Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 7 bài 3: Một số tính chất của đất trồng theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 7 bài 3: Một số tính chất của đất trồng là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được thành phần cơ giới của đất trồng.

- Nêu được các trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính.

- Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.

- Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng.

2. Kỹ năng:

- Có khả năng phân biệt được các loại đất.

- Có các biện pháp canh tác thích hợp.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công nghệ cụ thể, năng lực phân tích, năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học

- Đất sét được nghiền nhỏ, đất thịt, đất cát, cốc nhựa, cốc thủy tinh, nước cất, giấy quỳ tím, thang màu pH chuẩn.

- Phiếu học tập đủ phát cho học sinh.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sgk, vở ghi, xem trước bài 3 SGK, sưu tầm các loại đất ở địa phương.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Hoạt động khởi động: 3’

Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức mới, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các vấn đề trong bài học.

Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu:

- Đất trồng có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống cây trồng?

- Đất trồng có những tính chất chính nào?

- HS tiếp nhận.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời.

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn.

- Dự kiến sản phẩm: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững

- Một số tính chất chính của đất trồng......

* Báo cáo kết quả

- Hs trình bày

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Đất trồng là môi trường sống của cây. Do đó ta cần biết đất có những tính chất chính nào để từ đó ta có biện pháp sử dụng và cải tạo hợp lí. Đó là nội dung của bài học hôm nay.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất là gì? (7’)

1. Mục tiêu: Trình bày được thành phần cơ giới của đất trồng.

2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv yêu cầu HS đọc mục I SGK/9 hoạt động nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho biết phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào? Phần vô cơ của đất có những gì? Thế nào là thành phần cơ giới của đất? Căn cứ vào đâu để phân loại đất và phân loại như thế nào?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ thảo luận trả lời câu hỏi

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến trả lời:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

HĐ2. Tìm hiểu độ chua, độ kiềm của đất (8’)

1. Mục tiêu: Nêu được các trị số PH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính.

2. Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động.

* Chuyển giao nhiệm vụ.

- Gv yêu cầu HS nghiên cứu mục II SGK/9-> Phát hiện kiến thức hoạt động cá nhân cho biết:

Độ pH dùng để đo cái gì?

Trị số PH dao động trong phạm vi nào?

Với các giá trị nào của PH thì đất được gọi là chua, kiềm và trung tính? -> Ý nghĩa gì với sản xuất?

- HS tiếp nhận.

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm

- Dự kiến sản phẩm: ->

* Báo cáo kết quả

- Hs trình bày.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

G: tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm tóm tắt thành nhiệm vụ của trồng trọt và ghi bảng.

HĐ3. Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. (7’)

1. Mục tiêu: Trình bày được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất trồng. So sánh khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất cát, đất thịt, đất sét.

2. Phương thức thực hiện: Hđ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề: Đất sét, đất thịt, đất cát thì đất nào giữ nước tốt hơn? Làm thế nào xác định được?

- GV giới thiệu mẫu đất để trong các cốc từ 1->3, giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, gợi ý những vấn đề cần quan sát và rút ra kết luận điền vào bảng bài tập SGK/9 (Đất sét giữ nước và chất dinh dưỡng tốt nhất, đất thịt trung bình, đất cát kém)

- Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

- So sánh khả năng giữ nước của đất sét, thịt và cát?

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc nhóm

- GV: quan sát

- Dự kiến sản phẩm: ->

*Báo cáo kết quả:

- hs trình bày kết quả

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

GV: Hạt càng bé thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt

HĐ4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì? (8’)

1. Mục tiêu: Trình bày được khái niệm độ phì nhiêu của đất, nêu được vai trò độ phì nhiêu của đất đối với năng suất cây trồng.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi

3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập cặp đôi

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chiếu 1 đoạn vi deo ngắn nói về sự sinh trưởng của cây trồng trên các môi trường đất khác nhau yêu cầu HS sau khi xem video xong thì hoạt động nhóm 5 phút cho biết tình hình đất, nước, phát triển cây…?

- Ở đất thiếu nước, thiếu dinh dưỡng thì cây phát triển như thế nào?

- Ở đất đủ nước, dinh dưỡng cây trồng phát triển như thế nào?

- Khi bón thật nhiều phân đạm cho su hào-> Cây phát triển như thế nào?

- Thế nào là độ phì nhiêu của đất?

- Ngoài đất còn yếu tố nào ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi

- Giáo viên quan sát các nhóm tl

- Dự kiến sản phẩm: ->

*Báo cáo kết quả:

Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

- GV khái quát bài học.

I. Thành phần cơ giới của đất là gì?

- Tỉ lệ phần trăm các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất

- Tùy tỉ lệ từng loại hạt trong đất mà chia đất thành đất cát, đất thịt, đất sét.

II. Độ chua, độ kiềm của đất.

Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ PH

- Đất chua: pH < 6,5

- Đất trung tính: pH = 6,6 - 7,5

- Đất kiềm: pH > 7,5

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:

+ Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn

+ Khả năng giữ nước của đất sét tốt nhất, đất thịt trung bình, đất cát kém.

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.

Các yếu tố khác như: Thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt.

C. Hoạt động luyện tập: 5’

Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học.

Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân

Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu Hs trả lời câu hỏi

Câu 1: Thành phần cơ giới của đất là gì?

Câu 2: Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?

Câu 3: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Hs trả lời nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

D. Hoạt động vận dụng: 3’

Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Phương thức thực hiện: Hđ cá nhân, trao đổi với người thân

Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

Phương án kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu:

- Hãy chia sẻ với cha mẹ và mọi người trong gia đình những hiểu biết của em về thành phần của đất trồng

- Tìm hiểu xem ở địa phương em đất trồng có những loại đất nào, đất trồng có vai trò quan trọng như thế nào đối với người dân ở địa phương?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu, về nhà thực hiện

*Báo cáo kết quả:

Hs báo cáo kết quả vào tiết học sau

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được một số tính chất chính của đất.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tranh ảnh, phân biệt thang chuẩn pH.

3. Thái độ: Có thái độ yêu thích môn học.

4. Tích hợp BVMT: Có ý thức bảo vệ môi trường

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới.

III. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp .

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt? Các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ của trồng trọt?
  • Đất trồng là gì? Đất trồng có những thành phần chính nào?

3/ Bài mới

a. Giới thiệu bài: Đất trồng có vai trò rất quan trọng đối với nông nghiệp. Vậy thành phần của đất như thế nào hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 3?

b. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thành phần cơ giới của đất

GV hỏi: Phần rắn của đất gồm những thành phần nào?

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm 3 phút và cho biết:

1. Thành phần phần vô cơ?

2. Căn cứ để phân chia cấp hạt?

3. Thành phần cơ giới của đất là gì?

4. Có mấy loại đất chính? Căn cứ vào đâu để phân loại đất?

5. Ngoài các loại đất chính ra còn loại đất nào?

- GV: Giới thiệu tỉ lệ cấp hạt.

- HS: Phần vô cơ và hữu cơ.

- HS thảo luận nhóm, trả lời:

1. Gồm hạt cát, limon và sét.

2. Khác nhau về đường kính các cấp hạt.

3. Là tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét trong đất.

4. Đất cát, đất thịt, đất sét. Căn cứ vào tỉ lệ % các loại hạt có trong đất.

5. Đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất sét pha cát.

- HS Lắng nghe, nhận xét.

I. Thành phần cơ giới của đất là gì?

- Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ % các hạt cát, limon và sét trong đất.

- Căn cứ vào tỉ lệ % các loại hạt có trong đất mà chia ra 3 loại đất chính: Đất cát, đất thịt, đất sét.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về độ chua, độ kiềm của đất

- GV thông báo: Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng trị số pH.

- GV: Giới thiệu về thang độ pH. Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm, cho biết:

1.Trị số pH của đất?

2 Căn cứ vào trị số pH, có mấy loại đất chính? pH của đất chua? Đất kiềm? Đất trung tính?

3. Người ta xác định đất chua, kiềm hay trung tính để làm gì?

- GV: Giảng giải thêm.

- HS lắng nghe.

- HS: Thảo luận nhóm, trả lời:

1.Trị số pH của đất từ 3 – 9

2. Có 3 loại: Đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 – 7,5), đất kiềm (pH > 7,5)

3. Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo.

- HS: Nghe và ghi nhớ

II. Độ chua, độ kiềm của đất.

- Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất làm 3 loại:

Đất chua: pH < 6,5

Đất trung tính: pH = 6,6 – 7,5

Đất kiềm: pH > 7,5

Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất

- GV: Y/c HS đọc SGK cho biết:

1. Tại sao đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?

2. Đất như thế nào thì giữ nước và chất dinh dưỡng tốt?

-GV: Y/c HS làm bài phần III

-GV: HS kết luận về khả năng giữ nước và chất dd của đất.

- HS: Đọc SGK, trả lời:

1. Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.

2. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé (mùn).

-HS: Làm bài tập và trả lời.

-HS: Kết luận, ghi vở.

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.

Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất là gì?

-GV: Yêu cầu HS đọc SGK cho biết:

1. Độ phì nhiêu của đất là gì?

2. Độ phì nhiêu của đất có phải là yếu tố duy nhất quyết định năng suất cây trồng? Tại sao?

3. Những điều kiện cần và đủ để cây trồng đạt năng suất cao?

- HS: Đọc thông tin SGK và trả lời các câu hỏi của GV.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung và ghi vở.

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

- Độ phì nhiêu của đất là khả năng đất cung cấp đủ oxi, nước, chất dinh dưỡng cho cây trồng đảm bảo năng suất cao đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây trồng.

4. Củng cố - đánh giá:

  • GV: YC HS đọc phần ghi nhớ.
  • GV: Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính của bài.

5. Nhận xét – Dặn dò:

  • Về nhà học bài. Đọc trước bài 4
  • Chuẩn bị một số mẫu đất. GV hướng dẫn HS kẻ bảng tường trình theo nhóm.

Tên thực hành

Vật liệu – dụng cụ

Quy trình thực hành

Kết quả thực hành

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 3: Một số tính chất của đất trồng theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 7

    Xem thêm