Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề 1
Đề thi Văn 12 giữa kì 1 có đáp án - Đề 1
Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Cánh diều - Đề 1 có đáp án được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Đay là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn sắp tới.
1. Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Cánh diều
PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Trung thực rất tinh tế và khó phân biệt qua lời nói hay hành động. Đôi khi đức tính trung thực bị xem là đã “lỗi thời”, chỉ còn trên sách vở, không thực tế hoặc chẳng hay ho gì để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh. Trước đây, tôi từng cho rằng bình an là giá trị quan trọng nhất, nhưng giờ tôi thấy trung thực mới chính là nền tảng của tất cả giá trị khác.
Gần đây tôi có gặp một phụ nữ trẻ, xinh đẹp, có ba người con rất đáng yêu. Giỏi giang, thông minh và giàu có nhưng chị tâm sự chị không hài lòng chút nào về bản thân. Chị luôn so sánh mình với hai người chị dâu, là những nữ doanh nhân cực kì sắc sảo và thành đạt. Chị đánh giá mình chỉ là một người phụ nữ vô tích sự, chẳng làm được trò trống gì, đã thế lại còn thất nghiệp. Thực ra, chị đã không trung thực với chính mình khi chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. Trung thực trong lòng giúp ta đánh giá lại mình một cách chính xác và thực tế: biết và đánh giá cao ưu điểm của mình bên cạnh việc nhận ra nhược điểm của bản thân.
(Trích Lăng kính tâm hồn - Trish Summerfield, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Mimh)
Câu 1 (1.0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 2 (1.0 điểm): Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm nào của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân?
Câu 3 (1.0 điểm): Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh?”
Câu 4 (1.0 điểm): Anh/chị có đống tình với quan niệm: “Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân không?” Vì sao?
PHẦN VIẾT (6.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn ngắn 200 từ trình bày quan điểm của anh/chị về sự trung thực trong cuộc sống?
Câu 2 (4.0 điểm): Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại?
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Cánh diều
PHẦN ĐỌC HIỂU: (4.0 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm |
Câu 1 | - Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là: Nghị luận. | 1.0 điểm |
Câu 2 | - Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra sai lầm của người phụ nữ khi nhận thức về bản thân là: chỉ nhìn vào những điểm mạnh của những người chị dâu, và đánh giá họ hoàn toàn dựa trên những cái mình không có. | 1.0 điểm |
Câu 3 | - Ý kiến: " Trung thực là yếu tố căn bản để có được sự bình an trong tâm trí, là nền tảng cho sự tự do nội tâm và mối quan hệ lành mạnh" có thể hiểu là: trung thực là một yếu tố rất quan trọng quyết định đến tâm trí, nội tâm và các mối quan hệ xung quanh. Khi chúng ta trung thực thì tâm trí sẽ không day dứt, hối hận vì những điều giả dối, từ đó nội tâm của chúng ta được tự do, thỏa sức suy nghĩ, không bị gò bó, ép buộc trong những điều dối trá từ đó chúng ta sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp. | 1.0 điểm |
Câu 4 | - Em đồng tình với quan niệm: " Thiếu sự trung thực với chính mình sẽ đồng nghĩa với việc nhận thức sai về bản thân". Vì: - Khi chúng ta thiếu đi sự trung thực thì chúng ta sẽ chỉ nhận ra những nhược điểm của mình và hạ thấp mình hơn so với người khác. - Khi chúng ta không trung thực thì chúng ta sẽ không thể phát hiện ra những ưu điểm của mình để cố gắng, phát huy mà còn làm nó bị lãng quên và dần biến mất. - Khi chúng ta không trung thực, tâm trí của ta sẽ thiếu đi cảm giác an toàn, luôn buồn vì bản thân mình kém hơn người khác. => Từ đó, thiếu sự trung thực khiến con người ta nhận thức sai về những ưu và nhược điểm của bản thân. | 1.0 điểm |
PHẦN VIẾT: (6.0 điểm)
Đáp án | Điểm |
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự trung thực trong cuộc sống. a. Về hình thức: Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – hợp – phân, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Cac định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự trung thực trong cuộc sống. c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để là rõ vấn đề nghị luận - Giải thích: + Trung thực là một khía cạnh của nhân cách đạo đức con người được hiểu với nghĩa là sự ngay thẳng, thật thà, luôn nói lên sự thật. Trung thực chính là tôn trọng lẽ phải, không dối trá từ lời nói đến hành vi. Có thể hiểu đơn giản người trung thực là người không biết nói dối, họ sẵn sàng dũng cảm nói lên sự thật và sẵn sàng nhận lỗi khi phạm sai lầm. - Ý nghĩa : + Thứ nhất, trung thực giúp người khác nhìn nhận đúng, đánh giá đúng về con người thật của chúng ta. + Thứ hai, trung thực giúp chính bản thân chúng ta nhìn nhận, đánh giá đúng về con người của mình, để từ đó, biết được đâu là điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để trở thành phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình. + Thứ ba, trung thực giúp cho con người sống ngay thẳng, không lừa người dối mình, sống chân thành sẽ luôn nhận về chân tình của những người xung quanh. - Bình giảng : Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác, nhưng nếu sự lừa dối đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi trung thực có thể khiến bạn bị thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng có đắn đo, hãy hành động. - Liên hệ: + Trung thực với chính bản thân mình, sẵn sàng nhận lỗi sửa sai, đừng bất chấp mọi giá trị sống lừa dối để đạt được mục đích. d. Viết đoạn văn cần đảm bảo các yêu cầu sau : - Lựa chọn thao tác lập luận phương thức biểu đạt phù hợp. - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các ý. - Lập luận chặt chẽ thuyết phục. e. Diễn đạt Đảm bảo đúng chính tả, dùng từ, ngữ pháp liên kết câu trong đoạn văn. f. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. | 2.0 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 0.25 |
Câu 2: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Cấu trúc bài cần nêu được đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận. | 0.5 điểm |
b. Xác định đúng vấn đề cần thể hiện Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận : 0.5 điểm. - HS xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0 điểm. | 0.25 điểm |
c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm trong bài văn nghị luận - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. · Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề. · Triển khai vấn đề nghị luận. - Giải thích vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết, có thể theo một số gợi ý sau: + Ngoại hình và phong cách: Quyền tự do lựa chọn phong cách ngoại hình, sự phóng khoáng trong thể hiện tính cách và phong cách cá nhân. + Quyền lợi và bình đẳng: Tự lập về tài chính và lựa chọn cách sống, tôn trọng và bảo vệ từ xã hội. + Đa và phong phú cuộc sống: Người phụ nữ đóng góp vào sự đa dạng và phong phú cuộc sống và vai trò của người phụ nữ trong các lĩnh vực công việc xã hội, những đóng góp to lớn của người phụ nữ trong xây dựng đất nước. …. - Mở rộng trao đổi quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện…. · Khẳng định quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc, dẫn chứng phù hợp, thuyết phục: 2.5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1.25 điểm – 1.75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0.5 - 1.0 điểm. | 2.5 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. | 0.5 điểm |
e. Sáng tạo - Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. | 0.5 điểm |
3. Bảng ma trận đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Cánh diều
TT | Thành phần năng lực | Mạch nội dung | Số câu | Cấp độ tư duy | ||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||||||
Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | Số câu | Tỉ lệ | 40% | ||||
1 | Năng lực Đọc | Văn bản đọc hiểu | 4 | 2 | 20% | 1 | 10% | 1 | 10% | |
2 | Năng lực Viết | Nghị luận văn học | 1 | 5% | 5% | 10% | 20% | |||
Nghị luận xã hội | 1 | 5% | 10% | 25% | 40% | |||||
Tỉ lệ % | 30% | 25% | 45% | 100% | ||||||
Tổng | 6 | 100% |
4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Cánh diều
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 4 | 0 |
|
| ||
| Nhận biết
| - Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ. - Nhận biết được phong cách ngôn ngữ phương thức biểu đạt. - Nhận biết được bố cục, những hình ảnh tiêu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ. | 2 | 0 | C1,2 | |
Thông hiểu | - Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. - Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | 1 | 0 | C4 | ||
Vận dụng | - Nhận biết được câu chủ đề đồng thời triển khai dựa trên câu chủ đề đã cho sẵn. - Hiểu và lí giải được tình cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. | 1 | 0 | C3 | ||
| ||||||
VIẾT | 2 | 0 |
|
| ||
| Vận dụng | Viết đoạn văn ngắn 200 từ trình bày quan điểm của anh chị về sự trung thực trong cuộc sống. | 1 | 0 | C1 phần tự luận | |
Viết văn bản nghị luận vai trò của người phụ nữ trong xã hội ngày nay: *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá vai trò người phụ nữ trong xã hội. - Xác định được kiểu bài phân tích vai trò người phụ nữ trong xã hội. *Thông hiểu - Xác định được các ý chính của bài viết. - Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. - Lý giải được vấn đề nghị luận. - Thể hiện quan điểm của người viết. * Vận dụng - Mở rộng vấn đề trao đổi với quan điểm trái chiều hặc ý kiến khác để có cái nhìn khách quan toàn diện. | 1 | 0 | ||||
C2 phần tự luận |