của chế biến và lưu trữ thức ăn, các phương pháp chế biến và lưu trữ....
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 7: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 7, Giải SBT Công nghệ 7, Giải bài tập Công nghệ 7, Giải Vở bài tập Công Nghệ 7, Tài liệu học tập lớp 7 mà VnDoc tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.