Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Con rồng cháu tiên - Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm

Con Rồng cháu Tiên- Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm được đăng tải nhằm giới thiệu Nội dung tác phẩm, Hoàn cảnh sáng tác nằm trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Để giao lưu và dễ dàng chia sẻ các tài liệu học tập hay lớp 6 để chuẩn bị cho năm học mới, mời các bạn tham gia nhóm facebook Tài liệu học tập lớp 6.

A. Đôi nét về văn bản Con Rồng cháu Tiên

1. Thể loại: truyền thuyết

- Truyền thuyết là 1 trong 12 thể loại văn học dân gian của nước ta. Gồm có các đặc điểm nổi bật sau:

  • Đây là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  • Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên thuộc nhóm những truyền thuyết về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu lịch sử nước ta.

2. Phương thức biểu đạt 

- PTBĐ chính là tự sự

3. Tóm tắt văn bản 

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau mỗi người mang năm mươi người con, người lên rừng, kẻ xuống biển. Người con trưởng theo Âu Cơ lên rừng được tôn lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau cứ cha truyền con nối, cho đến mười tám đời đều lấy hiệu là Hùng Vương.

(Mời các bạn tham khảo thêm nhiều bản tóm tắt khác của văn bản Con Rồng cháu Tiên tại đây.)

4. Bố cục văn bản Con Rồng cháu Tiên:

- Gồm 3 phần:

STTGiới hạnNội dung
Phần 1Từ đầu → "cung điện Long Trang"
  • Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ
Phần 2"Ít lâu sau" → "rồi chia tay nhau lên đường"
  • Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ
  • Cuộc chia tay, chia nhóm các con của 2 vợ chồng Âu Cơ và Lạc Long Quân.
Phần 3Phần còn lại
  • Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt

5. Giá trị nghệ thuật của văn bản Con Rồng cháu Tiên:

- Sử dụng rất nhiều các chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo: xây dựng hình tượng các vị thần với nhiều phép lạ, khắc họa những con người mang dáng dấp thần linh, hình tượng sinh bọc trăm trứng...

- Ý nghĩa của các chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo trong tác phẩm:

  • Làm tăng tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật và sự kiện được kể

  • Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc ta, từ đó khơi dậy nên lòng tự hào, tôn kính dân tộc, tổ tiên…

  • Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm

6. Giá trị nội dung của văn bản Con Rồng cháu Tiên

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên được sáng tác nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.

B. Dàn ý phân tích văn bản Con Rồng cháu Tiên:

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại…)

- Giới thiệu về truyền thuyết Con rồng cháu tiên (khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Lạc Long Quân:

  • Vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ
  • Thần mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn, sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
  • Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
  • Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở

- Âu Cơ:

  • Sống ở vùng núi cao phương Bắc
  • Thuộc dòng họ Thần Nông
  • Có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần

→ Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi thành vợ thành chồng, cùng nhau chung sống trên cạn

→ Sự kết duyên của những vị thần có dòng dõi cao quý, sức mạnh và tài năng phi phàm.

2. Việc sinh con của Âu Cơ và chia nhóm các con của Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần

→ Hình tượng cái bọc một trăm trứng thể hiện những con người của dân tộc Việt do cùng một mẹ sinh ra, cùng chảy chung một dòng máu đỏ tươi.

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia nhóm các con:

Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

  • 50 người con theo cha xuống biển
  • 50 người con theo mẹ lên núi

→ Chia nhau cai quản các phương, khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.

→ Giải thích nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Đồng thời, qua đó phản ánh truyền thống đoàn kết của dân tộc ta từ ngàn đời nay.

3. Việc lập nước Văn Lang và nguồn gốc của dân tộc Việt Nam

- Người con trưởng theo Âu Cơ lên rừng đã được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang

→ Chính vì vậy khi nhắc đến nguồn gốc của mình, người Việt Nam ta thường tự hào là con rồng cháu tiên. Và luôn nhắc nhở nhau rằng tất cả những người dân Việt, tất cả 54 dân tộc đều là anh em.

4. Ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

  • Giúp người đọc đời sau hiểu được nguồn gốc người dân Việt Nam (theo một khía cạnh nào đó)
  • Thể hiện được tinh thần yêu thương, gắn bó, đoàn kết của nhân dân nước Việt ta
  • Khơi dậy, khẳng định lòng yêu nước, sự tự hào, tự tôn dân tộc trong lòng mỗi người dân

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản

  • Nội dung: truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên được sáng tác nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và qua đó thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
  • Nghệ thuật: sử dụng các chi tiết tưởng tượng, hoang đường, kì ảo, xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh…

- Nêu những cảm nhận về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Như vậy là chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn bài Con Rồng cháu Tiên- Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm. Mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 6, văn mẫu lớp 6 cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 6 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 6. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
21 13.907
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ văn 6 KNTT

    Xem thêm