Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 95

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 95: Ôn tập phần làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1/ Kiến thức

  • Đặc điểm, yêu cầu và cách thức tiến hành các thao tác: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
  • Yêu cầu và cách thức tóm tắt văn bản nghị luận.
  • Yêu cầu và cách thức viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.

2/ Kĩ năng

  • Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận xã hội, nghị luận văn học.
  • Viết đoạn văn, bài văn nghị luận vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận.
  • Tóm tắt văn bản nghị luận.
  • Viết tiểu sử tóm tắt và bản tin.

3/ Thái độ: Ý thức ôn tập và chuẩn bị kiểm tra học kì II.

B. PHƯƠNG TIỆN

1/ Giáo viên

- SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án.

2/ Học sinh

Học bài cũ, SGK, SBT...

C. PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp: tích hợp, diễn giảng, thảo luận, đặt câu hỏi...

D. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1/ Ổn định lớp

2/ Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh.

3/ Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài ôn tập phần làm văn hôm nay giúp các em nắm được nội dung chủ yếu của chương trình Làm văn 11; biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận; biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. Từ đó, chuẩn bị tốt hơn cho bài kiểm tra cuối năm.

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

Gv hướng dẫn hs ôn tập những nội dung kiến thức đã học

I. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Thống kê, hệ thống hoá các bài làm văn trong SGK ngữ văn11

  • Gv yêu cầu Hs kẻ bảng thống kê theo yêu cầu bài tập 1.
  • Hs làm việc.
  • Gv nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

Loại bài học

Kiến thức

Kĩ năng

1. Nghị luận xã hội

Khái niệm, đặc điểm

Phân tích đề, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh

2. Nghị luận văn học

Thực hành

3. Tóm tắt văn bản nghị luận

Mục đích, đặc điểm

Tóm tắt

4. Viết tiểu sử tóm tắt

Thực hành

5. Viết bản tin

Mục đích, đặc điểm

Thực hành

6.Trả lời phỏng vấn

Mục đích, đặc điểm

7. Các thao tác lập luận

- Phân tích

- So sánh

- Bác bỏ

- Bình luận

Khái niệm, đặc điểm

Khái niệm, đặc điểm

Thực hành

Thực hành

2. Các thao tác lập luận đã học

  • Hs đọc yêu cầu bài tập 2.
  • Gv hướng dẫn hs làm việc.
  • Hs ghi chép vào vở.

THAO TÁC

NỘI DUNG BÀI HỌC

YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM

SO SÁNH

So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng

- Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. - Đánh giá trên cùng một tiêu chí.

- Nêu rõ quan điểm của người viết.

PHÂN TÍCH

Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành những vấn đề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.

- Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.

- Phân tích phải đi liền với tổng hợp

BÁC BỎ

Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.

- Bác bỏ luận điểm, luận cứ

- Phân tích chỉ ra cái sai

- Diễn đạt rành mạch, rõ ràng.

BÌNH LUẬN

Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.

- Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận

- Đề xuất được những ý kiến đúng

- Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề.

TÓM TẮT

VĂN BẢN

NGHỊ LUẬN

Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó

- Đọc kĩ văn bản gốc. Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.

- Tìm cách diễn đạt lại luận điểm.

VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT

Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu

- Nguồn gốc

- Quá trình sống

- Sự nghiệp

- Những đóng góp

Đánh giá bài viết
1 564
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm