Đáp án đề minh họa 2024 tất cả các môn
Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- 1. Đáp án đề minh họa 2024 môn Toán
- 2. Đáp án đề minh họa 2024 môn Ngữ văn
- 3. Đáp án đề minh họa 2024 môn Hóa học
- 4. Đáp án đề minh họa 2024 môn Vật lí
- 5. Đáp án đề minh họa 2024 môn Sinh học
- 6. Đáp án đề minh họa 2024 môn Lịch sử
- 7. Đáp án đề minh họa 2024 môn Địa lý
- 8. Đáp án đề minh họa 2024 môn Giáo dục công dân
- 9. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Anh
- 10. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Hàn
- 11. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Nga
- 12. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Trung
- 13. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Pháp
- 14. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Đức
- 15. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Nhật
Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp đầy đủ đề thi của 15 môn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia. Mời các bạn cùng theo dõi đề và đáp án đề minh họa 2024 dưới đây.
1. Đáp án đề minh họa 2024 môn Toán
2. Đáp án đề minh họa 2024 môn Ngữ văn
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1
Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đạt đã học.
Cách giải:
Thể thơ: tự do.
Câu 2
Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ, phân tích.
Cách giải:
Các biện pháp tu từ gồm:
Biện pháp so sánh: “bay như chưa biết mình từ nước”.
Phép điệp: “chưa từng”.
Câu 3
Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.
Cách giải:
- Nội dung câu thơ là: Sự tuần hoàn vô tận của tự nhiên, một sự luân hồi trong vũ trụ.
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Dựa vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được. Gợi ý:
- Luôn sống lạc quan, tích cực.
- Sống hết mình cho hiện tại.
- Chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và vượt qua, hạnh phúc và bình thản sẽ đến.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Phương pháp:
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,... ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
* Nêu vấn đề: Làm
* Bàn luận:
1. Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách.
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách khác nhau miễn là hợp lí, khoa học, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
2. Giải thích
- Sống tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng mọi vấn đề theo chiều hướng tốt đẹp, tìm cách giải quyết vấn đề theo hướng thuận lợi nhất.
- Thái độ sống tích cực trước thử thách là luôn bình tĩnh, lạc quan, tìm ra cách giải quyết phù hợp và không chịu khuất phục trước những khó khăn.
3. Bàn luận
- Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước khó khăn, thử thách:
+ Thái độ sống tích cực sẽ giúp con người không dễ dàng gục ngã và chìm vào trạng thái tiêu cực.
+ Thái độ sống tích cực giúp chúng ta tìm ra hướng giải quyết và vượt qua khó khăn.
+ Thái độ sống tích cực vô cùng quan trọng, cùng với ý chí, lạc quan sẽ giúp con người đến gần với thành công hon.
+....
- HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và là minh chứng cho thái độ sống tích cực, trong lúc ở tù thay vì tiêu cực và lo sợ Bác đã thả mình vào vạn vật, sáng tác thơ, nghĩ đến những điều tốt đẹp.
+ Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký dù bị mất cả hai tay từ nhở nhưng thầy không nản lòng, tích cực tập viết cho đến khi thầy thành thạo viết bằng chân và là thầy giáo của toàn nhân loại.
- Phê phán những người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã.
4. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Mở bài:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
- Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một nhà văn tài hoa chuyên viết bút kí. Ông có một tình yêu mãnh liệt với thành phố Huế, vì thế Hoàng Phủ Ngọc Tường rất am hiểu về Huế. Phong cách sáng tác mang đậm chất tài hoa và uyên bác.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm bút kí ông viết về Huế cùng con sông Hương thơ mộng với những khám phá về cả địa lý, lịch sử, văn hóa.
* Khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với sông Hương.
II. Thân bài:
1) Khái quát chung:
a) Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm khi con sông Hương chảy ra khỏi thành phố Huế.
b) Khái quát về sông Hương trên bản đồ địa lý:
- Sông Hương bắt nguồn từ dãy Trường Sơn với hai nhánh Tả Trạch và Hữu Trạch. Mỗi một nhánh đều đi qua rất nhiều ghềnh thác.
- Gặp nhau tại ngã ba Bằng Lãng. Từ đây sông Hương trở nên hiền hòa chảy qua vùng đồng bằng châu thổ ở ngoại ô xứ Huế rồi sau đó chảy qua cố đô huế và đi qua vùng làng mạc để chảy ra biển tại cửa biển Thuận An. - Nếu so với sông Đà sông Hương không có độ dài ngắn hơn dài 100k trong đó, đoạn chính chỉ dài 33 km. -> Từ dòng sông vô tri sông Hương đã trở thành sinh thể có ngoại hình của một người con gái có cá tính, tâm hồn trong trang văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
2. Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích
a. Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa:
- Sông Hương gắn bó trong cái nôi của nền âm nhạc Huế. Nghe âm nhạc cổ điển Huế trên dòng Hương, để thưởng thức nét đẹp trong không gian văn hoá nơi nó được sinh thành, để cảm nhận dư âm, trang trọng, sang nhã của toàn bộ nền âm nhạc xứ Cố đô.
- Sự sinh thành nên âm nhạc Huế được giải thích như thế này: Vào những đêm trăng thanh, không gian lặng tờ đến mức có thể nghe được tiếng động rất nhẹ của những nhịp chèo, mái đẩy, câu hò,... Nhịp chèo mái đẩy đã làm nên tiết tấu, những câu hò đã làm nên giai điệu, từ đó dần tạo nên những bản nhạc, những khúc hát gắn mình với dòng Hương giang. Chính những người nghệ sĩ trên sông nước đã tạo nên những âm khúc đầu tiên, đặt nền móng cho nền âm nhạc xứ Huế, của khúc Tứ đại cảnh nổi tiếng.
- Nhưng còn một phát hiện bất ngờ nữa, sông Hương chính là cái nôi sinh thành bản đàn tuyệt diệu trong Truyện Kiều. Tác giả tưởng tượng hai trăm năm trước, Nguyễn Du từng lênh đênh trong lòng Hương với vầng trăng sáng. Và từ đó, những khúc đàn mà Kiều lẫy nên, đã mang dư âm của dòng Hương giang lặng lẽ, phiến trăng sầu phủ nhuốm, ngân vang tâm trạng.
- Vẻ đẹp sông Hương ẩn trong chiều sâu linh hồn của sông Hương, nó chứa đựng bản sắc rất đặc trưng và thật phong phú của một nền văn hoá cố đô, mà dòng chảy của nó khảm bao tinh hoa văn hóa dân tộc suốt tự ngàn đời.
b. Sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi phải chia tay thành phố:
- Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng phải đến lúc chia tay và sông Hương không là ngoại lệ. Sông Hương buộc phải rời ха.
+ Sông Hương phải xa rời thành phố, lưu luyến ra đi giữa ' ; ngoại ô Vĩ Dạ với màu xanh biếc của tre trúc và những vườn cau.
+ Sông Hương đột ngột đổi dòng rẽ ngoặt lại gặp lại thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh xưa cổ.
- Lí giải:
+ Theo địa lý tự nhiên: Khúc đột ngột, khúc quanh bất ngờ “rất lạ với tự nhiên” vì sông Hương khi rời khỏi thành phố đã chếch về hướng chính Bắc, sau đó buộc phải nắm dòng theo quy luật để chảy theo hướng Tây Đông. Vì thế nó quay lại thành phố.
+ Theo lý lẽ của trái tim trong góc nhìn của người nghệ sĩ tài hoa: Có cái gì rất lạ với tự nhiên, rất giống với Kiều quay trở lại gặp lại Kim Trọng trong đêm tự tình để nói một lời thề chung tình trước lúc đi xa. Nó giống như tấm lòng của người dân Châu Hóa, mãi mãi chug tình với quê hương, xứ sở.
c. Khái quát nghệ thuật
- Làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích trước hết là nhờ xúc cảm sâu lắng của tác giả in hằn trong từng câu chữ. Được tổng hợp từ vốn hiểu biết sâu rộng về Huế.
- Văn phong súc tích, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
- Biện pháp nghệ thuật sử dụng rất dày đặc như so sánh, nhân hóa,... gắn với liên tưởng bất ngờ, sáng tạo.
-> Mang đến sự thích thú đặc biệt cho người đọc.
3. Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với dòng sông Hương.
- Trong cái nhìn về thiên nhiên đất nước, Hoàng Phủ Ngọc Tưởng đã huy động kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, sâu rộng thể hiện cái tôi trữ tình khi khám phá vẻ đẹp của những con sông quê hương đất nước kết đọng trong đó tình yêu xứ sở.
- Góc nhìn của tác giả khi viết về vẻ đẹp của sông Hương rất biệt. Dưới góc nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương cũng có tâm hồn giống như con người, có sự suy tư, sự e thẹn của người con gái khi gặp được người tình mong đợi hay sự vấn vương khi phải rời xa thành phố thân yêu.
3. Đáp án đề minh họa 2024 môn Hóa học
4. Đáp án đề minh họa 2024 môn Vật lí
5. Đáp án đề minh họa 2024 môn Sinh học
6. Đáp án đề minh họa 2024 môn Lịch sử
7. Đáp án đề minh họa 2024 môn Địa lý
8. Đáp án đề minh họa 2024 môn Giáo dục công dân
Đang cập nhật ....
9. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Anh
1. D | 2. A | 3. B | 4. A | 5. C | 6. B | 7. C | 8. D | 9. A | 10. B |
11. B | 12. C | 13. A | 14. D | 15. D | 16. A | 17. C | 18. C | 19. B | 20. D |
21. B | 22. A | 23. B | 24. D | 25. C | 26. D | 27. C | 28. C | 29. A | 30. D |
31. B | 32. C | 33. C | 34. D | 35. A | 36. C | 37. D | 38. D | 39. B | 40. C |
41. B | 42. B | 43. D | 44. A | 45. C | 46. A | 47. C | 48. D | 49. A | 50. B |
10. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Hàn
Đang cập nhật ....
11. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Nga
Đang cập nhật ....
12. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Trung
Đang cập nhật ....
13. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Pháp
Đang cập nhật ....
14. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Đức
Đang cập nhật ....
15. Đáp án đề minh họa 2024 môn tiếng Nhật
Đang cập nhật ....
Mời bạn đọc cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ nội dung đề thi nhé