Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Đề thi Lịch sử 12 giữa kì 1 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Mục tiêu quan trọng nhất và là cơ sở để thực hiện các mục tiêu khác của Liên hợp quốc là
A. thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B. thúc đẩy hợp tác quốc tế.
C. trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế.
D. duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Câu 2. Đâu không phải là vai trò của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
B. Thúc đẩy hợp tác quốc tế.
C. Thúc đẩy phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế và nâng cao đời sống người dân.
D. Đảm bảo quyền con người, phát triển văn hóa, xã hội.
Câu 3. Cho các sự kiện sau:
(1) Hội nghị quốc tế tại I-an-ta (Liên Xô).
(2) Việt Nam là thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
(3) Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
(4) Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mĩ).
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian
A. (3), (1), (2), (4).
B. (2), (1), (4), (3).
C. (4), (1), (3), (2).
D. (1), (4), (3) ,(2).
Câu 4. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị I-an-ta là
A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
B. kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm.
D. thành lập tổ chức quốc tế - Liên hợp quốc.
Câu 5. Giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta diễn ra trong giai đoạn nào?
A. từ năm 1954 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
B. từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
C. từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XXX.
D. từ năm 1954 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XIX.
Câu 6. Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị I-an-ta là
A. đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
B. các nước thắng trận thỏa thuận việc phân chia Đức thành hai nước Đông Đức và Tây Đức.
C. ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thỏa thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. các nước phát xít Đức, I-ta-li-a kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.
Câu 7. Biểu hiện đầu tiên của xu thế đa cực là:
A. Sự gia tăng mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.
B. Sự suy giảm sức mạnh tương đối của Mỹ trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.
C. Vai trò ngày càng gia tăng của các trung tâm, tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế, khu vực.
D. Các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên khu vực có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới.
Câu 8. Đâu không phải là một trong các tổ chức kinh tế, tài chính khu vực, liên kết khu vực tiêu biểu có vai trò ngày càng lớn đối với sự phát triển của thế giới?
A. WTO.
B. G20.
C. ASEM.
D. ASEAN.
Câu 9. Đoạn tư liệu dưới đây nhắc đến xu thế phát triển nào của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
“Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,… Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỉ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”
A. Toàn cầu hóa.
B. Lấy kinh tế làm trọng tâm.
C. Đối thoại, hợp tác.
D. Đa cực trong quan hệ quốc tế.
Câu 10. Tuyên bố quan trọng khi thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là
A. Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN.
B. Tuyên bố Ba-li II.
C. Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập.
D. Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN.
Câu 11. Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc trong hoạt động của tổ chức ASEAN?
A. Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1991.
B. Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976.
C. Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995.
D. 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999.
Câu 12. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.
Câu 13. Văn kiện nêu rõ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng cho sự phát triển trong tương lai của ASEAN là
A. Văn kiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
B. Văn kiện Tầm nhìn ASEAN 2020.
C. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản.
D. Văn kiện Cương lĩnh chính trị.
Câu 14. Nội dung nào không phải là thách thức của Cộng đồng ASEAN?
A. Chính trị ở một số nước còn phức tạp, tồn tại một số mâu thuẫn trong quan hệ song phương.
B. Chênh lệch về thu nhập, trình độ phát triển,...
C. Vị thế đối ngoại ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.
D. Diễn biến phức tạp trên Biển Đông.
Câu 15. “Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích đảm bảo hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực” được trích trong
A. Thỏa ước Ba-li II (2003).
B. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015).
C. Hội nghị cấp cao ASEAN 14.
D. Tầm nhìn ASEAN 2025.
Câu 16. Ngày 23-8, ở Huế diễn ra sự kiện nào?
A. Đơn vị Giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên.
B. Hàng vạn nhân dân biểu tình thị uy, chiếm các công sở giành chính quyền về tay nhân dân.
C. Nhân dân tham gia cuộc mít tinh lớn do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
D. Quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đầu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Bưu Điện,...
Câu 17. Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là
A. Xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất.
B. Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp tác, nửa hợp pháp.
C. Phải có chủ trương và biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn cách mạng trong cả nước.
D. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ khởi nghĩa.
Câu 18. Bài học kinh nghiệm nào của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được Đảng ta tiếp tục vận dụng trong công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc?
A. Phải linh hoạt kết hợp các hình thức đấu tranh.
B. Kết hợp giữa đấu tranh với xây dựng để ngày càng vững mạnh.
C. Tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước.
Câu 19. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 nhằm thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Tiêu hao sinh lực địch.
B. Giam chân địch trong các đô thị.
C. Tiêu hao và giam chân địch trong các đô thị.
D. Bảo vệ các đô thị.
Câu 20. Chính phủ nước Việt Nam kí với Chính phủ Pháp bản Hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) nhằm mục đích gì?
A. Tránh việc cùng lúc phải đương đầu với nhiều kẻ thù.
B. Buộc Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với Pháp để tiến hành tổng tuyển cử.
D. Tạo điều kiện thuận lợi để quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.
Câu 21. “Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh oanh liệt kể từ ngày ra đời, khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng” là nội dung của báo cáo nào được trình bày tại Đại hội Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951)?
A. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh.
B. Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Trường Chinh.
C. Bản đề cương văn hóa của Trường Chinh.
D. Báo cáo chính trị của Lê Duẩn.
Câu 22. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965-1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mỹ?
A. Trận Vạn Tường (18-8-1965).
B. Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (1972).
C. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông (1947).
D. Tổng tiến công tết Mậu Thân (1968).
Câu 23. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) đối với Việt Nam?
A. Kết thúc 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, 30 năm chiến tranh cách mạng.
B. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc trên đất nước Việt Nam.
D. Mở ra kỉ nguyên cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 24. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, là phương châm tác chiến của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch nào?
A. Chiến dịch Tây Nguyên.
B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
C. Chiến dịch Hồ Chí Minh.
D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Cho thông tin dưới đây:
[Năm 1960] “Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bản Tuyên ngôn về thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa. Đó là một sự kiện chính trị quan trọng. Như thế, Tuyên ngôn đã khẳng định các nước thực dân đã vi phạm nguyên tắc quan trọng nhất của luật pháp quốc tế; khẳng định rõ ràng cơ sở pháp lí quốc tế của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc bị áp bức”.
(Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.46)
a. Liên hợp quốc đã đưa ra văn bản quan trọng nhằm thủ tiêu hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
b. Bản Tuyên ngôn của Liên hợp quốc đã có tác động tiêu cực đến phong trào đấu tranh giải phóng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
c. Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc giúp tổ chức này thực thi nhiệm vụ bảo vệ nền hòa bình của các nước thuộc địa.
d. Đây là một trong những văn bản quan trọng thể hiện vai trò và đóng góp của Liên hợp quốc vì sự tiến bộ của nhân loại.
Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập gồm ba trụ cột là hợp tác chính trị và an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa – xã hội, được gắn kết chặt chẽ và cùng tăng cường cho mục đích bảo đảm hòa bình, ổn định lâu dài và cùng thịnh vượng trong khu vực”.
(Trích: Tuyên bố Ba-li II, năm 2003)
a. Chính trị và an ninh là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN.
b. Cộng đồng ASEAN được chính thức thành lập năm 2007.
c. Cộng đồng ASEAN được thành lập 10 năm sau khi ASEAN chính thức thông qua Hiến chương.
d. Một trong những mục đích của việc thành lập Cộng đồng ASEAN là hướng đến một khu vực Đông Nam Á cùng phát triển thịnh vượng.
Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.
(Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.25)
a. Với thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã trở thành đảng cầm quyền.
b. Giai cấp lao động là lực lượng lãnh đạo của cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
c. Cách mạng tháng Tám năm 1945 gắn liền với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
d. Đảng Cộng sản Đông Dương là chính đảng trẻ nhất giành được chính quyền trên cả nước.
Câu 4. Cho dữ liệu thống kê dưới đây:
“Năm 1951, viện trợ của Mỹ đã lên 340 triệu đô la, được tính bằng số lượng 50 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 300 xe vận tại, 70 khẩu pháo, 30 máy bay chiến đấu, 70 xuồng và một số tàu vận tải, vũ khí bộ binh đủ trang bị cho 12 tiểu đoàn bộ binh; đồng thời, cố vấn quân sự được đưa sang nằm ngay trong Bộ Tổng chỉ huy Đông Dương của quân Pháp. Đến tháng 5-1952, chuyến hàng thứ 150 của Mỹ đã được chuyển sang Đông Dương, Chính phủ Mỹ đã chịu tới 40 % tổng chi phí ngân sách cho cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp”.
a. Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp trong chiến tranh xâm lược Đông Dương.
b. Mỹ hất cẳng Pháp, trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược Đông Dương.
c. Chính phủ Mỹ ngày càng lộ rõ ý định tái chiếm Đông Dương bằng mọi giá.
d. Mỹ phải chịu trách nhiệm cho thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương.
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Đang cập nhật...
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | |||||
PHẦN I | PHẦN II | |||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Tìm hiểu lịch sử | 5 | 2 | 4 | 0 | 2 | 0 |
Nhận thức và tư duy lịch sử | 3 | 6 | 1 | 0 | 1 | 3 |
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 0 | 0 | 3 | 0 | 4 | 6 |
TỔNG | 8 | 8 | 8 | 0 | 7 | 9 |
4. Bản ma trận đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||
Tìm hiểu lịch sử | Nhận thức và tư duy lịch sử | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | ||
CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH | 9 | 4 | 9 | 4 | ||||
Bài 1. Liên hợp quốc | Nhận biết | Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc. | 1 | C1 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc. | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 1 | 1 | C2 | C1a | ||
Vận dụng | Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác. | 1 | 3 | C3 | C1b, C1c, C1d | |||
Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C5 | ||||
Thông hiểu | Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta. | 1 | C6 | |||||
Vận dụng | Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới. | 1 | C4 | |||||
Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh | Nhận biết | Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh. | 1 | C7 | ||||
Thông hiểu | Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. | 1 | C8 | |||||
Vận dụng | Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế. | 1 | C9 | |||||
CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ | 6 | 4 | 6 | 4 | ||||
Bài 4. Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 1 | C10 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | C11 | |||||
Vận dụng | Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN. | 1 | C12 | |||||
Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực | Nhận biết | Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN. | 1 | C13 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN. | 1 | 1 | C14 | C2a | |||
Vận dụng | Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên. | Phân tích được nội dung ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN. | 1 | 3 | C15 | C2b, C2c, 2d | ||
CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY) | 9 | 8 | 9 | 8 | ||||
Bài 6. Cách mạng tháng Tám năm 1945 | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945. háng | 1 | C16 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945. | 1 | 1 | C17 | C3a | |||
Vận dụng | Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam. | 1 | 3 | C18 | C3b, C3c, C3d | |||
Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 1 | C19 | ||||
Thông hiểu | Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. | 1 | 4 | C20 | C4a, C4b, C4c, C4d | |||
Vận dụng | Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử Việt Nam. | 1 | C21 | |||||
Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) | Nhận biết | Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 1 | C22 | ||||
Thông hiểu | Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. | 1 | C23 | |||||
Vận dụng | Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương. | 1 | C24 |