Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức

Đề thi giữa kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Địa sắp tới. Đề thi được xây dựng theo cấu trúc đề thi THPT Quốc gia 2025. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Vị trí địa lí nước ta không tạo điều kiện thuận lợi cho việc

A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới.

C. phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

D. phát triển ngành nông nghiệp trồng lúa mì.

Câu 2. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta là gì?

A. Có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới.

B. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.

C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước.

D. Quy định thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 3. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới, ẩm, gió mùa của nước ta là do

A. vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.

B. ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.

C. sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.

D. ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình.

Câu 4. Xét về góc độ kinh tế, vị trí địa lí của nước ta

A. thuận lợi cho việc trao đổi, hợp tác, giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.

B. thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ; tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước và thu hút đầu tư của nước ngoài.

C. thuận lợi trong việc hợp tác sử dụng tổng hợp các nguồn lợi của Biển Đông, thềm lục địa và sông Mê Công với các nước có liên quan.

D. thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kĩ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Câu 5. Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta do

A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.

D. đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm chung của địa hình nước ta?

A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Địa hình ít chịu tác động của con người.

C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

D. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng.

Câu 7. Ảnh hưởng nào không phải của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sản xuất?

A. Cung cấp các nguồn lợi khác về thủy sản, lâm sản, khoáng sản.

B. Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng.

C. Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp, thành phố.

D. Địa bàn thuận lợi để phát triển tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Câu 8. Thế mạnh của khu vực đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là

A. chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia cầm.

B. chuyên canh cây ăn quả, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ.

C. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn.

D. chuyên canh cây lương thực, cây lương thực, chăn nuôi gia súc nhỏ.

Câu 9. Biển Đông ảnh hưởng như thế nào đối với thiên nhiên Việt Nam?

A. Làm cho khí hậu mang tính hải dương điều hòa.

B. Làm cho thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

C. Làm cho thiên nhiên nước ta có sự phân hoá đa dạng.

D. Làm cho khí hậu mang tính chất lục địa điều hoà.

Câu 10. Sự phân hóa của khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam là do

A. sự đa dạng của địa hình.

B. hoạt động của Tín phong.

C. gió mùa kết hợp với địa hình.

D. ảnh hưởng của dãy Trường Sơn.

Câu 11. Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là

A. mùa đông lạnh khô, cây rụng lá.

B. mùa đông lạnh khô, không mưa, nhiều loài cây rụng lá.

C. mùa đông lạnh ẩm mưa nhiều, cây rụng lá.

D. mùa đông lạnh mưa ít, nhiều loài cây rụng lá.

Câu 12. Biểu hiện nào sau đây không phải của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa?

A. Phần lớn là loài vùng xích đạo và nhiệt đới.

B. Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loại cây thuộc họ dầu.

C. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo.

D. Xuất hiện nhiều loài cây rụng lá vào mùa khô, các loài thú có lông dày và các loài thú lớn.

Câu 13. Khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, thời gian có nhiều bão là

A. từ tháng 6 đến tháng 10.

B. từ tháng 8 đến tháng 10

C. từ tháng 9 đến tháng 11.

D. từ tháng 10 đến tháng 12.

Câu 14. Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét là

A. bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.

B. xây dựng các hồ chứa nước.

C. di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.

D. quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 15. Nguyên nhân dẫn đến giảm tỉ lệ gia tăng dân số nước ta hiện nay là

A. mức sống ngày càng được cải thiện.

B. công tác y tế có nhiều tiến bộ.

C. kinh tế ngày càng phát triển.

D. kết quả của việc triển khai cuộc vận động kế hoạch hoá gia đình.

Câu 16. Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội.

B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn.

D. Ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội.

Câu 17. Ảnh hướng lớn nhất của đô thị hóa tới sự phát triển kinh tế là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.

B. tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút đầu tư cơ cấu kinh tế.

Câu 18. Phần lớn dân cư nước ta hiện sống ở nông thôn do

A. nông nghiệp hiện là ngành kinh tế phát triển nhất.

B. điều kiện sống ở nông thôn cao hơn thành thị.

C. quá trình đô thị hóa diễn ra chậm.

D. có sự di dân từ thành thị vè nông thôn.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Nước ta nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, phần đất liền tiếp giáp với 3 quốc gia. Trên biển, Việt Nam có chung Biển Đông với nhiều quốc gia khác. Nước ta nằm ở vị trí trung chuyển của các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế, cũng như các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á.

a) Ba quốc gia tiếp giáp với nước ta trên đất liền là: Trung Quốc, Thái Lan, Lào.

b) Nước ta là cửa ngõ thông ra biển của một số quốc gia trong khu vực.

c) Vị trí địa lí đã tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng giao lưu, phát triển các ngành kinh tế biển.

d) Vị trí địa lí đã tạo nhiều thuận lợi cho nước ta trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng.

Câu 2. Cho thông tin sau:

Từ tháng 6 đến tháng 4 năm sau, miền Bắc nước ta chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Nửa đầu mùa đông, miền Bắc có thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông có thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Từ 16°B trở vào Nam, khối khí lạnh đã bị suy yếu nên Tín phong bán cầu Bắc chiếm ưu thế.

a) Hoạt động của gió mùa Đông Bắc đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh.

b) Gió mùa Đông Bắc bị biến tính khi đi qua biển nên gây mưa phùn vào cuối mùa đông. ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

c) Tín phong bán cầu Bắc là nguyên nhân chính tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

d) Gió mùa Đông Bắc là nguyên nhân tạo nên mùa khô cho cả nước.

Câu 3. Cho thông tin sau:

Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta có xu hướng gia tăng, đặc biệt là môi trường nước và không khí. Ô nhiễm không khí diễn ra chủ yếu tại các thành phố lớn, đông dân; các khu vực đô thị tập trung hoạt động công nghiệp và những nơi có mật độ phương tiện giao thông lớn. Ô nhiễm nước tập trung chủ yếu ở khu vực trung lưu và đồng bằng hạ lưu của các lưu vực sông.

a) Hoạt động giao thông vận tải là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí.

b) Khí thải từ việc đốt nhiên liệu và các hoá chất bay hơi làm ô nhiễm không khí đáng kể.

c) Nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động kinh tế đang trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước.

d) Công nghệ tạo ra các nguồn tài nguyên và năng lượng mới đang làm cho môi trường xấu đi.

Câu 4. Cho đoạn thông tin sau:

“Tăng trưởng kinh tế đô thị những năm gần đây đều trên 10%, cao gấp 1,5 – 2 lần so với mặt bằng chung của cả nước. Các đô thị đóng góp quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng phúc lợi xã hội, tạo đột phá đối với việc thu hút đầu tư, phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế khu vực đô thị đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Tuy nhiên, làm thế nào để tăng trưởng đô thị mà không gây sức ép tới tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ,.... vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp".

(Nguồn: “Để đô thị thực sự trở thành động lực phát triển”, Trang thông tin kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, ngày 7-11-2023)

a) Các đô thị đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước.

b) Lối sống đô thị đang làm cho các vùng nông thôn thay đổi theo chiều hướng xấu, chất lượng cuộc sống sa sút,...

c) Các đô thị cũng đang đóng góp quan trọng vào vấn đề an sinh xã hội.

d) Đô thị phát triển nhanh, phân tán sẽ làm cho việc sử dụng đất đai không hợp lí, hạn chế cơ hội cho thế hệ tương lai,...

PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Lượng mưa và lượng bốc hơi của một số địa điểm ở nước ta (đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lương bốc hơi

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP.Hồ Chí Minh

1931

1686

Hãy tính cân bằng ẩm của Huế?

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích và dân số một số vùng nước ta năm 2006

Vùng

ĐB sông Hồng

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Dân số(nghìn người)

18208

4869

12068

Diện tích (km 2 )

14863

54660

23608

Tính mật độ dân số của Đồng bằng sông Hồng theo bảng số liệu trên?

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Tỉ suất sinh và tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1979-1999

Năm

1979

1989

1999

Tỉ suất sinh

32.2

31.3

23.6

Tỉ suất tử

7.2

8.4

7.3

Tính tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta năm 1989?

Câu 4. Cho bảng số liệu sau:

Nước

Dân số (triệu người)

Tổng sản phẩm trong nước (triệu USD)

Pháp

59,2

1 294 246

Tính thu nhập bình quân đầu người của nước Pháp?

Câu 5. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của nước ta (đơn vị: tỉ đồng)

Ngành

2000

2005

Nông nghiệp

129140.5

183342.4

Lâm nghiệp

7673.9

9496.2

Thủy sản

26498.9

63549.2

Tính tỉ trọng ngành thủy sản trong tổng giá trị sản xuất năm 2000?

Câu 6. Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất ngành lương thực (đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Lương thực

1990

33289,6

1995

42110,4

Tính tốc độ tăng trưởng của Lương thực năm 1995 so với năm 1990?

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

Đang cập nhật...

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

PHẦN III

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận thức khoa học địa lí

2

2

2

2

4

0

0

0

0

Tìm hiểu địa lí

3

2

2

0

2

3

0

2

2

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

3

1

0

1

4

0

1

1

TỔNG

5

8

5

2

7

7

0

3

3

4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Nhận thức khoa học địa lí

Tìm hiểu địa lí

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN ngắn

(số câu)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai (số ý)

TN ngắn

(số câu)

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

10

16

1

10

16

1

Bài 1.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Nhận biết

Xác định được đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam trên bản đồ.

3

1

C1,C2, C4

C1b

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

2

0

C1a, C1d

Vận dụng

Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đến tự nhiên, kinh tế |- xã hội và an ninh quốc phòng.

1

0

C1c

Bài 2.

Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Nhận biết

Trình bày được các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thông qua khí hậu và các thành phần tự nhiên khác.

1

C2a

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến sản xuất và đời sống.

3

2

C3, C9, C10

C2b, C2c

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để trình bày đặc điểm thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

1

1

1

C13

C2d

C1

Bài 3.

Sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên

Nhận biết

Phân tích được ảnh hưởng của sự phân hoá đa dạng thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước

2

C6, C7

Thông hiểu

Chứng minh được sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên Việt Nam theo Bắc

Nam, Đông - Tây, độ cao.

3

C5, C11, C12

Vận dụng

.

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ tự nhiên Việt Nam, số liệu thống kê để chứng minh sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.

1

C8

Bài 4.

Thực hành: Viết báo cáo về sự phân hóa tự nhiên Việt Nam

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Bài 5.

Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường

Nhận biết

Thông hiểu

Nêu được một số giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở nước ta.

2

C3a, C3c

Vận dụng

Nêu được các giải pháp bảo vệ môi trường.

Chứng minh và giải thích được hiện trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.

1

2

C14

C3b, C3d

CHƯƠNG 2: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

4

5

4

4

5

4

Bài 6.

Dân số Việt Nam

Nhận biết

Thông hiểu

Trình bày được đặc điểm dân số, phân tích các thế mạnh và hạn chế về dân số.

1

2

C15

C2, C3

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để nhận xét, giải thích về đặc điểm dân số Việt Nam.

1

C16

Bài 7.

Lao động Việt Nam

Nhận biết

Thông hiểu

Trình bày được đặc điểm nguồn lao động; phân tích được tình hình sử dụng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo thành thị và nông thôn ở nước ta.

Phân tích được các biểu đồ, bảng số liệu về lao động và việc làm.

1

2

C18

C4, C6

Vận dụng

Phân tích được vấn đề việc làm ở nước ta.

1

C5

Bài 8: Đô thị hóa

Nhận biết

Trình bày được đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam và sự phân bố mạng lưới đô thị.

1

4c

Thông hiểu

Phân tích được ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội.

1

1

C17

4a

Vận dụng

Sử dụng được atlat địa lí Việt Nam, bản đồ dân cư Việt Nam, số liệu thống kê để | nhận xét và giải thích về đô thị hoá ở nước ta.

2

4b,4d

Bài 9: Thực hành: Viết báo cáo về một chủ đề dân cư ở Việt Nam

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm