Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Tin học 10 Cánh diều bài 1

Giải sách bài tập Tin học 10 bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 10.

Bài: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số

Câu D1 trang 16 SBT Tin 10: Em hãy cho biết những hành vi nào sau đây vi phạm quyền tác giả? Giải thích câu trả lời của em.

1) Tác giả A viết cuốn sách trong đó sử dụng một số bức ảnh do nhà nhiếp ảnh B chụp mà chưa xin phép nhà nhiếp ảnh B. Trong sách, những chỗ in các bức ảnh đều có ghi rõ tác giả là nhà nhiếp ảnh B. Cuốn sách được khai thác thương mại với giá 100 000 đồng/cuốn.

2) Nhà xuất bản C dịch và xuất bản một cuốn tiểu thuyết của tác giả nước ngoài với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã gửi email xin phép tác giả nhưng chưa nhận được thư trả lời.

3) Nhà xuất bản in lại một cuốn sách của hai tác giả A và B với mục đích thương mại. Nhà xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả A nhưng chưa xin phép tác giả B.

4) Nhà xuất bản in một cuốn sách giáo khoa dưới dạng chữ nổi để phục vụ độc giả là người khiếm thị mà không trả tiền nhuận bút cho tác giả.

5) Trên trang web của một công ty du lịch có đăng bức ảnh chụp tháp Chàm của một nhà nhiếp ảnh, bức ảnh đã bị cắt bỏ phần chữ kí tác giả (watermark) so với ảnh gốc. Công ty chưa xin phép tác giả bức ảnh.

Trả lời:

1) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc cuốn sách có ghi tên tác giả bức ảnh không làm thay đổi tính chất trái phép trong việc sử dụng bức ảnh vào mục đích thương mại mà chưa được sự đồng ý của tác giả.

2) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 7 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc nhà xuất bản gửi email xin phép tác giả không có ý nghĩa vì tác giả chưa trả lời đồng ý.

3) Đây là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 4 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Nhà xuất bản in và phát hành cuốn sách với mục đích thương mại mà chưa được sự đồng ý của đồng tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả.

4) Đây là hành vi hợp pháp, được quy định ở điểm (i) khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 (bổ sung sửa đổi năm 2019). `

5) Đăng bức ảnh của tác giả trên trang web nhằm mục đích quảng cáo thương mại mà chưa xin phép tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 8 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ. Cắt bỏ phần chữ kí tác giả (watermark) trong bức ảnh mà chưa được sự đồng ý của tác giả là hành vi vi phạm quyền tác giả được quy định ở khoản 12 và khoản 13 Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ.

Câu D2 trang 17 SBT Tin 10: Em hãy tìm trên Internet và mô tả lại một số vụ việc vi phạm bản quyền tác giả xảy ra ở nước ta trong thời gian gần đây.

Trả lời:

Có thể tìm kiếm với các từ khoá như: vi phạm bản quyền, xâm phạm bản quyền tác giả, vụ việc xâm phạm bản quyền tác giả, vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ...

Ví dụ: Vụ việc quyền tác giả đối với các nhân vật trong bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” giữa Ông Lê Linh và Công ty TNHH truyền thông giáo dục và giải trí Phan Thị (“Phan Thị”) hay vụ việc “Ngày xưa (Thủa ấy xứ Đoài)” và “Tinh hoa Bắc Bộ” giữa Công ty cổ phần Tuần Châu Hà Nội và Công ty CP tổng hợp truyền thông DS.

Câu D3 trang 17 SBT Tin 10: Em viết bài đăng lên trang web của trường giới thiệu về hội thi đánh cờ ở làng A trong đó sử dụng bức ảnh và lời bình của tác giả Nguyễn Văn B đăng trên báo điện tử X. Nội dung lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là “Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”. Theo em, cách viết nào dưới đây là phù hợp cho bài viết của em?

A. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa xuân ở làng quê Việt Nam xưa mà nay đã không còn nữa. Nguồn: Báo điện tử X”.

B. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp diễn ra vào mùa thu ở làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B)”.

C. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ như một trong những phong tục ăn hoá đẹp diễn ra vào ngày mùng một Tết ở nông thôn Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.

D. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một trong những phong tục văn hoá đẹp nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm...).”

E. “Báo điện tử X đã giới thiệu hội thi đánh cờ ở làng A như một nét văn hoá truyền thống của làng quê Việt Nam (Nguyễn Văn B, báo điện tử X, ngày... tháng... năm..., nguồn: https://www…)”.

Trả lời:

Nguyên văn lời bình của tác giả Nguyễn Văn B là: “Hội thi đánh cờ ở làng A diễn ra vào mùa xuân, là một ví dụ về những phong tục văn hoá đẹp từ xa xưa của làng quê Việt Nam”. Cách viết A, B, C, D đều không phù hợp, chỉ có cách viết E vừa không sai ý tác giả vừa trích dẫn đầy đủ thông tin về tác giả và bài báo.

Cụ thể:

A. Cách viết này làm sai ý của tác giả ở đoạn “nay đã không còn nữa”. Ngoài ra cách viết này không trích dẫn đầy đủ nguồn thông tin, còn thiếu tên tác giả, ngày tháng phát hành bài báo và đường link.

B. Cách viết này làm sai ý của tác giả ở đoạn “vào mùa thu”. Ngoài ra cách viết này không trích dẫn đầy đủ nguồn thông tin, còn thiếu ngày tháng phát hành bài báo và đường link.

C. Tuy rằng cách viết này đã trích dẫn đầy đủ nguồn thông tin nhưng lại làm sai ý của tác giả ở đoạn “diễn ra vào ngày mùng một Tết”.

D. Cách viết này làm sai ý của tác giả ở đoạn “nhưng đang bị mai một dần bởi quá trình đô thị hoá”.

E. Cách viết này là phù hợp vì không làm sai ý tác giả và trích dẫn đầy đủ thông tin về tác giả và bài báo.

Câu D4 trang 18 SBT Tin 10: Nêu một vài thông tin cá nhân của em như: họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà rơi vào tay kẻ xấu thì em và gia đình có thể gặp phải những nguy cơ gì?

Trả lời:

Nếu họ tên, địa chỉ email và địa chỉ nhà của em lọt vào tay kẻ xấu thì chúng có, thể sẽ:

- Gửi email lừa đảo, email rác vào hòm thư của em.

- Mạo danh em để đe dọa tống tiền, lừa gạt người thân, bạn bè của em.

- Mạo danh công an, ngân hàng để đe doạ em.

- ………

Câu D5 trang 18 SBT Tin 10: Để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số, em cần phải làm gì?

A. Có những hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật liên quan tới bản quyền, thông tin cá nhân và việc chia sẻ thông tin trong môi trường số.

B. Không vi phạm bản quyền sản phẩm của người khác.

C. Có ý thức tôn trọng, không tuỳ tiện tiết lộ thông tin cá nhân của bản thân hay của người khác.

D. Tự bảo vệ thông tin và dữ liệu của bản thân bằng cách sử dụng mật khẩu mạnh và phần mềm diệt virus.

E. Hạn chế đăng nhập các loại tài khoản trên máy tính ở nơi công cộng như quán Internet hay thông qua mạng Wi-Fi không đáng tin cậy.

Trả lời:

Tất cả các biện pháp đó đều cần thiết và nên được áp dụng để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp khi chia sẻ thông tin trong môi trường số.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Tin học 10 Cánh diều bài 2

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Tin học lớp 10 bài 1: Tuân thủ pháp luật trong môi trường số sách Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm Tin học 10 Kết nối tri thức Tin học lớp 10 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chanaries
    Chanaries

    🥰🥰🥰🥰🥰🥰

    Thích Phản hồi 09:01 19/06
    • Sư Tử
      Sư Tử

      👍👍👍👍👍👍👍

      Thích Phản hồi 09:01 19/06
      • Bé Cún
        Bé Cún

        😃😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 09:01 19/06
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tin học 10 Cánh Diều

        Xem thêm