Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 bài 12: Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam - Tiết 1
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 bài 12: Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam - Tiết 1 bao gồm tất cả nội dung giảng dạy các bài Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch trong chương trình học lớp 4 với các kiến thức tổng quát, được trình bày chi tiết và khoa học giúp giáo viên dễ dàng truyền tải bài giảng đến học sinh nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 bài 11: Em tham gia giao thông - Tiết 3
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 bài 11: Em tham gia giao thông - Tiết 4
Giáo án Mĩ thuật Đan Mạch lớp 4 bài 12: Tìm hiểu tranh dân gian Việt Nam - Tiết 2
I. MỤC TIÊU
- Hiểu biết về nguồn gốc, nội dung và vẽ đẹp của tranh dân gian Việt Nam.
- Biết yêu quý, có ý thức giữ gìn và bảo tồn nghệ thuật dân tộc.
- Trải nghiệm, liên kết với tác phẩm bằng hình thức in mộc bản (nếu có) vẽ màu vào hình tranh dân gian hoặc vẽ lại được tranh dân gian.
- - Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giấy vẽ, màu vẽ, SGK
2. Học sinh: Giấy vẽ, màu vẽ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
TIẾT 1
Giáo viên | Học sinh |
HĐ 1: Tìm hiểu -Yêu cầu HS quan sát H12.1,thảo luận tìm hiểu câu gợi ý sgk tr 67 - GV cho học sinh nhận biết về tranh dân gian Việt Nam qua gợi ý ở phần ghi nhớ. - Cho HS quan sát giấy dó. - Nhấn mạnh lại cách in tranh bằng bảng khắc gỗ của 2 dòng tranh lớn: Đông Hồ và Hàng Trống. HĐ 2: Xem tranh “cá chép trông trăng” tranh Hàng Trống và “cá chép” tranh Đông Hồ. - Giới thiệu tranh - Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 bức tranh - Cho học sinh nhận biết về đường nét, màu sắc trên từng loại tranh (ghi nhớ SGK) | - Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau đối với mỗi bức tranh: + Hình ảnh gì, đường nét, màu sắc của từng bức tranh? + Em thích bức tranh nào, em hiểu nội dung và ý nghĩa của từng bức tranh đó như thế nào? - HS chia sẻ ý kiến của mình - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk tr67 - Học sinh quan sát - Quan sát - Học sinh quan sát Giống nhau: - Có cùng nội dung - Hình tượng Khác nhau: - Thể hiện hình ảnh - Đường nét - Màu sắc - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ |