Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề 2

Đề thi giữa kì 1 Văn 12 Kết nối tri thức - Đề 2 có đáp án được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

1. Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Kết nối tri thức

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Có còn đâu thơ dại?

Đủ cho nỗi đau mùa cũ tự mọc mầm

Đứng trước bóng mình để dặn nỗi trầm ngâm:

“Đừng khóc!

Vì còn dấu chân cõng muôn vàn lời hứa”.

Học tiếng vỡ lòng từ quê hương lần nữa

Để biết yêu hơn một làng xưa, nắm đất, gia đình

Rồi nơi đâu đó thuộc về hình hài cũ

Người đã biết mình là trọn một sinh linh

Trong nỗi nhớ có hạt nắng bình minh

Có dấu gót giày về trên nền gạch mốc

Trong tiếng mở cửa về cọ diêm đốt thuốc

Là trăn trở nốt xem: nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều?

(Trích tập Nhớ rất nhiều là nhớ được bao nhiêu, Tác giả Huyền Thư, nhà xuất bản Văn hóa, 12/2017)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ trong văn bản trên. Xác định đối tượng hướng đến trong nỗi nhớ của tác giả qua đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Anh/chị hiểu gì về đoạn thơ sau:

Đứng trước bóng mình để dặn nỗi trầm ngâm:

“Đừng khóc!

Vì còn dấu chân cõng muôn vàn lời hứa”.

Câu 3 (1,0 điểm): Trả lời câu hỏi: nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều?

Câu 4 (1,0 điểm): Em hãy nêu thông điệp được tác giả gửi gắm qua đoạn thơ?

Câu 5 (1,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết của mạnh mẽ trong cuộc sống.

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Đoạn thơ 1:

TƯƠNG TƯ

(Nguyễn Bính)

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Nắng mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

Đoạn thơ 2:

VIỆT BẮC

(Tố Hữu)

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Văn Kết nối tri thức

Phần 1: Đọc hiểu (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

- Thể thơ: tự do.

- Đối tượng hướng đến trong nỗi nhớ của tác giả qua đoạn thơ: có hạt nắng bình minh, dấu gót giày, nền gạch mốc, tiếng mở cửa, cọ diêm đốt thuốc.

1,0 điểm

2

- Đoạn thơ giống như một chiêm nghiệm, là tự nhủ về thái độ trước cuộc đời: “Đừng khóc” là đừng yếu đuối mà phải mạnh mẽ, tự lập để trưởng thành.

- Nhân vật trữ tình ý thức được rằng bản thân còn nợ rất nhiều tình cảm với gia đình, với quê hương, đất nước. Phải vững vàng vượt qua thăng trầm , sống có trách nhiệm với cuộc đời.

1,0 điểm

3

Nhớ đến bao nhiêu là nỗi nhớ đã nhiều ? đây là câu hỏi thật khó có thể trả lời trọn vẹn. Sao biết được biết bao nhiêu là nỗi nhớ đã đầy, bởi nỗi nhớ không thể cân đo đong đếm được. Hỏi để khẳng định nỗi nhớ thương tràn ngập trong tâm trí. Nỗi nhớ choáng ngợp không thể diễn tả hết được bằng lời.

1,0 điểm

4

Thông điệp rút ra: Cuộc sống nhiều khi rất phức tạp, nhưng dù cuộc sống thay đổi thế nào thì chúng ta đều có một điểm chung: Biết trân trọng những kí ức của cuộc đời, sống yêu thương và có trách nhiệm với gia đình và quê hương và đất nước.

1,0 điểm

5

Đó chính là sự dũng cảm, kiên cường, dám thử thách bản thân trước sóng gió của cuộc đời. Người có tinh thần mạnh mẽ là người biết cách vượt qua khó khăn, rào cản trong cuộc sống. Cũng nhờ có mạnh mẽ mà họ đã chinh phục được ước mơ của bản thân. Mãnh mẽ là một trong những yếu tố cần có trong mỗi người. Để có mạnh mẽ, bạn phải không ngừng rèn luyện, thử thách bản thân. Bên cạnh đó, bạn còn phải học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để hiểu cặn kẽ về cách mà họ chiến thắng được sự tự ti, yếu đuối trong họ. Thật vậy, có mạnh mẽ, ta sẽ đập tan được những cám dỗ, dập tắt được ngọn lửa của sự nhút nhát, rụt rè đang cháy trong mình để bước tới sự thành công trong cuộc sống.

1,0 điểm

Phần 2: Viết (5,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

0,5 điểm

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

So sánh, phân tích đánh giá hai đoạn trích:

0,5 điểm

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

1. Mở bài

- Giới thiệu về Nguyễn Bính và bài thơ Tương tư.

- Giới thiệu về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc.

2. Thân bài

* Nêu hiểu biết về tác giả, tác phẩm

- Trong các nhà Thơ mới, Nguyễn Bính được xem là nhà thơ thành công trong máng thơ dân dâ. Bài thơ dân dã nào của ông cũng dậy lên được hồn quê. Hồn quê ấy là sự hòa điệu của nhiều yếu tố thuộc cả nội dung và hình thức, nhưng nối bật vẫn là sự hòa quyện giữa giọng điệu quê với lối nói quê và lời quê.

- Trong áng văn của Nguyễn Bính còn chứa đưng tiếng nói, suy tư của nhà thơ đối với những mảnh đời nhỏ bé, bởi sư giản di, mộc mac, chuyến hành trinh đii tìm cảm hứng, đã giúp cho ông hình thành cái tôi đồng cảm với đời, yêu đất nước, con người và nhất là với vẻ đẹp văn hóa dân tộc. Vân thơ dịu dàng, nhẹ nhàng trữ tình, thế hiện những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đã giúp cho vần thơ cuua Nguyễn Bính ghi đậm dấu ẫn trong lòng đọc giả với hình ảnh quê hương sống động, yên bình.

- Như một người thư ký trung thành, tận tụy của cách mạng, Tố Hữu luôn hướng ngòi bút của minh bắt kip mọi khoảnh khắc của cuộc kháng chiến chống Pháp, bởi thế, ông được mệnh danh là "lá cờ đầu của thơ ca cách mang Việt Nam", luôn hiên ngang giữa bầu trời. Bác Hồ từng nói: "Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em nghệ sĩ cũng là chiến sĩ trên mặt trận ẫy", nhắc tới thơ ca chính trị không thể nào không nhắc tới nhà thơ Tố Hữu và Việt Bắc - tác phẩm đã chạm vào bao tâm khảm của biết bao thế hệ, sống cùng non sông đất Việt.

* Phân tích đoạn thơ trong bài Tương tư.

- Tâm trạng tương tư cưa chàng trai quê được bộc lộ thành nỗi nhớ mong da diết, triiu nặng...

- Niềm mong nhớ gån liền với khung cảnh làng quê khiễn cho cả không gian như nhuốm đầy nỗi tường tư.

- Nghệ thuật: Thể thơ lự bát, chất liệu ngôn từ chân quê, các biện pháp tu từ...

* Phân tích đoạn thơ trong bài Việt Bắc.

- Nỗi nhớ thiết tha, sâu nặng cả những người cán bộ kháng chiên.

- Hiện lên trong nỗi nhớ là hinh ảnh Việt Bắc thân thương...

- Nghệ thuật: thể thơ lục bát, hình ảnh gợi cám, các phép đối…

* So sánh hai đoạn thơ.

- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đủ thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng; sử dụng thể thơ lục bát điêu luyện.

- Khác biệt:

+ Đoạn thơ trong Tương tư là nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, gắn với làng quê Bắc Bộ...

+ Đoạn thơ trong Việt Bắc là nỗi nhớ của tình cám cách mạng, gẳn với không gian núi rừng Việt Bắc...

3. Kết bài

Nói đến cá tính sáng tạo và phong cách nhà văn là nói đến một loại thước đo nghệ thuật. Bất cứ nhà văn nào muốn khẳng định sự hiện diện tồn tại của minh trong đời sống văn học phải tạo cho minh một phong cách riêng với cá tính sáng tạo riêng vi đây là một chuẩn giá trị trong sáng tạo nghệ thuật để "xác định nhà văn này khác với nhà văn kia". Và nhà thơ Nguyễn Bính với tác phẩm "Tương tư", Tố Hữu với tác phẩm "Việt Bắc" đã đem lại những cung bậc cám xúc khác nhau, thể hiện được tài năng, cái "tôi" cá nhân.

3,0 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo

- Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

0,5 điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm