Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 93

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 93: Ôn tập tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học từ đầu năm.

2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hành tiếng Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt thành thạo.

3. Thái độ tư tưởng: Tình yêu tiếng Việt.

B. Phương tiện thực hiện

  • GV: SGK, SGV Ngữ văn 11, Thiết kế bài học
  • HS: SGK, vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

  • GV hướng dẫn HS ôn tập qua hệ thống câu hỏi SGK
  • Phương pháp đàm thoại, trao đổi thảo luận nhóm.
  • Tích hợp phân môn Tiếng Việt, Đọc văn, Làm văn.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bài ôn tập tiếng Việt hôm nay sẽ giúp các em củng cố, hệ thống hóa những kiến thức đã học từ đầu năm học, đồng thời có kĩ năng thực hành tiếng Việt ở những vấn đề được đề cập đến trong chương trình Ngữ văn 11.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2: Hoạt động thực hành

- GV: đưa ra bài tập cho học sinh làm bài

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

- GV: đưa ra bài tập, cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

- GV: đưa ra bài tập 3,4, cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

- GV: đưa ra bài tập 5, cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- GV: chốt kiến thức

- GV: đưa ra bài tập 6, 7 cho học sinh nêu yêu cầu và làm bài

- HS: Suy nghĩ trao đổi và trả lời.

- GV: Hướng dẫn học sinh kẻ bảng

I. Ôn tập

Câu 1.- Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:

+Trong thành phần ngôn ngữ có yếu tố chung cho

tất cả cá nhân trong cộng đồng.

Đó là: các âm, các thanh.

Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định

Các từ và ngữ cố định

+Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ

Quy tắc cấu tạo câu

Phương thức chuyển nghĩa của từ

Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.

- Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:

+Giọng nói cá nhân

Tuy dùng các âm, các thanh chung, nhưng mỗi người lại thể hiện chất giọng khác nhau

+Vốn từ ngữ cá nhân

Cá nhân ưa và quen dùng từ ngữ nhất định

Từ ngữ các nhân phụ thuộc vào tâm lí, lứa tuổi.

Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo từ ngữ.

Tạo từ mới

Vận dụng sáng tạo các quy tắc, phương thức chung.

Câu 2. Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung

Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:

+ “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ

+ “Eo sèo mặt nước” (tương tự)

+ “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ)

Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.

Câu 3. Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.

Câu 4. Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược. Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc.

Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.

“Súng giặc đất rền

Lòng dân trời tỏ”

Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu tứ tự mở đầu bài văn tế: lòng dân - súng giặc

Câu 5.

* Nghĩa sự việc:

-Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu

Biểu hiện:

+Câu biểu hiện hành động

+Câu biểu hiện trạng thái, tính chất.

+Câu biểu hiện quá trình

+Câu biểu hiện tư thế

+Câu biểu hiện sự tồn tại

+Câu biểu hiện quan hệ

* Nghĩa tình thái:

Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc

Biểu hiện:

+Khẳng định tính chân thực

+Phỏng đoán sự việc

+Đánh giá về mức độ hay số lượng

+Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực

+Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra

+Khẳng định khả năng sự việc

+Là tình cảm của người nói đối với người nghe

+Tình cảm thân mật, gần gũi

+Thái độ kính cẩn

+Thái độ bực tức, hách dịch.

Câu 6. Dễ họ không phải đi gọi đâu.

Nghĩa sự việc: câu biểu hiện hành động (Không phải đi gọi họ).

Nghĩa tình thái: phỏng đoán sự việc (dễ… đâu)

Câu 7

Đặc điểm loại hình của tiếng Việt

Ví dụ minh hoạ

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp

1. “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”

2. Từ không biến đổi hình thái

2. “Con ngựa đá con ngựa đá”

3. Ý nghĩa ngữ pháp là ở chỗ sắp đặt từ và cách dùng hư từ

3. Tôi ăn cơm. Ăn cơm cùng tôi

Tôi đang ăn cơm

Đánh giá bài viết
1 34
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm