Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 12 Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Hoạt động trải nghiệm sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đề thi giữa học kì 1 Trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Cánh diều

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Biểu hiện nào thể hiện đúng cách nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô?

A. Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và chủ động hỏi khi không hiểu bài.

B. Chỉ liên lạc với thầy cô khi bị phạt.

C. Tránh giao tiếp với thầy cô ngoài giờ học.

D. Chỉ tiếp xúc với thầy cô khi cần xin điểm cao.

Câu 2 (0,5 điểm). Đam mê là gì?

A. Sự hứng thú tạm thời với một hoạt động hoặc sở thích.

B. Điều gì đó bạn làm vì bị ép buộc.

C. Một hoạt động bạn chỉ thích làm khi có thời gian rảnh.

D. Một cảm xúc mạnh mẽ và kiên định về một hoạt động hoặc mục tiêu mà bạn sẵn sàng đầu tư thời gian và công sức vào.

Câu 3 (0,5 điểm). Đặc điểm tích cực của người trưởng thành là gì?

A. Luôn cảm thấy căng thẳng và bối rối trong các tình huống khó khăn.

B. Tự mình đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với hành động của mình.

C. Luôn cần sự giúp đỡ của người khác để làm việc.

D. Thường xuyên từ bỏ khi gặp thử thách.

Câu 4 (0,5 điểm). Điều nào sau đây không phải là biểu hiện của đam mê?

A. Sẵn sàng dành nhiều thời gian và công sức cho một hoạt động.

B. Luôn cảm thấy hứng thú và năng động khi làm việc.

C. Làm việc chỉ để làm vừa lòng người khác.

D. Luôn tìm cách cải thiện và học hỏi để nâng cao kỹ năng.

Câu 5 (0,5 điểm). Biểu hiện nào sau đây thể hiện cách nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ với bạn bè?

A. Chỉ liên lạc với bạn bè khi cần sự giúp đỡ.

B. Thường xuyên tương tác, lắng nghe và hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

C. Tránh gặp gỡ bạn bè ngoài giờ học.

D. Luôn đồng ý với mọi yêu cầu của bạn bè mà không cần suy nghĩ.

Câu 6 (0,5 điểm). Việc làm nào dưới đây không giúp học sinh phát triển mối quan hệ tích cực với thầy cô?

A. Luôn tuân thủ nội quy và hoàn thành bài tập đúng hạn.

B. Thể hiện sự tôn trọng thầy cô.

C. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.

D. Tránh mặt thầy cô khi không muốn làm bài tập.

Câu 7 (0,5 điểm). Trong kỳ thi học kỳ vừa qua, Thanh đã tham gia môn học ngoại ngữ mà cô không mấy hứng thú. Thanh gặp phải nhiều khó khăn khi học môn này và cảm thấy chán nản. Tuy nhiên, với sự khuyến khích của gia đình và bạn bè, Thanh quyết tâm không bỏ cuộc và dành thời gian học tập ngoài giờ lớp. Kết quả, Thanh đã vượt qua kỳ thi môn ngoại ngữ với điểm cao và cảm thấy hài lòng với bản thân.

Theo em, Thanh nên làm thế nào để thể hiện phẩm chất ý chí của bản thân?

A. Bỏ cuộc khi gặp khó khăn và chuyển sang học môn khác.

B. Hủy bỏ kế hoạch học tập và chỉ làm việc khi có sự giám sát.

C. Giao phó việc học cho người khác và không quan tâm đến kết quả.

D. Tiếp tục học tập và nỗ lực vượt qua khó khăn dù không có sự hứng thú ban đầu.

Câu 8 (0,5 điểm). Đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống dưới đây:

Hương mới tham gia Câu lạc bộ Khoa học của trường. Buổi đầu được nghe cô Dung - giáo viên của trường nói chuyện chuyên đề, Hương rất ngưỡng mộ và muốn được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô.

Theo em. Hương nên làm gì?

A. Chỉ tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề mà không giao tiếp với cô Dung.

B. Chủ động giới thiệu bản thân, bày tỏ sự ngưỡng mộ và thường xuyên tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ Khoa học.

C. Tránh tiếp xúc và chỉ quan sát từ xa.

D. Chỉ giao tiếp với cô Dung khi có câu hỏi cần thiết về bài giảng.

Câu 9 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò?

A. Tươi cười, chan hoà với mọi người.

B. Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô, bạn bè.

C. Cho bạn bè nhiều lời khuyên tích cực.

D. Nhờ bạn làm bài, trực nhật hộ mình.

Câu 10 (0,5 điểm). Thực hiện giải quyết mâu thuẫn với bạn bè trong trường hợp sau:

Tân và Mạnh là bạn cùng lớp, do những hành động trêu chọc thái quá và những lời chê bai, nói xấu nhau đã khiến tình bạn giữa hai người rạn nứt. Xung đột đỉnh điểm là trong giờ ra chơi khi Tần liếc nhìn Mạnh, cái nhìn mà Mạnh cho là “nhìn” có ý khiêu khích. Mạnh hẹn Tân sau giờ học gặp nhau để giải quyết mâu thuẫn. Nếu là Tân, em sẽ làm gì?

A. Tìm cách nói chuyện trực tiếp với Mạnh và giải thích mọi hiểu lầm.

B. Gọi giáo viên hoặc người lớn để can thiệp.

C. Gửi tin nhắn thách thức lại Mạnh.

D. Tránh mặt Mạnh và không nói chuyện.

Câu 11 (0,5 điểm). Nội dung nào sau đây không phải là thể hiện phẩm chất ý chí?

A. Luôn kiên định với mục tiêu đã đề ra.

B. Luôn cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề.

C. Học hỏi từ những sai lầm và thất bại để cải thiện bản thân.

D. Luôn tránh né khó khăn và tìm cách dễ dàng hơn.

Câu 12 (0,5 điểm). Trong khi học cấp 3, Minh đã từng là học sinh nổi bật với thành tích học tập rất tốt. Tuy nhiên, khi bước vào đại học, Minh thấy môi trường học tập và phương pháp giảng dạy khác biệt hoàn toàn so với trước đây. Minh gặp phải nhiều khó khăn ban đầu và cảm thấy bối rối vì không thích nghi được với sự thay đổi này. Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?

A. Tiếp tục giữ nguyên phương pháp học cũ và chờ đợi môi trường thay đổi.

B. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ giảng viên và bạn bè để thích nghi với môi trường mới.

C. Bỏ cuộc và không tiếp tục học tập tại đại học.

D. Chán nản và mong muốn được nghỉ học một thời gian.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy liệt kê các cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy thể hiện ý chí của bản thân nếu em là nhân vật trong những trường hợp dưới đây:

Trường hợp a. Tiến đặt mục tiêu điểm thi tốt nghiệp môn Ngữ văn phải đạt tối thiểu là 7 điểm. Tuy nhiên, kết quả học tập hiện tại môn này của Tiến lại không như mong muốn.

Trường hợp b. Ngọc là thành viên đội tuyển điền kinh của trường. Việc tập luyện trong đội tuyển được tổ chức hằng tuần và duy trì chạy trên đoạn đường dài thường xuyên. Ngoài lịch học khá dày, Ngọc còn phải làm việc nhà. Bố mẹ Ngọc không đồng ý việc tham gia đội tuyển điền kinh của bạn.

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Cánh diều

Đang cập nhật...

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Cánh diều

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chủ đề 1:

Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ

1

1

3

0

2

0

0

0

6

1

6,0

Chủ đề 2: Thay đổi để trưởng thành

1

0

3

0

2

0

0

1

6

1

4,0

Tổng số câu TN/TL

2

1

6

0

4

0

0

1

12

2

10,0

Điểm số

1,0

3,0

3,0

0

2,0

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Trải nghiệm, hướng nghiệp 12 Cánh diều

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 1

6

1

Xây dựng nhà trường và phát triển các mối quan hệ

Nhận biết

- Nhận biết được biểu hiện của cách nuôi dưỡng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

- Liệt kê được các cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.

1

1

C1

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được biểu hiện thể hiện cách nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ với bạn bè.

- Biết được việc làm không giúp học sinh phát triển mối quan hệ tích cực với thầy cô.

- Xác định được việc làm không phù hợp để giữ gìn tình bạn, tình thầy trò

3

C5, C6, C9

Vận dụng

- Biết cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong tình huống.

- Thực hiện giải quyết mâu thuẫn với bạn bè trong trường hợp.

2

C8, C10

Vận dụng cao

Chủ đề 2

6

1

Thay đổi để trưởng thành

Nhận biết

Nhận biết được định nghĩa của đam mê.

1

C2

Thông hiểu

- Xác định được biểu hiện của người trưởng thành.

- Xác định được nội dung không phải biểu hiện của đam mê.

- Biết được việc không thể hiện phẩm chất ý chí.

3

C3, C4, C11

Vận dụng

- Thể hiện được ý chí bản thân trong trường hợp cụ thể.

- Thực hành thích nghi với sự thay đổi trong học tập.

1

C7, C12

Vận dụng cao

Thể hiện được ý chí của bản thân nếu là nhân vật trong các trường hợp.

1

C2 (TL)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm