Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
Đề thi Vật lí 12 giữa kì 1 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 Vật lí 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Vật lí sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A. Lực tương tác giữa các phân tử trong chất lỏng mạnh hơn so với các phân tử trong chất rắn.
B. Khoảng cách giữa các phân tử trong chất lỏng lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử trong chất rắn.
C. Các phân tử trong chất rắn chuyển động hỗn loạn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
D. Các phân tử trong chất rắn có kích thước lớn hơn so với các phân tử trong chất lỏng.
Câu 2. Gọi x, y và z lần lượt là khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là
A. z < y < x.
B. x < z < y.
C. y < x < z.
D. x < y < z.
Câu 3. Một số chất ở thể rắn như iodine (i-ốt), băng phiến, đá khô (CO2 ở thể rắn),…có thể chuyển trực tiếp sang …(1)… khi nó …(2)… Hiện tượng trên gọi là sự thăng hoa. Ngược lại với sự thăng hoa là sự ngưng kết. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
A. (1) thể lỏng; (2) tỏa nhiệt.
B. (1) thể hơi; (2) tỏa nhiệt.
C. (1) thể lỏng; (2) nhận nhiệt.
D. (1) thể hơi; (2) nhận nhiệt.
Câu 4. Nội năng của một vật
A. phụ thuộc vào động năng của chuyển động của vật.
B. phụ thuộc vào động năng chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. bằng không khi vật ở thể rắn.
D. tăng khi vật chuyển động.
Câu 5. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt lượng và sinh công thì A và Q trong biểu thức ΔU = Q + A phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây?
A. Q < 0, A > 0.
B. Q > 0, A > 0.
C. Q > 0, A < 0.
D. Q < 0, A < 0.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây làm biến đổi nội năng không do thực hiện công?
A. Đun nóng nước.
B. Một viên bi bằng thép rơi xuống đất mềm.
C. Cọ xát vật với nhau.
D. Nén khí trong xilanh.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây về nhiệt lượng là không đúng?
A. Một vật lúc nào cũng có nội năng do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
B. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
C. Nhiệt lượng không phải nội năng.
D. Nhiệt lượng là phần nội năng vật tăng thêm hoặc giảm đi khi nhận được từ vật khác hoặc truyền cho vật khác.
Câu 8. Các vật không thể có nhiệt độ thấp hơn
A. 50C.
B. 100 K.
C. -2500C.
D. -273,150C.
Câu 9. Nhiệt độ được dùng để xây dựng thang đo nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius là
A. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của rượu.
B. nhiệt độ nóng chảy của sáp nến và nhiệt độ sôi của nước.
C. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của rượu.
D. nhiệt độ nóng chảy của nước đá và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết.
Câu 10. Một vật được làm lạnh từ 500C xuống 00C. Theo thang nhiệt độ Kelvin, vật này đã giảm đi bao nhiêu độ?
A. 50 K.
B. 136,5 K.
C. 32 K.
D. 273,15 K.
Câu 11. Nhiệt lượng cần thiết để làm 1 kg của chất chuyển hoàn toàn từ thể lỏng sang thể khí ở nhiệt độ xác định được gọi là
A. nhiệt dung riêng.
B. nhiệt hóa hơi riêng.
C. nhiệt nóng chảy riêng.
D. nhiệt hóa hơi.
Câu 12. Nhiệt dung riêng của nước là bao nhiêu?
A. 4200 J/kg.K.
B. 2100 J/kg.K.
C. 10000 J/kg.K.
D. 840 J/kg.K.
Câu 13. Một khối chất (có thể là chất rắn kết tinh, hoặc chất lỏng, hoặc chất khí đang nhận nhiệt lượng nhưng nhiệt độ của nó không thay đổi. Khối chất đó
A. là chất khí.
B. đang chuyển thể.
C. là chất lỏng.
D. là chất rắn.
Câu 14. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 334.103 J/kg. Năng lượng được hấp thụ bởi 10 g nước đá để chuyển hoàn toàn từ thể rắn sang thể lỏng là
A. 3,34.103 J.
B. 334.104 J.
C. 334.101 J.
D. 334.102 J.
Câu 15. Ba quả bóng có cùng khối lượng 50 g, một quả bằng nhôm, một quả bằng sắt và một quả bằng chì. Nhiệt dung riêng của chúng lần lượt là 0,22 kcal/kg.K; 0,11 kcal/kg.K và 0,03 kcal/kg.K. Người ta cung cấp cùng một nhiệt lượng cho mỗi quả bóng. Quả bóng đạt được nhiệt độ cao nhất là
A. Chì.
B. Sắt.
C. Nhôm.
D. Không có quả nào.
Câu 16. Một bình đựng nước ở 00C. Người ta làm nước trong bình đông đặc lại bằng cách hút không khí và hơi nước trong bình ra ngoài. Lấy nhiệt nóng chảy riêng của nước là 3,3.105 J/kg và nhiệt hóa hơi ở nước là 2,48.106 J/kg. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tỉ số giữa khối lượng nước bị hóa hơi và khối lượng nước ở trong bình lúc đầu là
A. 0,07.
B. 0,84.
C. 0,12.
D. 0,16.
Câu 17. Một học sinh sau khi biết đến thí nghiệm nổi tiếng của Joule, đã phát triển một thiết bị đạp xe cố định (tập gym), có thể chuyển đổi toàn bộ năng lượng tiêu hao thành nhiệt để làm ấm nước. Cần bao nhiêu cơ năng để tăng nhiệt độ của 300 g nước 200C đến 950C? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
A. 2 000 J.
B. 94 500 J.
C. 5 400 J.
D. 14 J.
Câu 18. Một vật khối lượng 1 kg trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng dài 21 m, nghiêng 300 so với mặt phẳng ngang. Tốc độ của vật ở chân mặt phẳng là 4,1 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với mặt phẳng nghiêng. Mặt phẳng nghiêng thực hiện công lên vật là
A. 94,495 J.
B. -94,495 J.
C. 102,9 J.
D. -102,9 J.
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Trong các phát biểu sau đây về mô hình động học phân tử, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Các chất được cấu tạo bởi một số rất lớn những hạt có kích thước rất nhỏ được gọi chung là phân tử.
b) Các phân tử chuyển động không ngừng theo mọi hướng, chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
c) Các phân tử chuyển động nhiệt càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng thấp.
d) Giữa các phân tử có lực tương tác (hút và đẩy). Khi các phân tử gần nhau thì lực hút chiếm ưu thế và khi xa nhau thì lực đẩy chiếm ưu thế.
Câu 2. Một học sinh làm thí nghiệm đun nóng để làm 0,02 kg đá (thể rắn) ở 00C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C. Cho nhiệt nóng chảy của nước đá ở 00C là 3,34.105 J/kg; nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K; nhiệt hóa hơi riêng của nước ở 1000C là 2,26.106 J/kg. Bỏ qua hao phí tỏa nhiệt ra môi trường.
a) 1 kg nước đá cần thu nhiệt lương 3,34.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở 00C.
b) Khi nước đang sôi thì năng lượng mà nước nhận được từ nguồn nhiệt làm tăng nhiệt độ.
c) Nhiệt lượng cần thiết để làm hóa hơi hoàn toàn 0,02 kg nước ở 1000C là 42 500 J.
d) Nhiệt lượng để làm 0,02 kg nước đá (thể rắn) ở 00C chuyển hoàn toàn thành hơi nước ở 1000C là 60 280 J.
Câu 3. Khi truyền nhiệt lượng Q cho khối khí trong một xilanh hình trụ thì khí dãn nở đẩy pít-tông làm thể tích của khối khí tăng thêm 7 lít. Biết áp suất của khối khí là 3.105 Pa và không đổi trong quá trình khí dãn nở.
a) Áp suất khí lên pít-tông là 3.105 N/m2.
b) Công mà khối khí thực hiện là 2.103 J.
c) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí giảm đi 1 100 J thì Q = 103 J.
d) Nếu trong quá trình này nội năng của khối khí tăng 1 100 J thì Q = 3 200 J.
Câu 4. Một bình đun nước nóng bằng điện có công suất 9 kW. Nước được làm nóng khi đi qua buồng đốt của bình. Nước chảy qua buồng đốt với lưu lượng 5,8.10-2 kg/s. Nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt là 150C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K. Bỏ qua mọi hao phí.
a) Nhiệt độ của nước khi ra khỏi buồng đốt là 500C.
b) Nếu nhiệt độ của nước khi đi vào buồng đốt tăng gấp đôi thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt tăng gấp đôi.
c) Nếu công suất điện giảm 2 lần thì nhiệt độ nước ra khỏi buồng đốt là 530C.
d) Để điều chỉnh nhiệt độ của nước ra khỏi buồng đốt, ta có thể thay đổi: công suất điện, lưu lượng dòng nước; nhiệt độ nước đi vào.
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM YÊU CẦU TRẢ LỜI NGẮN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Mỗi độ chia (10C) trong thang Celsius bằng X của khoảng cách giữa nhiệt độ tan chảy của nước tinh khiết đóng băng và nhiệt độ sôi của nước tinh khiết (ở áp suất tiêu chuẩn). Giá trị của X là bao nhiêu?
Câu 2. Một quả bóng khối lượng 0,1 kg rơi từ độ cao 10 m xuống sân và nảy lên được 7 m. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ biến thiên nội năng của hệ gồm quả bóng, mặt sân và không khí bằng bao nhiêu J? (Viết kết quả đến hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).
Câu 3. Để làm nóng 1 kg nước lên 10C thì cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là bao nhiêu Wh?
Câu 4. Viên đạn chì có khối lượng 50 g, bay với tốc độ v0 = 360 km/h. Sau khi xuyên qua một tấm thép, tốc độ giảm xuống còn 72 km/h. Lượng nội năng tăng thêm của đạn và thép là bao nhiêu J?
Câu 5. Một ca nhôm có khối lượng 0,3 kg chứa 2 kg nước. Cho nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4,2.102 J/kg.K và 8,8.102 J/kg.K. Nhiệt lượng cần để đun nóng nước từ 100C đến 700C có giá trị là bao nhiêu kJ?
Câu 6. Một thùng đựng 20 lít nước ở nhiệt độ 200C. Cho khối lượng riêng của nước là 103 kg/m3; nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Tính thời gian truyền nhiệt lượng cần thiết nếu dùng một thiết bị điện có công suất 25 kW để đun lượng nước trên đến 700C. Biết chỉ có 80% năng lượng điện tiêu thụ được dùng để làm nóng nước.
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | B | 10 | A |
2 | D | 11 | B |
3 | D | 12 | A |
4 | B | 13 | B |
5 | C | 14 | C |
6 | A | 15 | A |
7 | A | 16 | C |
8 | D | 17 | B |
9 | D | 18 | A |
PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Đang cập nhật...
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN 1 | PHẦN 2 | PHẦN 3 | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
Nhận thức vật lí | 6 | 4 | 5 | 2 | 1 | ||||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 1 | 1 | 3 | 2 | 4 | 1 | 3 | ||
TỔNG | 9 | 6 | 3 | 6 | 4 | 6 | 1 | 2 | 3 |
4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Vật lí 12 Cánh diều
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức vật lí | Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHỦ ĐỀ 1: VẬT LÍ NHIỆT | ||||||||||
Bài 1. Sự chuyển thể của các chất | Nhận biết | - Nhận biết được nội dung mô hình động học phân tử. - Nêu được cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. | 2 | 4 | C1 C2 | C1a C1b C1c C1d | ||||
Thông hiểu | - Trình bày được nội dung của sự chuyển thể. | 1 | C3 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 2. Định luật 1 của nhiệt động lực học | Nhận biết | - Nêu được khái niệm nội năng. | - Nêu được biểu thức của định luật 1 của nhiệt động lực học. | 2 | C4 C5 | |||||
Thông hiểu | - Xác định được nội dung liên quan đến nội năng. | - Xác định được các cách làm biến đổi nội năng. | - Xác định được áp suất tác dụng lên pít-tông. - Xác định được công của khối khí. - Xác định được độ biến thiên nội năng. | 2 | 2 | 1 | C6 C7 | C3a C3b | C2 | |
Vận dụng | - Vận dụng được định luật I của nhiệt động lực học trong một số trường hợp. - Vận dụng và xác định được độ biến thiên nội năng. | 1 | 2 | 1 | C18 | C3c C3d | C4 | |||
Bài 3. Thang nhiệt độ | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của thang nhiệt độ Celsius và Kelvin. | 2 | 1 | C8 C9 | C1 | ||||
Thông hiểu | - Xác định được nhiệt lượng của chất. | - Chuyển đổi được nhiệt độ Celsius sang Kelvin. | 1 | 1 | C10 | C3 | ||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 4. Nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm nhiệt hóa hơi riêng, nhiệt nóng chảy riêng. | - Nhận biết được quá trình chuyển thể của chất. - Nêu được đặc điểm nhiệt độ của chất khí ở nhiệt độ sôi. | - Nêu được giá trị nhiệt dung riêng của nước. | 3 | 2 | C11 C12 C13 | C2a C2b | ||
Thông hiểu | - Xác định được giá trị nhiệt lượng. | - Giải được bài tập liên quan đến nhiệt hóa hơi riêng. - Xác định được nhiệt lượng của chất. | 2 | 2 | C14 C15 | C2c C2d | ||||
Vận dụng | - Vận dụng giải bài tập có liên quan đến nhiệt dung riêng, nhiệt nóng chảy riêng, nhiệt hóa hơi riêng. - Vận dụng giải bài tập liên quan đến vật lí nhiệt | 2 | 4 | 2 | C16 C17 | C4a C4b C4c C4d | C5 C6 |