Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 12 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục Kinh tế và pháp luật 12 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Kinh tế Pháp luật sắp tới nhé.

1. Đề thi giữa học kì 1 Kinh tế pháp luật 12 Chân trời

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Yếu tố nào dưới đây là chỉ tiêu của tăng trưởng kinh tế?

A. Số lao động tham gia sản xuất.

B. Sự gia tăng dân số của một quốc gia.

C. Mức tăng tổng sản phẩm quốc nội.

D. Tổng diện tích đất được sử dụng.

Câu 2. Tăng trưởng kinh tế được biểu hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Đảm bảo phát triển bền vững về môi trường.

B. Chú trọng vào cải thiện chất lượng cuộc sống.

C. Tập trung đến sự tiến bộ về phân phối thu nhập.

D. Sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế.

Câu 3. Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để đạt được phát triển bền vững.

B. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững không liên quan đến nhau.

C. Tăng trưởng kinh tế không gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững.

D. Tăng trưởng kinh tế quan trọng nhưng không đảm bảo phát triển bền vững.

Câu 4. Loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia là loại bảo hiểm nào?

A. Hợp đồng bảo hiểm.

B. Bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

D. Bảo hiểm y tế bắt buộc.

Câu 5. Trong một cuộc thảo luận về phát triển kinh tế của một quốc gia, một nhóm học sinh đề xuất tăng cường đầu tư vào giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao năng lực của người lao động. Đề xuất của nhóm học sinh phản ánh thái độ

A. ủng hộ và đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế.

B. phản đối những hành vi cản trở sự phát triển kinh tế.

C. lạc quan nhưng không liên quan gì đến tăng trưởng kinh tế.

D. đồng tỉnh nhưng không có tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Câu 6. Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia, bao gồm các hoạt động nào dưới đây?

A. Thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ.

B. Thương mại nội địa, đầu tư quốc tế, du lịch nội địa.

C. Toàn cầu hoá kinh tế và toàn cầu hoá chính trị.

D. Thương mại quốc tế, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài.

Câu 7. Khẳng định nào dưới đây là đúng khi nói về hội nhập khu vực?

A. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức xã hội.

B. Là quá trình liên kết hợp tác giữa các quốc gia trong một khu vực.

C. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia thông qua việc tham gia các tổ chức toàn cầu.

D. Là hợp tác kí kết giữa hai quốc gia trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

Câu 8. Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới thể hiện Việt Nam tham gia cấp độ hội nhập nào dưới đây?

A. Hội nhập toàn cầu.

C. Hội nhập song phương.

B. Hội nhập khu vực.

D. Hội nhập đa phương.

Câu 9. Vai trò của tăng trưởng và phát triển kinh tế không phải ý nào sau đây?

A. Giảm bớt tình trạng đói nghèo.

B. Tăng mức thu nhập dân cư.

C. Giải quyết công ăn việc làm.

D. Giảm vai trò quản lí của nhà nước.

Câu 10. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về hoạt động bảo hiểm?

A. Bảo hiểm là hoạt động chuyển giao rủi ro giữa bên tham gia bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

B. Bên tham gia đóng phí cho tổ chức bảo hiểm để được chi trả khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

C. Bảo hiểm là hoạt động loại trừ rủi ro giữa bên tham gia bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm thông qua các cam kết.

D. Bảo hiểm ra đời giúp con người chuyển giao rủi ro, chia sẻ rủi ro, khắc phục hậu quả tổn thất.

Câu 11. Nội dung nào sau đây là vai trò của bảo hiểm về xã hội?

A. Góp phần chuyển giao rủi ro.

B. Ổn định và tăng thu ngân sách nhà nước.

C. Đảm bảo an toàn cho cuộc sống con người.

D. Gia tăng thất nghiệp trong nền kinh tế.

Câu 12. Khẳng định nào dưới đây là sai khi nói về bảo hiểm xã hội?

A. Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm bắt buộc đối với công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên.

B. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

C. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trì và tử tuất.

D. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập.

Câu 13. Tranh chấp nào sau đây không phải tranh chấp về ưu đãi xã hội?

A. Tranh chấp giữa con của thương binh với cơ quan bảo hiểm xã hội về chế độ trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt khi bị tai nạn lao động.

B. Tranh chấp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người có công với cách mạng về xác nhận điều kiện hưởng chế độ trợ giúp xã hội.

C. Tranh chấp giữa thân nhân liệt sĩ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về trợ cấp tuất hàng tháng.

D. Tranh chấp giữa thương binh với cơ sở điều dưỡng về chế độ điều dưỡng, phục hồi chức năng.

Câu 14. Bản mô tả những nội dung cơ bản về định hướng, mục tiêu, nguồn lực, tài chính, kế hoạch bán hàng.... nhằm giúp chủ thể kinh doanh xác định được các nhiệm vụ để thực hiện mục tiêu đề ra được gọi là

A. quản lí kinh doanh.

B. kế hoạch tài chính.

C. kế hoạch kinh doanh.

D. quản lí tài chính.

Câu 15. Nhận định nào dưới đây là không đúng khi nói về ý nghĩa của việc lập kế hoạch kinh doanh?

A. Giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh.

B. Duy trì thị trường và xây dựng quan hệ tốt với khách hàng.

C. Tăng lợi nhuận kinh doanh ngay lập tức.

D. Tăng khả năng huy động vốn cho doanh nghiệp.

Câu 16. Chị Q mở một cửa hàng quần áo và cho rằng phong cách thời trang mà chị Q yêu thích thì khách hàng cũng sẽ thích. Việc làm của chị Q đã bỏ qua bước nào trong lập kế hoạch kinh doanh?

A. Phân tích điều kiện thực hiện ý tưởng kinh doanh.

B. Xác định ý tưởng kinh doanh.

C. Xác định kế hoạch tài chính.

D. Phân tích rủi ro tiềm ẩn và biện pháp xử lí.

Câu 17. Chị B là công chức nhà nước, năm nay con chị 2 tuổi. Khi con chị B bị bệnh, chị được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm con theo chế độ ốm đau?

A. Tối đa 20 ngày làm việc trong 1 năm

B. Tối đa 30 ngày làm việc trong 1 năm

C. Tối đa 40 ngày làm việc trong 1 năm

D. Tối đa 60 ngày làm việc trong 1 năm.

Câu 18. Anh A là lao động tự do. Khi được tuyên truyền tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh A nghĩ rằng mình đang trẻ, khỏe mạnh, có việc làm và thu nhập ổn định, nên đã không tham gia.

Trong tình huống trên, anh A đã thực hiện trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội như thế nào?

A. Không thực hiện đúng, vì anh A đang thể hiện sự chủ quan của bản thân trong việc định hướng tương lai.

B. Thực hiện đúng, vì anh A có quyền lựa chọn việc tham gia an sinh xã hội hay không.

C. Thực hiện đúng, vì anh A làm vậy để bảo mật thông tin cá nhân tốt.

D. Không thực hiện đúng, vì anh A có thể gặp những rủi ro đột ngột, việc tham gia an sinh xã hội là cần thiết.

Câu 19. Ông Đ đã làm việc được 6 tháng theo hợp đồng lao động có thời hạn 24 tháng cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, ông Đ và doanh nghiệp nơi ông Đ làm việc đã không tham gia và đóng bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế. Khi ông Đ chẳng may bị bệnh, ông Đ phải tự chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, tiền thuốc và các dịch vụ y tế.

Theo em, việc không tham gia bảo hiểm y tế mang lại rủi ro gì cho ông Đ?

A. Không mang lại rủi ro gì cả, ông Đ có thể tự lập chi trả tiền khám chữa bệnh.

B. Ông Đ phải chịu chi phí y tế cá nhân cao, không có sự hỗ trợ tài chính từ bảo hiểm.

C. Ông Đ có quyền đòi tiền chi phí khám chữa bệnh với công ty ông đang làm.

D. Ông Đ nên lựa chọn không đóng bảo hiểm y tế để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

Câu 20. Trong các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội dưới đây, chỉ tiêu nào không phải là chỉ tiêu thành phần thuộc về Chỉ số phát triển con người (HDI)?

A. Tuổi thọ trung bình tỉnh từ lúc sinh.

B. Số năm đi học bình quân và số năm đi học kì vọng.

C. Tỉ lệ nghèo đa chiều.

D. Thu nhập quốc dân bình quân đầu người.

Câu 21. Thuật ngữ "Bảo hiểm" dùng để chỉ

A. một biện pháp nhằm chuyển giao, chia sẻ rủi ro.

B. một biện pháp nhằm né tránh rủi ro.

C. một biện pháp nhằm quản trị rủi ro.

D. một biện pháp nhằm loại trừ rủi ro.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không phản ánh bản chất của phát triển kinh tế?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội.

B. Mức sống trung bình của người dân tăng trong một thời kì nhất định.

C. Tình trạng mất ổn định chính trị diễn ra thường xuyên trong khu vực.

D. Cải thiện năng suất lao động thông qua áp dụng công nghệ tiên tiến.

Câu 23. Một dịch vụ tài chính, thông qua đó người tham gia bảo hiểm đóng phí bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm để được bồi thường hoặc chi trả bảo hiểm cho những thiệt hại mà người tham gia bảo hiểm hoặc người thứ ba phải gánh chịu khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. An toàn tài chính.

B. Quản lí rủi ro.

C. Đầu tư mạo hiểm.

D. Bảo hiểm.

Câu 24. Loại bảo hiểm nào dưới đây không phải là bảo hiểm bắt buộc?

A. Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

B. Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

C. Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

D. Bảo hiểm cho những thiệt hại về tài sản.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin dưới đây:

Theo Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% và có xu hướng tăng dần theo thời gian, quý IV đạt 6,72%, cao nhất so với quý III, II và quý I (tương ứng đạt 5,47, 4,25% và 3,41%), cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực cũng như nhiều nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

(Theo tapchitaichinh.vn)

a. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 đạt mức cao nhất so với các năm trước đó.

b. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 sẽ tỉ lệ thuận với mức thu nhập và đời sống của người dân.

c. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cho thấy Việt Nam là quốc gia có mức sống cao.

d. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 là căn cứ để so sánh với sự tăng trưởng kinh tế của năm 2024.

Câu 2. Cho thông tin dưới đây:

Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995 với mức hữu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tham gia WTO, các quốc gia được hưởng các quy định về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO.

a. Tổ chức quốc tế trong thông tin trên thuộc cấp độ hội nhập khu vực.

b. Cấp độ hội nhập các quốc gia tham gia trong thông tin là hội nhập toàn cầu.

c. Tham gia tổ chức quốc tế, chỉ có các nước phát triển được hưởng lợi ích.

d. Các quốc gia tham gia tổ chức quốc tế trên không nhất thiết phải tuân thủ các quy định chung của tổ chức.

Câu 3. Cho trường hợp dưới đây:

Chị T là nhân viên kế toán cho công ty H. Chị đã kí hợp đồng làm việc xác định thời hạn với công ty và đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 5 năm theo quy định của Luật Việc làm. Khi công việc kinh doanh khó khăn, chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn do công ty cắt giảm nhân viên. Vì chưa tìm được việc làm mới, đời sống khó khăn, chị T đã đến Trung tâm Dịch vụ việc làm trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để nộp hồ sơ nhận bảo hiểm thất nghiệp.

a. Chị T không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

b. Chị T bị chấm dứt hợp đồng lao động nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

c. Chị T đủ điều kiện được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

d. Chị T không đủ điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ học nghề.

Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đối tượng hưởng chính sách trợ Tình giúp thường xuyên được mở rộng, tăng từ 2,863 triệu người năm 2018 lên 3,718 triệu người năm 2023. Từ năm 2021 – 2023, Chính phủ đã tiến hành trợ giúp khẩn cấp tổng cộng 206 765,220 tấn gạo hỗ trợ cứu đói cho 3 491 156 hộ dân với 13 ng 746 070 nhân khẩu.

Thông tin trên để cập đến kết quả thực hiện chính sách xã hội nào dưới đây?

a. Kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội.

b. Việc thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thông qua trợ cấp thường xuyên cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (người cao tuổi, trẻ mồ côi, người khuyết tật,…) và trợ cấp đột xuất cho người dân gặp rủi ro (thiên tai, dịch bệnh,…) giúp người dân ổn định cuộc sống.

c. Việc thực hiện chính sách dịch vụ xã hội cơ bản.

d. Chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột có chức năng cung cấp, trợ giúp những người yếu thế trong xã hội nhằm duy trì cuộc sống.

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Kinh tế pháp luật 12 Chân trời

Đang cập nhật...

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Kinh tế pháp luật 12 Chân trời

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Điều chỉnh hành vi

4

1

5

0

4

5

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

5

7

2

0

3

4

Phát triển bản thân

0

0

0

0

0

0

TỔNG

9

8

7

0

7

9

4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Kinh tế pháp luật 12 Chân trời

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Điều chỉnh hành vi

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

Phát triển bản thân

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

7

4

7

16

Bài 1.

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Nhận biết

Trình bày được khái niệm, vai trò và chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế.

4

2

C1, C2, C13, C20

C1b, C1d

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

1

2

C9

C1a, C1c

Vận dụng

Ủng hộ những hành vi, việc làm góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế; phê phản, đấu tranh với những hành vi, việc làm cản trở sự tăng trưởng, phát triển kinh tế.

2

C3, C5

CHỦ ĐỀ 2: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

4

4

4

4

Bài 2.

Hội nhập kinh tế quốc tế

Nhận biết

Nêu được được khái niệm hội nhập kinh tế.

1

C6

Thông hiểu

- Nêu được hội nhập kinh tế quốc tế là cần thiết đối với mọi quốc gia.

- Liệt kê được các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế.

- Xác định được trách nhiệm của bản thân trong hội nhập kinh tế.

3

3

C7, C8, C22

C2a, C2b, C2c

Vận dụng

Ủng hộ những hành vi chấp hành và phê phán những hành vi không chấp hành chủ trương, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

1

C2d

CHỦ ĐỀ 3: BẢO HIỂM VÀ AN SINH XÃ HỘI

13

8

13

8

Bài 3.

Bảo hiểm

Nhận biết

Nêu được khái niệm bảo hiểm, và vai trò của bảo hiểm.

3

C4, C11, C21

Thông hiểu

Nêu được sự cần thiết của bảo hiểm.

Liệt kê được một số loại hình bảo hiểm.

4

C10, C12, C23, C24

Vận dụng

Thực hiện được trách nhiệm của công dân về bảo hiểm bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi.

3

C17, C18, C19

Bài 4.

An sinh xã hội

Nhận biết

Nêu được khái niệm an sinh xã hội và vai trò của an sinh xã hội.

1

C14

Thông hiểu

Nêu được sự cần thiết của an sinh xã hội.

Kể tên một số chính sách an sinh xã hội.

1

4

C15

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Thực hiện được trách nhiệm của công dân về an sinh xã hội bằng việc làm cụ thể và phù hợp với lứa tuổi.

1

4

C16

C3a, C3b, C3c, C3d

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm