Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều được VnDoc.com tổng hợp là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Sử sắp tới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án đúng.

Câu 1. Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?

A. Hội nghị I-an-ta.

B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

C. Hội nghị Pốt-xđam.

D. Hội nghị Pa-ri.

Câu 2. Đâu không phải là việc làm của Liên Hợp quốc để trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Mở rộng kết nạp thành viên trên toàn thế giới.

B. Giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.

C. Thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế.

D. Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,...

Câu 3. Hội Quốc liên được thành lập nhằm mục đích gì?

A. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Duy trì trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Bảo vệ hòa bình, an ninh các nước Liên Xô, Mỹ, Anh.

D. Duy trì trật tự thế giới mới và bảo vệ độc lập, tự do một số nước như Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc.

Câu 4. Những thỏa thuận của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến sự hình thành một trật tự thế giới như thế nào?

A. Trật tự thế giới một cực do Mỹ đứng đầu.

B. Trật tự thế giới một cực do Liên Xô đứng đầu.

C. Trật tự thế giới hai cực do Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi cực.

D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm.

Câu 5. Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?

A. Sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc đã tạo ra những trung tâm kinh tế cạnh tranh với Liên Xô và Mỹ.

B. Xô – Mỹ bị tốn kém về tài chính, suy giảm thế mạnh kinh tế.

C. Những chuyển biến theo hướng hòa dịu trong quan hệ giữa Đông Âu và Tây Âu.

D. Sự vươn lên nhanh chóng của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực.

Câu 6. Ý nghĩa của thắng lợi cách mạng Trung Quốc năm 1949 là

A. làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Trung Quốc trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.

B. chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

C. đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập tự do.

D. phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở cùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 7. Toàn cầu hóa là gì?

A. Sự tham gia vào một cộng đồng, cùng làm việc và phát triển với cộng đồng đó, là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc.

B. Quá trình liên kết các chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau.

C. Xu thế gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,…của các nước lớn.

D. Quá trình gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc và khu vực trên phạm vi toàn cầu.

Câu 8. Vì sao sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế?

A. Tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, nâng cao đời sống của người dân.

B. Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa.

C. Tiếp tục khẳng định vị thế quốc gia trên trường quốc tế.

D. Khẳng định vai trò của quốc gia trong quan hệ quốc tế.

Câu 9. Đoạn tư liệu dưới đây phản ánh nội dung gì?

Nhận định về tình hình thế giới, Đại hội XII của Đảng hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sẽ tiếp tục được đẩy mạnh… Cục diện thế giới theo xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn ra nhanh hơn.

(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2016, tr.16)

A. Cục diện thế giới theo xu thế đa cực.

B. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ.

C. Cục diện thế giới diễn ra nhanh hơn.

D. Xu thế hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng, mạnh hơn hơn.

Câu 10. Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm những nước nào?

A. In-đô-nê-xi-a, Lào, Cam-pu-chia.

B. Phi-líp-pin, Thái Lan, Việt Nam.

C. Đông-ti-mo, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a.

D. Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a.

Câu 11. Mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam Á là

A. xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.

B. xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.

C. phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản.

D. đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.

Câu 12. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là

A. quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.

B. nước ta có nhiều thành phần dân tộc.

C. chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.

D. tác động tiêu cực từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán.

Câu 13. Lễ kí Tuyên bố Cu-a-la Lăm-pơ chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN vào thời gian nào?

A. 31-12-2015.

B. 22-11-2015.

C. 20-11-2015.

D. 30-12-2015.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung chính của Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC)?

A. Hoạt động giữa các thành viên dựa trên các giá trị, chuẩn mực chung.

B. Gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung bảo đảm an ninh toàn diện.

C. Xây dựng một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

D. Xây dựng cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau, gắn kết xã hội của khu vực.

Câu 15. Cơ hội của Việt Nam về lao động trong Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN là gì?

A. Sự cạnh tranh của lao động nước ngoài đối với thị trường lao động Việt Nam nói riêng và thị trường lao động khu vực ASEAN nói chung.

B. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nước thông qua cơ chế thừa nhận lẫn nhau về bằng cấp, chứng chỉ.

C. Việc đáp ứng điều kiện lao động có tay nghề để được tự do di chuyển lao động giữa các nước trong khu vực còn hạn chế.

D. Vấn đề ngoại ngữ và kĩ năng giao tiếp là trở ngại lớn của lao động Việt Nam.

Câu 16. Đường lối lãnh đạo cách mạng đúng đắn, sáng tạo được thể hiện ở

A. Đảng Cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lê-nin để lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

B. Dân tộc Việt Nam giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương có quá trình chuẩn bị liên tục trong suốt 15 năm.

D. Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng từng bước được xây dựng, củng cố.

Câu 17. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là gì?

A. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đã đấu tranh kiên cường, bất khuất.

B. Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mọi mặt trận thống nhất.

C. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

D. Có hoàn cảnh thuận lợi của Chiến tranh thế giới thứ hai: Hồng quân Liên Xô và quân Đồng minh đã đánh bại phát xít Đức – Nhật.

Câu 18. “Hỡi quốc dân đồng bào! Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng minh quân Nhật đã bị tan rã tại khắp các mặt trận, kẻ thù chúng ta đã gục ngã...”. Câu nói trên thể hiện điều gì trong Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Thời cơ khách quan thuận lợi.

B. Thời cơ chủ quan thuận lợi.

C. Cách mạng tháng Tám đã thành công.

D. Thời kì tiền khởi nghĩa đã bắt đầu.

Câu 19. Chiến thắng nào đã đánh dấu quân đội Việt Nam đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947.

B. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.

C. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951-1952.

D. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông 1952.

Câu 20. Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?

A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa.

B. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất.

C. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ.

D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

Câu 21. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 có điểm gì khác so với chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947?

A. Là chiến dịch có quy mô lớn đầu tiên do quân đội ta chủ động mở.

B. Là chiến dịch có sự phối hợp giữa chiến trường chính và các chiến trường cả nước.

C. Là chiến dịch phòng thủ có quy mô lớn của quân đội ta.

D. Là chiến dịch có quy mô lớn thứ hai của quân đội ta.

Câu 22. Hội nghị lần thứ 15 (1-1959), Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có quyết định

A. tiếp tục đấu tranh chính trị hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.

B. tiếp tục đấu tranh buộc chính quyền Ngô Đình Diệm phải thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ.

C. dùng đấu tranh ngoại giao để đàm phán kết thúc chiến tranh.

D. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không phải là bối cảnh miền Bắc nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960?

A. Nhân dân miền Bắc hoàn thành cải cách ruộng đất.

B. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Đấu tranh chống Mỹ - chính quyền Ngô Đình Diệm.

D. Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 24. Tại sao có thể khẳng định, so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) là một bước lùi của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam?

A. Không leo thang lên chiến tranh tổng lực mà quay trở lại với hình thức tăng cường của “chiến tranh đặc biệt”.

B. Quân đội Sài Gòn tiếp tục được sử dụng là lực lượng nòng cốt.

C. Quy mô chiến tranh được mở rộng ra đoàn Đông Dương.

D. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” tiếp tục được khai thác triệt để.

PHẦN II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nguyên nhân sụp đổ Trật tự thế giới hai cực I-an-ta

Chạy đua vũ trang khiến cả Liên Xô và Mỹ tốn kém, suy giảm thế mạnh kinh tế, buộc hai bên phải tự điều chỉnh, từng bước hạn chế căng thẳng.

Sự vươn lên của các nước trên thế giới nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của hai cực.

Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập.

Sự thay đổi trong cán cân kinh tế thế giới, đặc biệt là sự nổi lên của Nhật Bản và các nước Tây Âu.

Xu thế hòa hoãn, toàn cầu hóa và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Sự khủng hoảng, suy yếu rồi tan rã của Liên Xô – quốc gia đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.

a. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ là do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

b. Xu thế toàn cầu hóa khiến cho tình trạng chạy đua vũ trang của Mỹ và Liên Xô không còn phù hợp.

c. Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ gắn liền với sự khủng hoảng và suy yếu của Liên Xô.

d. Sự vươn lên của các nước đang phát triển khiến cho Mỹ suy yếu, không còn dù sức chạy đua kinh tế.

Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây:

“Quyết tâm sử dụng những cố gắng cần thiết bước đầu để bảo đảm việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tụ do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kì hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực. Các nước Đông Nam Á cần phối hợp nỗ lực nhằm mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết, mối quan hệ gắn bó hơn nữa”.

(ASEAN, Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập, ngày 27-11-1971)

a. Nội dung tư liệu đề cập sự kiện các nước Đông Nam Á thành lập khu vực hòa bình, tự do, trung lập.

b. Nội dung tuyên bố nhấn mạnh việc ASEAN không chấp nhận sự can thiệp của các nước ngoài khu vực.

c. Văn kiện trên có vai trò quyết định trong việc duy trì hòa bình, thống nhất và trung lập của Đông Nam Á.

d. Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập vẫn có giá trị đối với tổ chức ASEAN ngày nay.

Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Bât kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,… Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.

(Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (ngày 19-12-1946), trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.534)

a. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn dân.

b. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh toàn diện.

c. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh trường kì.

d. Đoạn tư liệu thể hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến tranh tự lực cánh sinh.

Câu 4. Cho bảng dữ kiện sau đây:

Nội dung

Thời gian

Thành tựu

Chi viện cán bộ, bộ đội, thanh niên xung phong cho chiến trường

1965 – 1968

1972

1973 – 1974

Hai tháng đầu năm 1975

Hơn 30 vạn người

Hơn 22 vạn bộ đội

Gần 22 vạn người

Hơn 57 vạn bộ đội

Bắn rơi máy bay Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968 (lần 1)

1972 – 1973 (lần 2)

3 243 chiếc

735 chiếc

Bắn cháy, bắn chìm tàu chiến, tàu biệt kích Mỹ trong hai cuộc chiến tranh phá hoại

1964 – 1968

1972 - 1973

143 chiếc

125 chiếc

a. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc trở thành hậu phương của miền Nam, Lào và Cam-pu-chia.

b. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội.

c. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc đã chi viện đầy đủ và đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với mọi thắng lợi trên chiến trường miền Nam.

d. Bảng dữ kiện cho thấy miền Bắc chi viện to lớn cho chiến trường, đồng thời đật được nhiều kết quả trong chống chiến tranh phá hoại của Mỹ.

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

Đang cập nhật...

3. Ma trận đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

PHẦN I

PHẦN II

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tìm hiểu lịch sử

8

2

1

0

6

0

Nhận thức và tư duy lịch sử

0

6

5

0

5

5

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

0

0

2

0

0

0

TỔNG

8

8

8

0

11

5

4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 12 Cánh diều

Nội dung

Cấp độ

Năng lực

Số ý/câu

Câu hỏi

Tìm hiểu lịch sử

Nhận thức và tư duy lịch sử

Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

TN nhiều đáp án

(số ý)

TN đúng sai

(số ý)

CHỦ ĐỀ 1: THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

9

8

9

8

Bài 1.

Liên hợp quốc

Nhận biết

Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của Liên hợp quốc.

1

C1

Thông hiểu

Trình bày được mục tiêu và nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc.

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

1

C2

Vận dụng

Phân tích được vai trò của Liên hợp quốc trong lĩnh vực thúc đẩy phát triển, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, nâng cao đời sống người dân; đảm bảo quyền con người, phát triển văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác.

1

C3

Bài 2. Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Trình bày được những nét chính của Trật tự thế giới hai cực Yalta.

1

C4

Thông hiểu

Phân tích được sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Yalta.

1

4

C5

C1a, C1b, C1c, C1d

Vận dụng

Phân tích được hệ quả và tác động sự sụp đổ Trật tự thế giới hai cực Yalta đối với tình hình thế giới.

1

C6

Bài 3. Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh

Nhận biết

Phân tích được xu thế phát triển chính của thế giới sau Chiến tranh lạnh.

1

C7

Thông hiểu

Giải thích được vì sao thế giới hướng tới xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.

Giải thích được vì sao các quốc gia phải điều chỉnh chiến lược phát triển sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

1

C8

Vận dụng

Vận dụng được những hiểu biết về thế giới sau Chiến tranh lạnh để hiểu và giải thích những vấn đề thời sự trong quan hệ quốc tế.

1

C9

CHỦ ĐỀ 2: ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

6

0

6

0

Bài 4.

Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

1

C10

Thông hiểu

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

1

2

C11

C2a, C2b

Vận dụng

Phân tích được những nguyên tắc cơ bản của ASEAN.

1

2

C12

C2c, 2d

Bài 5. Cộng đồng ASEAN: Từ ý tưởng đến hiện thực

Nhận biết

Trình bày được quá trình hình thành của ASEAN.

1

C13

Thông hiểu

Trình bày được mục đích thành lập của ASEAN.

1

C14

Vận dụng

Giải thích được phương thức ASEAN là cách tiếp cận riêng của ASEAN trong việc giải quyết các vấn đề của khu vực và duy trì quan hệ giữa các nước thành viên.

1

C15

CHỦ ĐỀ 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

9

8

9

8

Bài 6.

Cách mạng tháng Tám năm 1945

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

háng

1

C16

Thông hiểu

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

1

C17

Vận dụng

Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

1

C18

Bài 7. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

1

C19

Thông hiểu

Trình bày được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

1

1

C20

C3a

Vận dụng

Phân tích được vị trí, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

1

3

C21

C3b, C3c, C3d

Bài 8. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Nhận biết

Trình bày được nét khái quát về bối cảnh lịch sử, các giai đoạn phát triển chính của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

1

C22

Thông hiểu

Nêu được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

1

4

C23

C4a, C4b, C4c, C4d

Vận dụng

Phân tích được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước tiến trình lịch sử Việt Nam.

Trân trọng, tự hào về truyền thống bất khuất của cha ông trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, tham gia vào công tác đền ơn đáp nghĩa ở địa phương.

1

C24

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm