Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Địa sắp tới. Đề thi được xây dựng theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Cánh diều

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây đúng với vị trí địa lí của nước ta?

A. Nằm trong “vành đai lửa" Thái Bình Dương.

B. Nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu.

C. Nằm trong khu vực có hoạt động địa chất tương đối ổn định, ít thiên tai.

D. Nằm ngoài khu vực chí tuyến, quanh năm có gió Tây hoạt động.

Câu 2. Tình chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên Việt Nam được quy định bởi

A. địa hình và sông ngòi.

B. vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

C. diện tích lãnh thổ.

D. cảnh quan tự nhiên.

Câu 3. Nước ta rất thuận lợi để mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và thế giới vì

A. vị trí nằm ở trung tâm của châu Á.

B. vị trí nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương.

C. đường bờ biển tương đối bằng phẳng; ít vũng vịnh, đầm phá.

D. nằm trên các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế và các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ trên toàn lãnh thổ nước ta là

A. hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc.

B. hoạt động của gió Đông Nam.

C. gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyển bán cầu Nam thổi đến.

D. gió mùa Đông Bắc đi qua biển kết hợp với đái hội tụ nhiệt đới.

Câu 5. Quá trình xâm thực ở nước ta diễn ra mạnh là do

A. lượng mưa lớn.

B. đồi núi chiếm diện tích lớn.

C. đất fe-ra-lit chiếm diện tích lớn.

D. có nhiều cao nguyên rộng.

Câu 6. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta biểu hiện qua yếu tố địa hình ở

A. địa hình đồi núi chiếm ưu thế.

B. sự đa dạng của địa hình.

C. quá trình ngoại lực diễn ra mạnh mẽ.

D. hướng của các dãy núi.

Câu 7. Từ đông sang tây, thiên nhiên của nước ta phân hoá thành 3 vùng, lần lượt là

A. vùng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng.

B. vùng đối núi, vùng đồng bằng ven biển; vùng biển, đảo.

C. vùng biển, đảo và thềm lục địa; vùng đồng bằng ven biển; vùng đồi núi.

D. vùng đồng bằng, vùng trung du, vùng núi.

Câu 8. Biên độ nhiệt độ trung bình năm của nước ta

A. tăng dần từ Bắc vào Nam.

B. tăng đều từ Bắc vào Nam.

C. giảm dần từ Bắc vào Nam.

D. ổn định từ Bắc vào Nam.

Câu 9. Ranh giới của hai đới cảnh quan tự nhiên phía bắc và phía nam nước ta là

A. dãy Hoành Sơn.

B. dây Bạch Mã.

C. dãy Hoàng Liên Sơn.

D. dãy Trường Sơn.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ rừng của nước ta chưa được sử dụng hợp lí?

A. Diện tích rừng trồng tăng.

B. Chất lượng rừng không thay đổi.

C. Phần lớn rừng hiện nay là rừng nghèo.

D. Rừng giàu chiếm khoảng 70% diện tích rừng.

Câu 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi diện tích rừng tự nhiên giảm?

A. Số lượng loài tăng lên.

B. Đa dạng sinh học giảm.

C. Số lượng loài có nguy cơ tuyệt chủng tăng.

D. Các nguồn gen quý hiếm sẽ bị mất dần.

Câu 12. Biểu hiện của việc suy thoái tài nguyên đất là

A. diện tích đất trồng trọt giảm.

B. độ phì đất ngày càng tăng.

C. đất bị xói mòn, mặn hoá, phèn hoá.

D. tầng phong hoá đất mỏng dần.

Câu 13. Một trong những giải pháp quan trọng để sử dụng hợp lí tài nguyên rừng của nước ta là

A. đưa ra khoảng thời gian khai thác rừng nhất định trong năm.

B. cẩm khai thác tất cả các loại rừng.

C. tập trung khai thác các cây lấy gỗ.

D. phân loại rừng, khai thác hợp lí, tăng cường quản lí.

Câu 14. Một trong những biểu hiện của ô nhiễm không khí ở nước ta hiện nay là

A. không khí ngày càng đậm đặc.

B. không khí bị loãng dần khi lên cao.

C. lượng các chất trong không khí tăng đột biến.

D. sự biến đổi chất chất của thành phần không khí theo chiều hướng xấu.

Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư ở nước ta?

A. Dân cư chỉ tập trung ở vùng đồng bằng châu thổ.

B. 90% dân số phân bố ở vùng nông thôn.

C. Phân bố dân cư có sự khác nhau giữa các vùng.

D. Dân cư chỉ tập trung ở các vùng ven biển.

Câu 16. Giải pháp nào sau đây để phát triển dân số ở nước ta?

A. Nâng cao chất lượng dịch vụ về dân số.

B. Đổi mới nội dung tuyên truyền, vận động về công tác dân số.

C. Hạn chế liên kết với các nước khác trong lĩnh vực dân số.

D. Hoàn thiện về cơ chế, chính sách, pháp luật về dân số.

Câu 17. Đặc điểm nào sau đây đúng với mạng lưới đô thị của nước ta?

A. Phân bố rộng khắp các vùng trên cả nước.

B. Chỉ phân bố ở hai vùng đồng bằng châu thổ.

C. Chỉ phân bố ở vùng đồng bằng ven biển.

D. Phân bố dọc theo quốc lộ 1 và các thung lũng sông.

Câu 18. Đô thị hoá tự phát đã làm cho

A. chất lượng cuộc sống của người dân tăng lên.

B. nhu cầu việc làm giảm đi.

C. vấn đề việc làm, nhà ở, đi lại.... gặp khó khăn.

D. cơ sở hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Vị trí địa lí và địa hình đã khiến cho nước ta có đường biên giới dài, tiếp giáp với nhiều quốc gia trên đất liền và trên biển. Các thung lũng núi, các sông, suối là điều kiện rất thuận lợi để mở rộng giao lưu với các nước bằng đường bộ. Trên biển, nước ta có chung Biển Đông với nhiều quốc gia, lại nằm gần tuyến đường biển quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, đây là điều kiện để giao lưu với các nước bằng đường biển.

a) Vị trí địa lí cũng là một trong những nhân tố gây trở ngại đối với nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

b) Vị trí địa lí là điều kiện thuận lợi cho nước ta mở rộng giao thương trong xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng mở rộng.

c) Do khu vực biên giới đất liền chủ yếu là địa hình núi nên đã gây trở ngại rất lớn trong việc giao thương với các nước bằng đường bộ.

d) Đường biên giới đối với Việt Nam luôn là vấn đề cần phải quan tâm.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Men theo sườn núi Hoàng Liên Sơn đi lên, có thể thấy sự thay đổi rõ rệt của thực vật. Ở độ cao 1500-1700 m là kiểu rừng hỗn giao, đã vắng bóng các loài cây nhiệt đới, chỉ thấy những cây lá kim như: thông, pơ-mu, liễu sam xen với một số cây là rộng như: sởi, dẻ, đỗ quyên... Lên độ cao khoảng 2.000 m, rừng pơ-mu, thông phát triển. Đến độ cao 2400 – 2900 m là các cây thiết sạm, vân sam... Gần đến đỉnh Phan-xi-păng, các cây trúc lm chiếm ưu thế...

a) Các đai cao thể hiện rõ ở dãy Hoàng Liên Sơn.

b) Ở dãy Hoàng Liên Sơn, thực vật không có sự thay đổi theo độ cao.

c) Do tác động của con người nên thực vật giống nhau ở các độ cao.

d) Có sự thay đổi của thực vật theo độ cao do sự thay đổi của nhiệt, ẩm.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Các đai cao tự nhiên được hình thành do sự giảm nhiệt độ theo độ cao. Tuy nhiên, các đai cao mang tính địa phương sâu sắc, tuỳ thuộc vào độ cao, hưởng, vì trì... Ngoài ra, còn do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nơi có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, đai cao có xu hướng hạ thấp.

a) Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.

b) Ở khu vực Đông Bắc, các đai cao thường hạ thấp hơn do ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc.

c) Ở Tây Nguyên, các đai cao thường lên cao hơn do không có tác động của gió mùa Đông Bắc.

d) Ở hai đồng bằng châu thổ, các đai cao được thể hiện khá rõ.

Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:

Với tiềm năng dồi dào về lượng nhiệt, ẩm, ánh nắng, nguồn nước cùng với đất đai màu mỡ, sự phong phú đa dạng của các loài sinh vật mà trong đó có nhiều loại có năng suất sinh học cao, chất lượng tốt.... là các điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông sản hàng hoá.

(Nguồn: “Để đô thị thực sự trở thành động lực phát triển”, Trang thông tin kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7-11-2023)

a) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp diễn ra quanh năm.

b) Thiên nhiên thuận lợi nên nước ta có thể đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, mùa nào thức ấy.

c) Nông nghiệp nước ta tạo ra nhiều sản phẩm nhiệt đới đặc trưng, có giá trị xuất khẩu cao.

d) Đô thị phát triển nhanh, phân tán sẽ làm cho việc sử dụng đất đai không hợp lí, hạn chế cơ hội cho thế hệ tương lai,...

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) năm 2021

Tháng

Tiêu chí

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

t (⁰C)

16,9

20,9

22,5

25,6

29,7

31,6

30,8

30,5

28,7

24,6

22,5

19,4

P (mm)

1,0

66,71

38,5

129,0

123,6

313,0

246,6

266,3

384,3

368,9

13,6

0,7

Hãy tính nhiệt độ trung bình năm tại Hà Nội?

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lương bốc hơi

Hà Nội

1 676

989

Huế

2 868

1 000

TP. Hồ Chí Minh

1 931

1 686

Hãy tính cân bằng ẩm của TP. Hồ Chí Minh?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006

Vùng

ĐB sông Hồng

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số (nghìn người)

18 208

4 869

12 068

Diện tích (km 2 )

14 863

54 660

23 608

Tính mật độ dân số của Tây Nguyên theo bảng số liệu trên?

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1979 - 1999

Năm

1979

1989

1999

Tỉ suất sinh

32,2

31,3

23,6

Tỉ suất tử

7,2

8,4

7,3

Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta năm 1979?

Câu 5. Cho bảng số liệu sau:

Tổng số dân và số dân thành thị của nước ta giai đọan 1990 - 2021

Năm

Tiêu chí

1990

2000

2010

2021

Tổng số dân

66,0

77,6

87,1

98,5

Số dân thành thị

12,9

18,7

26,5

36,6

Tính tỉ lệ dân thành thị năm 2021?

Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ không khí trung bình và lượng mưa các tháng tại trạm khí tượng Láng (Hà Nội) năm 2021

Tháng

Tiêu chí

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

t (⁰C)

16,9

20,9

22,5

25,6

29,7

31,6

30,8

30,5

28,7

24,6

22,5

19,4

P (mm)

1,0

66,71

38,5

129,0

123,6

313,0

246,6

266,3

384,3

368,9

13,6

0,7

Hãy tính tổng lượng mưa trong năm tại Hà Nội?

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Cánh diều

Đang cập nhật...

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Cánh diều

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức khoa học địa lí

3

4

0

1

3

1

0

1

0

Tìm hiểu địa lí

2

2

4

3

1

0

0

2

0

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

1

0

2

1

3

3

0

2

1

TỔNG

6

6

6

5

7

4

0

5

1

4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Cánh diều

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức khoa học địa lí

Tìm hiểu địa lí

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

14

16

3

14

16

3

Bài 1.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Nhận biết

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

2

2

C1, C2

C1b, C1d

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

1

2

C3

C1a, C1c

Vận dụng

Bài 2.

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống

Nhận biết

Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

2

1

C5, C6

C4c

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

1

2

2

C4

C4a, C4d

C1, C6

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

1

1

C4b

C2

Bài 3.

Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Nhận biết

Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước

2

C2a, C3a

Thông hiểu

Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc

Nam, Đông - Tây, độ cao.

1

3

C9

C2b, C2d, C3b

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

2

3

C7, C8

C2c, C3c, C3d

Bài 5.

Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Nhận biết

Chứng minh được sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc – Nam, Đông – Tây, độ cao.

1

C14

Thông hiểu

Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

1

C11

Vận dụng

Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.

Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

3

C10, C12, C13

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

4

0

3

4

0

3

Bài 6.

Dân số, lao động và việc làm

Nhận biết

Thông hiểu

Phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

1

C15

C2, C3

Vận dụng

Phân tích được đặc điểm dân số, đặc điểm nguồn lao động

1

C16

Bài 7: Đô thị hóa

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.

1

C17

C4c

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

1

3

C18

C4a

C3, C4, C5

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để | nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta.

C4b,C4d

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm