Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 15

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 15: Lẽ ghét thương được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Cảm nhận được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu.
  • Rút ra bài học đạo đức về tình cảm yêu ghét chính đáng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, SGV ngữ văn 11.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích các nghệ thuật biểu tượng trong bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát để thấy được tầm tư tưởng của Cao Bá Quát?

3. Bài mới: NĐC được xem là một nhà thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển VN. Trong số những sáng tác của ông, Lục Vân Tiên là một tác phẩm được nhiều người ưu thích không chỉ trong thời đại ông mà còn được yêu thích trong mọi thời đại. Ở đó chứa những bài học đạo lí về lối sống, cách sống. Lẽ ghét thương là một trong những đoạn trích tiêu biểu cho điều đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1. GV hướng dẫn HS Đọc hiểu tiểu dẫn

GV : nêu vài nét về tác giả NĐC?

HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính.

Là tấm gương yêu nước, thương dân, dùng ngòi bút để đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. Ông như vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn lâu càng thấy sáng (Phạm Văn Đồng).

Lẽ ghét thương được viết theo thể loại gì?

I. Đọc hiểu tiểu dẫn.

1. Tác giả

- NĐC (1822- 1888) là nhà thơ mù ở Đồng Nai, đã vượt qua những bất hạnh riêng để trở thành nhà giáo, thầy thuốc, nhà thơ.

- Ông là ngọn cờ đầu cho văn học VN ở thế kỉ XIX.

2. Tác phẩm: Lẽ ghét thương được trích từ câu 473-504.

- Tác phầm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tinh chất dân gian, ngay từ khi mới ra đời đã được nhân dân, đặc biệt là người dân Nam Kì đón nhận và lưu truyền rộng rãi.

3. Thể loại:

Truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát, kết hợp với kể chuyện và bộc lộ cảm xúc, tình cảm qua hành động, lời nói của nhân vật.

Hoạt động 2. GV hướng dẫn HS Đọc hiểu văn bản.

- GV gọi HS đọc diễn cảm văn bản. GV nhận xét và đọc lại.

Bố cục đoạn trích gồm mấy phần?

Bốn câu đầu cho ta biết điều gì về ông Quán và quan niệm của ông về tình cảm thương ghét?

Tại sao ông lại giải thích: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương? (thương là gốc. Chính vì thương mà ghét)

Đoạn thơ mang tính triết luận- đạo đức

(tất cả các dẫn chứng đều được rút từ lịch sử cổ- trung đại Trung Hoa. Điều này là thói quen của các nhà nho hay lấy tấm gương TQ để liên hệ, soi mình trên nhiều phương diện).

Điệp từ ghét đời, điệp từ dân nói lên điều gì?

GV kết: Đoạn thơ sử dụng nhiều điển cố trong sử sách Trung Quốc, nhưng dễ hiểu, thể hiện rõ bản chất của các triều đại. Đó là cơ sơ của lẽ ghét sâu sắc, ghét mãnh liệt đến độ tận cùng của cảm xúc.

Ông Quán thương những ai? Họ là ai? Giữa họ có điểm gì chung? Vì sao ông thương họ?

+ Đức Thánh nhân

+ Thầy Nhan Tử.

+ Ông Gia Cát.

+ Thầy Đổng Tử.

+ Ông Nguyên Lượng.

+ Ông Hàn Dũ.

+ Thầy Liêm.

+ Thầy Lạc.

→ Tất cả đều là những con người có tài, có đức và có trí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt sở nguyện.

Vì sao nhà thơ kết luận: nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương?

(Thương là gốc. Vì thương nên ghét. Thương ghét đều chân thành, sắc nhọn mà mộc mạc bình dị. Yêu thương nhất mực, căm ghét đến điều. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam anh hùng.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Đọc- tìm hiểu bố cục

Bố cục: 4 phần

- 6 câu đầu là đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên.

- Từ câu 7=> câu 16: lẽ ghét

- Từ câu 17=> câu 30 Lẽ thương

- Từ câu 31=>câu 32 lời kết

2. Phân tích

a. Quan niệm thương ghét của ông Quán

- Yêu ghét phân minh rõ ràng.

- Ông Quán chỉ thích giúp người bất hạnh, ghét kẻ tiểu nhân.

- Ông Quán là tiêu biểu cho trí tuệ, tình cảm của nhân dân miền Nam.

b. Lẽ ghét:

- Bàn về lẽ ghét trong đời sống tình cảm của con người.

- Điệp từ Ghét: Tăng sức mạnh cảm xúc, thái độ ghét sâu sắc của tác giả.

à Ông Quán ghét các triều đại có chung bản chất là sự suy tàn, vua chúa thì luôn đắm say tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.

- Điệp từ Dân: Thái độ của ông Quán vì dân. Luôn đứng về phía nhân dân. Xuất phát từ quyền lợi của nhân dân mà phẩm bình lịch sử.

c. Lẽ thương

- Nhắc đến các bậc thánh nhân hết lòng vì dân vì nước.

- Nguyễn Đình Chiểu đã vì đời vì dân mà cảm thương và nhớ tiếc những vĩ nhân hiền tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm