Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á được VnDoc tổng hợp và đăng tải. Nội dung gồm câu hỏi trắc nghiệm và tìm hiểu về dãy nũi Himalaya, sẽ giúp ích cho các em hiểu rõ hơn về dãy núi cáo và đồ sộ nhất châu Á, dưới đây là nội dung chi tiết các em tham khảo câu hỏi Địa lí 8 này nhé

Câu hỏi trắc nghiệm dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

1. Dãy núi nào sau đây là dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

A. Hi-ma-lay-a

B. Côn Luân

C. Thiên Sơn

D. Cap-ca

Đáp án: A. Hi-ma-lay-a.

Giải thích: Dãy Hi-ma-lay có đỉnh E-vơ-ret cao 8848m - cao nhất thế giới

2. Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là

A. Phi - Ấn Độ.

B. Âu - Á - Ấn Độ.

C. Âu - Á - Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương - Bắc Mĩ.

Đáp án: B

Giải thích: Dãy Hi-ma-lay-a nằm ở phía bắc của Nam Á. Quan sát lược đồ các mảng kiến tạo, xác định được dãy Hi-ma-lay-a hình thành do kết quả của hai mảng lục địa Ấu – Á và Ấn Độ xô vào nhau. Tại vị trí tiếp xúc, lớp vật chất bị nén ép đẩy lên cao và hình thành nên dãy núi cao.

Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á

3. Dãy núi Himalaya ở châu Á được hình thành do đâu?

A. Mảng Ấn Độ xô vào mảng Á - Âu

B. Mảng Ấn Độ Dương xô vào mảng Á - Âu

C. Mảng Ấn Độ tách xa mảng Á - Âu

D. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Á - Âu

Đáp án B

Giải thích:

4. Các dãy núi cao và đồ sộ nhất của châu Á, tập trung chủ yếu ở khu vực nào dưới đây?

A. Phía đông

B. Phía nam

C. Phía đông và trung tâm

D. Trung tâm

Đáp án: D

Giải thích: Các dãy núi cao và đồ sộ nhất của châu Á, tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm

Dãy núi Himalaya hình thành như thế nào?

Sự hình thành của dãy Himalaya

Khoảng 300 triệu năm trước, trái đất từng tồn tại một siêu lục địa cổ đại được gọi là 'Gondwanaland'. Trong Đại Trung sinh (250-65 triệu năm trước), nó tách ra thành các lục địa, vùng đất mà chúng ta biết đến hiện nay như Châu Phi, Úc, Nam Mỹ, Nam Cực, Madagascar và Ấn Độ. Điều này đánh dấu sự chia cắt các đại dương trên thế giới để hình thành Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong khoảng 100 triệu năm trước, một vùng đất tách ra khỏi lục địa Phi và di chuyển về phía Đông. Vào thời điểm đó, Ấn Độ chỉ là một hòn đảo nổi trên đại dương Tethys. Trong 85-90 triệu năm tiếp theo, Ấn Độ tách khỏi Madagascar và trôi dạt về phía đông bắc. Nó di chuyển với tốc độ trung bình 18 - 19 cm mỗi năm cho đến khi được bồi tụ vào lục địa Á - Âu.

Khoảng 50 - 60 triệu năm trước, quá trình tiến lên phía bắc của mảng Ấn Độ chậm lại đáng kể, chỉ còn khoảng 4 - 6 cm mỗi năm. Sự chậm lại cho thấy rằng sự va chạm ban đầu giữa châu Á và Ấn Độ đã bắt đầu.

Dãy núi Himalaya

Các lục địa và lớp vỏ đại dương trên trái đất được cấu tạo bởi các mảng đá vụn lớn và bất thường khác nhau, được gọi là các mảng kiến tạo. Các mảng thạch quyển bao gồm 15 - 20 mảng kiến tạo chuyển động va chạm với nhau ở tốc độ khác nhau thông qua quá trình đối lưu. Sự chuyển động và phân tách của các mảng như vậy được gọi là chuyển dịch kiến tạo.

Cách đây khoảng 50 triệu năm, mảng Ấn Độ đã đóng kín hoàn toàn đại dương Tethys, sự tồn tại của đại dương này được xác định thông qua các đá trầm tích lắng đọng trên đáy đại dương, và các núi lửa ở rìa của nó. Vì các trầm tích này nhẹ nên nó được nâng lên thành núi thay vì chìm xuống đáy đại dương. Sự va chạm của mảng Ấn Độ với mảng Á-Âu dọc theo ranh giới giữa Ấn Độ và Nepal đã tạo thành một đai kiến tạo để sinh ra cao nguyên Thanh Tạng và dãy núi Himalaya, do các loại trầm tích đại dương đã chụm lại giống như đất trước khi bị vùi lấp. Ấn Độ tiếp tục di chuyển theo chiều ngang bên dưới cao nguyên Thanh Tạng làm cho cao nguyên này nâng lên.

Himalaya là dãy núi trẻ nhất thế giới về lịch sử địa chất. Đặc điểm đặc trưng nhất là hiện nay nó vẫn hoạt động. Theo ước tính, tốc độ nâng lên cao nhất của Himalaya là 1 cm mỗi năm. Đây cũng là dãy núi có đỉnh núi cao nhất thế giới. Một điều đặc biệt nữa là đa phần trong số 10 đỉnh núi cao nhất thế giới đều nằm ở đây.

Tình hình địa chất tương lai của dãy Himalaya

Khu vực dãy núi Himalaya trải rộng trên 8 quốc gia ở châu Á gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal, Bhutan, Afghanistan, Myanmar, Bangladesh và Pakistan. Nơi đây dân số tăng nhanh trong vài thập kỷ qua và nhiệt độ cũng ấm hơn nhanh chóng do tác động của biến đổi khí hậu. Các kiểu thời tiết ở Himalaya cũng trở nên không thể đoán trước được, những lớp băng vĩnh cửu bắt đầu tan chảy và các sông băng đang rút đi.

Dãy núi Himalaya

Theo các nghiên cứu gần đây, dãy Himalaya trong tương lai sẽ phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nước bởi nó là điểm đến phổ biến của rất nhiều người trên thế giới. Mực nước ngầm ở đây đã xuống đến mức nguy cấp. Để đối phó với tình trạng căng thẳng về nước đang diễn ra, cần quy hoạch tốt các đô thị miền núi. Nepal đã thành công trong việc này bằng cách phân định các khu vực đô thị nhằm tiết kiệm nước cho hệ sinh thái.

Hiện nay, mảng Ấn Độ vẫn đang di chuyển về phía bắc với tốc độ khoảng 5 cm mỗi năm. Điều này khiến cho mảng Á - Âu bị biến dạng trong khi mảng Ấn Độ bị nén với tốc độ 4 mm mỗi năm. Nó làm cho dãy Himalaya được nâng cao khoảng 5 mm mỗi năm (tối đa 1cm/năm). Sự chuyển động của mảng Ấn Độ vào mảng Á - Âu cũng gây ra các hoạt động địa chấn như động đất thường xuyên ở khu vực này.

Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á được VnDoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình tìm hiểu về châu Á cũng như trang bị thêm kiến thức để chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hữu ích hãy chia sẻ cho các bạn cùng tìm hiểu nhé

Ngoài bài Dãy núi cao và đồ sộ nhất châu Á, các em có thể tham khảo thêm các bài tập hoặc giải bài tập liên quan Địa lý lớp 8 đều có tại tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 14.643
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm