Đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Cánh diều
Đề thi Sinh học 12 giữa kì 1 có đáp án
Đề thi giữa kì 1 Sinh học 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sinh học sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
1. Đề thi giữa học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều
PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.
Câu 1. Cấu trúc điển hình của gene ở vi khuẩn không có trình tự nào sau đây?
A. Trình tự khởi động.
B. Vùng mã hóa.
C. Intron.
D. Vùng kết thúc.
Câu 2. Loại nucleic acid nào sau đây chứa bộ ba đối mã?
A. mRNA.
B. DNA.
C. rRNA.
D. tRNA.
Câu 3. Các vùng chức năng trong operon lac sắp xếp theo trật tự nào sau đây?
A. Promoter, operator, Z, A, Y.
B. Operator, promoter, Z, A, Y.
C. Promoter, operator, Z, Y, A.
D. Operator, promoter, Z, Y, A.
Câu 4. Thể đột biến là
A. cơ thể mang đột biến chưa biểu hiện ra kiểu hình.
B. cơ thể mang đột biến đã được biểu hiện ra kiểu hình.
C. cơ thể mang biến dị tổ hợp đã được biểu hiện ra kiểu hình.
D. cơ thể mang biến dị tổ hợp chưa được biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 5. Chromatid có đường kính bằng bao nhiêu nanomet?
A. 30 nm.
B. 300 nm.
C. 700 nm.
D. 1 400 nm.
Câu 6. Đảo đoạn là
A. đoạn NST bị đứt quay ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ.
B. một đoạn nào đó được lặp lại một số lần trên NST.
C. đoạn NST bị đứt ra và chuyển đến một vị trí khác trong một NST hoặc một NST khác không tương đồng.
D. Nhiễm sắc thể bị cắt đứt ở một hay một số vị trí và mất đi một đoạn.
Câu 7. Để kiểm chứng giả thuyết đặt ra, Mendel đã sử dụng phép lai nào?
A. Lai thuận nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Tự thụ phấn.
D. Lai khác dòng.
Câu 8. Các số thứ tự 1, 2, 3, 4 trong hình bên chú thích cho các bộ phận nào của NST?
A. 1: Telomere, 2: Cánh ngắn, 3: Cánh dài, 4: Tâm động.
B. 1: Telomere, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Tâm động.
C. 1: Tâm động, 2: Cánh dài, 3: Cánh ngắn, 4: Telomere.
D. 1: Cánh ngắn, 2: Tâm động, 3: Cánh dài, 4: Telomere.
Câu 9. Thí nghiệm phát hiện operon lac ở vi khuẩn E.coli, Monod và Jacob đã sử dụng môi trường nào sau đây để nuôi cấy vi khuẩn E.coli trong lô thí nghiệm?
A. Môi trường không có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
B. Môi trường có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
C. Môi trường có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
D. Môi trường không có lactose và không có các amino acid đánh dấu phóng xạ.
Câu 10. Một học sinh tiến hành tách chiết DNA từ chuối thu được kết quả trong hình dưới đây. Vị trí nào xuất hiện kết tủa của DNA?
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 11. Đoạn trình tự nucleotide nào sau đây là sản phẩm phiên mã từ đoạn gene có trình tự nucleotide 5’-ATGCCTAGGAC-3’?
A. 3’-TACGGATCCTG-5’.
B. 5’-UACGGAUCCUG-3’.
C. 3’-AUGCCUAGGAC-5’.
D. 5’-AUGCCUAGGAC-3’.
Câu 12. Hội chứng Down ở người (3 nhiễm sắc thể số 21) hình thành do dạng đột biến nào sau đây gây ra?
A. Lặp đoạn.
B. Mất đoạn.
C. Tam bội.
D. Thể ba nhiễm.
Câu 13. Chức năng mang thông tin di truyền của DNA được thực hiện chủ yếu bởi đặc điểm nào sau đây?
A. Hai mạch đơn DNA liên kết với nhau bằng liên kết hydrogen theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với C và ngược lại.
B. Các nucleotide trên DNA có khả năng biến đổi thành các nucleotide loại khác.
C. DNA có cấu trúc đa phân với đơn phân là các nucleotide A, T, G, C. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các đơn phân có tính đặc thù.
D. Trình tự nucleotide của DNA quyết định trình tự nucleotide của RNA và trình tự amino acid của chuỗi polypeptide tương ứng.
Câu 14. Hình sau đây mô tả hoạt động của Operon lac ở vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy. Phân tích hình và cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Vi khuẩn đang được nuôi cấy trong môi trường có đường lactose.
B. Chất X là enzyme β-galactosidase.
C. Hai vùng (P) luôn ở trạng thái liên kết với enzyme RNA polymerase.
D. Operon lac của vi khuẩn E.coli đang ở trạng thái không hoạt động.
Câu 15. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung của quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã?
A. Loại enzyme xúc tác cho phản ứng kéo dài chuỗi polynucleotide.
B. Sản phẩm tạo thành của quá trình.
C. Loại đơn phân là nguyên liệu tham gia phản ứng.
D. Chiều phản ứng kéo dài chuỗi polynucleotide.
Câu 16. Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do
A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và thụ tinh.
D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.
Câu 17. Kháng sinh tetracycline hoạt động ức chế sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách liên kết vào rRNA của vi khuẩn. Hoạt động nào sau đây của vi khuẩn bị phá vỡ trực tiếp bởi kháng sinh này?
A. Phiên mã.
B. Hô hấp tế bào.
C. Dịch mã.
D. Tái bản DNA.
Câu 18. Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gene cấu trúc lacA làm cho phân tử protein do gene này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gene cấu trúc lacZ làm cho phân tử protein do gene này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc lacY nhưng không làm thay đổi chức năng của protein.
Chủng IV: Đột biến ở gene điều hòa làm cho phân tử protein do gene này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng V: Đột biến ở gene điều hòa làm cho gene này mất khả năng phiên mã.
Chủng VI: Đột biến ở vùng promoter (P) của operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactose, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khi cho cây đậu Hà lan có hoa màu đỏ (P) tự thụ phấn, F1 thu được 75 cây hoa đỏ : 24 cây hoa trắng. Biết rằng tính trạng màu do do một gene quy định. Mỗi nhận định dưới đây là Đúng hay Sai phép lai trên?
a. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 gần bằng tỉ lệ 3 : 1.
b. Tính trạng hoa trắng là tính trạng trội và trội hoàn toàn so với tính trạng hoa đỏ.
c. Cây P có kiểu gene dị hợp về gene quy định màu hoa.
d. Trong số 75 cây hoa đỏ, có khoảng 50 cây có kiểu gene đồng hợp về gene quy định màu hoa.
Câu 2. Một loài thực vật lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Trong loài đã xuất hiện các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể khác nhau. Khi quan sát tế bào sinh dưỡng của 4 cây khác nhau trong quần thể, người ta ghi nhận lại và trình bày lại kết quả theo bảng sau đây.
Dựa vào thông tin được cung cấp như trên, mỗi phát biểu sau đây là Đúng hay Sai?
a. Cây thứ nhất và cây thứ tư đều là thể ba nhiễm nên chúng chắc chắn có kiểu hình giống nhau.
b. Cây thứ hai là cây lưỡng bội, có bộ nhiễm sắc thể 2n.
c. Khả năng cao cây thứ ba không có khả năng sinh sản hữu tính.
d. Một trong hai cây bố hoặc mẹ của cây thứ ba bị đột biến đa bội trong giảm phân tạo giao tử.
Câu 3. Một học sinh sau khi quan sát hình (a) và hình (b) thể hiện cơ chế hoạt động của operon lac ở 2 chủng E.coli bình thường và đột biến dưới đây.
Hãy cho biết các nhận định sau là Đúng hay Sai.
a. Hình (a) operon lac hoạt động là do có lactose đóng vai trò là chất cảm ứng đã bất hoạt protein ức chế, làm cho vùng O được giải phóng. Enzyme DNA polymerase liên kết với vùng Plac để tiến hành phiên mã các gene cấu trúc.
b. Hình (b) do đột biến làm cho protein ức chế bị thay đổi cấu hình không còn khả năng liên kết với vùng O. Operon lac hoạt động ngay cả khi môi trường không có lactose.
c. Nếu đột biến xảy ra ở các gene cấu trúc Z, Y, A thì sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình phiên mã và dịch mã.
d. Nếu sử dụng 5-BU để gây đột biến ở giữa vùng mã hóa của gene lacY chắc chắn sẽ làm thay đổi sản phẩm của các gene cấu trúc Z, Y, A.
Câu 4. Năm 1952, Alfred Hershey và Martha Chase đã dùng 32P để đánh dấu DNA của một nhóm phage T2 và dùng 35S để đánh dấu protein của một nhóm phage T2 khác. Sau đó, họ dùng hai nhóm phage này cho nhiễm riêng rẽ vào E.coli với số lượng lớn virus. Sau một thời gian gây nhiễm thích hợp, họ dùng lực khuấy tách vỏ virus còn bám bên ngoài ra khỏi tế bào vi khuẩn. Sử dụng phương pháp ly tâm để tách riêng vỏ virus với tế bào vi khuẩn rồi phân tích phóng xạ. Với nhóm phage đánh dấu bằng 32P, trong tế bào vi khuẩn có chứa chất phóng xạ chứng tỏ DNA của phage đã vào trong vi khuẩn. Với nhóm phage đánh dấu bằng 35S, chất phóng xạ nằm trong phần vỏ virus bỏ lại.
Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về thí nghiệm trên?
a. Avery và Chase đã sử dụng kĩ thuật đánh dấu phóng xạ để tiến hành thí nghiệm.
b. Kết quả thí nghiệm cho thấy protein vỏ của phage không xâm nhập tế bào vi khuẩn mà chỉ có DNA của phage được nạp vào.
c. Thí nghiệm dựa trên cơ sở lưu huỳnh không tìm thấy trong protein nhưng lại có trong cấu trúc DNA; ngược lại phospho chỉ hiện diện trong protein mà không có mặt trong DNA.
d. Thí nghiệm của Alfred Hershey và Martha Chase đã chứng minh được DNA chính là vật chất di truyền.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Cho các mã di truyền sau: AUG, CCC, CGU, UAG, UAU, CCU, CUA, ACU. Có bao nhiêu mã di truyền không mã hóa cho bất kì amino acid nào?
Câu 2. Gene A dài 4080 Å, trong đó số nucleotide loại adenine chiếm 30% tổng số nucleotide của gene. Gene A đột biến thành gene a làm thay đổi tỉ lệ A/G = 1,498 nhưng không làm thay đổi chiều dài của gene. Số liên kết hydrogen của gene a là bao nhiêu?
Câu 3. Xét các loại đột biến sau: mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn không tương hỗ, đột biến thể một, đột biến thể ba. Có bao nhiêu đột biến làm thay đổi độ dài của phân tử DNA?
Câu 4. Cho các tác nhân sau: HPV, ethyl methanesulfonate, tia UV, N-Nitroso-N-methylurea, tia phóng xạ, HBV, HIV. Có bao nhiêu tác nhân sinh học là nguyên nhân phát sinh đột biến gene?
Câu 5. Hình dưới đây mô tả quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide từ một phân tử mRNA trong tế bào của một loài sinh vật nhân thực. Kết thúc quá trình này, chuỗi polypeptide được tạo ra có bao nhiêu amino acid?
Câu 6. Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gene Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST tương tác trực tiếp với nhau theo kiểu cộng gộp, trong đó cứ có mỗi allele trội làm cho cây cao thêm 10 cm. Cây thấp nhất có độ cao 110 cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Hãy cho biết loại cây cao 130 cm ở F2 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều
Đang cập nhật...
3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều
Thành phần năng lực | Cấp độ tư duy | ||||||||
PHẦN I | PHẦN II | PHẦN III | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |
1. Nhận thức sinh học | 6 | 3 | 1 | 1 | 3 | 2 | 1 | ||
2. Tìm hiểu thế giới sống | 4 | 1 | 1 | 2 | 1 | ||||
3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | 2 | 1 | 1 | 3 | 5 | 1 | 1 | ||
TỔNG | 12 | 5 | 1 | 1 | 5 | 10 | 3 | 2 | 1 |
4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Sinh học 12 Cánh diều
Nội dung | Cấp độ | Năng lực | Số ý/câu | Câu hỏi | ||||||
Nhận thức sinh học | Tìm hiểu thế giới sống | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | TN nhiều đáp án (số ý) | TN đúng sai (số ý) | TN ngắn (số câu) | ||
CHỦ ĐỀ 1. CƠ SỞ PHÂN TỬ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ | 12 | 8 | 4 | 12 | 8 | 4 | ||||
Bài 1. Gene và sự tái bản DNA | Nhận biết | Nêu cấu trúc của gene | Trình bày được thí nghiệm tách chiết DNA. | 2 | C1 C10 | |||||
Thông hiểu | - Phân tích được cơ chế tái bản DNA. - Dựa vào cấu trúc hóa học của phân tử DNA, trình bày được chức năng của DNA. | 1 | C13 | |||||||
Vận dụng | Xác định được DNA là vật chất di truyền. | Phân tích được phương pháp tiến hành thí nghiệm chứng minh DNA là vật chất di truyền. | Giải thích được cơ sở thí nghiệm chứng minh DNA là vật chất di truyền. | 4 | C4 | |||||
Bài 2. Sự biểu hiện thông tin di truyền | Nhận biết | - Phân biệt được các loại RNA. - Nêu được đặc điểm của mã di truyền. | Phân tích được bản chất của quá trình phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ DNA đến RNA. | 2 | 1 | C2 C11 | C1 | |||
Thông hiểu | So sánh quá trình tái bản DNA và quá trình phiên mã. | Giải thích hiện tượng thực tiễn liên quan đến sự biểu hiện thông tin di truyền. | 2 | C15 C17 | ||||||
Vận dụng | Đánh giá được sơ đồ tổng hợp chuỗi polypeptide, từ đó xác định số amino acid được tạo ra. | 1 | C5 | |||||||
Bài 3. Điều hòa biểu hiện gene | Nhận biết | Nêu được các vùng chức năng trong operon lac. | Trình bày được thí nghiệm phát hiện operon lac ở vi khuẩn E.coli. | 2 | C3 C9 | |||||
Thông hiểu |
| Tìm hiểu cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli trong môi trường nuôi cấy. | Phân tích được cơ chế hoạt động của operon lac trong trường hợp gene bị đột đột biến. | 1 | 2 | C14 | C2a,b | |||
Vận dụng | Vận dụng cơ chế điều hòa biểu hiện gene để giải thích một số trường hợp phát sinh đột biến gene. | 1 | 2 | C18 | C2c,d | |||||
Bài 4. Đột biến gene | Nhận biết | Nêu được khái niệm của thể đột biến. | Trình bày được nguyên nhân, cơ chế phát sinh một số đột biến gene. | 1 | 1 | C4 | C4 | |||
Thông hiểu | Phân tích sự thay đổi thành phần nucleotide trong gene bị đột biến. | 1 | C2 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN | 6 | 8 | 2 | 6 | 8 | 2 | ||||
Bài 5. Nhiễm sắc thể và cơ chế di truyền nhiễm sắc thể | Nhận biết | Trình bày được cấu trúc siêu hiển vi của NST. | Quan sát và xác định được các bộ phận của NST. | 2 | C5 C8 | |||||
Thông hiểu | Trình bày được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong nghiên cứu di truyền. | 1 | C16 | |||||||
Vận dụng | ||||||||||
Bài 6. Đột biến nhiễm sắc thể | Nhận biết | Nêu được các dạng đột biến NST. | Xác định mối quan hệ giữa NST và DNA. | Giải thích được nguyên nhân hội chứng bệnh liên quan đến đột biến NST. | 1 | 1 | C6 C12 | C3 | ||
Thông hiểu | Đánh giá được mối quan hệ giữa di truyền và biến dị. | 2 | C2c, d | |||||||
Vận dụng | Phân tích được các dạng đột biến số lượng NST trong một số trường hợp cụ thể. | 2 | C2a,b | |||||||
Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel | Nhận biết | Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền. | Trình bày được thí nghiệm của Mendel. | 2 | 1 | C7 | C11 C12 | C1a | ||
Thông hiểu | Phân tích được giả thuyết của Mendel về sự phân li và kết hợp các nhân tố di truyền trong quy luật phân li. | Xác định được sơ đồ lai của các quy luật di truyền trong các thí nghiệm. | Từ thí nghiệm của Mendel, có thể xác định tỉ lệ kiểu hình và kiểu gene trên một số đối tượng nhất định. | 3 | C1 b, c, d | |||||
Vận dụng | Phân tích tỉ lệ kiểu hình, từ đó xác định tỉ lệ kiểu gene dị hợp trong một phép lai hai tính trạng. | Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về quy luật di truyền để giải quyết bài toán xác suất. | 1 | C6 |