Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 12: Phòng chống tệ nạn xã hội (tiết 1)

Giáo án môn GDCD lớp 8

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 12: Phòng chống tệ nạn xã hội (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Hoạt động ngoại khóa an toàn giao thông

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 12: Phòng chống tệ nạn xã hội (tiết 2)

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

  • HS hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội và tác hại của tệ nạn xã hội.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
  • Trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống các tệ nạn xã hội.

2. Kĩ năng:

  • Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • Tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.
  • Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống các tệ nạn xã hội.

3. Thái độ: Ủnghộ các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.

II. Chuẩn bị.

  • GV: SGV, SGK, phiếu học tập, phòng học chung.
  • HS: Soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ. (kết hợp trongbài)

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

- GV trình chiếu PowerPoint một số hình ảnh tệ nạn xã hội?

+ CH: Em có nhận xét gì về những hình ảnh vừa xem?

+ CH: Em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết?

-> Cờ bạc, ma túy, mại dâm, đua xe máy…

* Hoạt động nhóm.(nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề:

+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với bản thân người mắc tệ nạn ?

+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với gia đình người mắc tệ nạn?

+ Tác hại của tệ nạn xã hội đối với cộng đồng và toàn xã hội?

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

+CH: Theo em nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?

-> Lười nhác, ham chơi, đua đòi.

-> Cha mẹ nuông chiều.

-> Tiêu cực xã hội.

-> Do tò mò.

-> Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái.

-> Do bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo.

-> Do thiếu hiểu biết...

+ CH: Trong các nguyên nhân trên, đâu là nguyên nhân chính?

+ CH: Em hãy nêu các cách phòng chống tệ nạn xã hội?

-> Hiểu biết đầy đủ về tệ nạn xã hội.

-> Chấp hành tốt quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

-> Sống lành mạnh, giản dị, chăm học, chăm làm.

-> Truyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ CH: Trong những ý kiến sau đây ý kiến nào đúng? (trình chiếu PowerPoint)

- Những người mắc vào tệ nạn xã hội là những người lười lao động, thích hưởng thụ.

- Thấy người buôn bán ma túy thì nên coi như không biết.

- Tích cực học tập, lao động, hoạt động tập thể sẽ giúp ta tránh xa được các tệ nạn xã hội.

- Dùng thử ma túy một lần cũng không sao.

- Tuyệt đối không quan hệ với người nghiện ma túy vì sẽ bị lây nghiện và mang tiếng xấu.

- Ma túy. mại dâm là con đường lây nhiễm bệng xã hội, đặc biệt là nhiễm HIV/AIDS.

- Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.

* Hoạt động2. HDHS luyện tập.

+ CH:Bản thân những người nghiện ma túy phải chịu những tác hại nào?

A. Nề nếp gia phong sụp đổ.

B. Suy sụp sức khỏe.

C. Kìm hãm sự pháp triển kinh tế.

D. Kinh tế gia đình khánh kiệt.

+ CH: Đâu là nguyên nhân chủ quan gây ra tệ nạn xã hội?

A. Bị bạn bè rủ rê, lôi kéo.

B. Tiêu cực trong xã hội.

C. Hoàn cảnh gia đình éo le.

D. Do thiếu hiểu biết.

+ CH: Theo em học sinh phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

A. Sống lành mạnh, giản dị, chăm học, chăm làm.

B. Xây dựng gia đình hạnh phúc.

C. Xử lí nghiêm các trường hợp vi phạm.

D. Giáo dục tuyên truyền học sinh không mắc vào tệ nạn xã hội.

I. Đặt vấn đề.

1.Tác hại của tệ nạn xã hội.

+ Đối với bản thân người mắc.

- Hủy hoại sức khoẻ dẫn đến cái chết.

- Lười lao động.

- Sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức.

- Vi phạm pháp luật.

+ Đối với gia đình người mắc tệ nạn.

- Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần.

- Gia đình tan vỡ.

+ Đối với xã hội.

- Suy thoái giống nòi.

- Mất trật tự an toàn xã hội: Trộm cắp, cướp của, giết người...

- Ảnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội.

- Ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá dân tộc.

II. Luyện tập.

1. Bài tập 1

- Đáp án: B

2. Bài tập 2.

- Đáp án: D

3. Bài tập 3.

- Đáp án: A

4. Củng cố

CH: Bản thân em có biện pháp gì để giữ mình không sa vào tệ nạn xã hội?

5. Hướng dẫn về nhà

  • Học nội dung bài.
  • Soạn phần còn lại.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm