Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 36
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 36: Ngữ cảnh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được khái niệm và các yếu tố của ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp.
- Rèn kỹ năng nói và viết phù hợp với ngữ cảnh, đồng thời có khả năng lĩnh hội chính xác nội dung, mục đích của lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
- Có thái độ học tập và rèn luyện vốn từ vựng tiếng Việt.
II. Đồ dùng:
- SGK - SGV Ngữ văn 11.
- Giáo án.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Chuyến tàu đêm qua phố huyện có ý nghĩa như thế nào đối với hai chị em Liên và An.
3. Bài mới.
Hoạt động của Thầy – Trò | Nội dung |
Hoạt động 1 GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm. HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi. - So sánh câu nói ở mục I,1 và câu nói ở mục II,2? Câu nói ở mục nào xác định được? tại sao? - Theo em hiểu một cách đơn giản thì ngữ cảnh là gì? HS đọc mục II SGK và trả lời câu hỏi. Theo em để thực hiện được giao tiếp chúng ta cần phải có những yếu tố nào? Các yếu tố của ngữ cảnh có mối quan hệ với nhau như thế nào? | I. Khái niệm ngữ cảnh. 1. Khảo sát ví dụ. 2. Kết luận. - Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp. II. Các nhân tố của ngữ cảnh. 1. Nhân vật giao tiếp. - Gồm tất cả các nhân vật tham gia giao tiếp: người nói (viết), người nghe (đọc). + Một người nói - một người nghe: Song thoại. + Nhiều người nói luân phiên vai nhau: Hội thoại + Người nói và nghe đều có một "vai" nhất định, đều có đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, nghề nghiệp, cá tính, địa vị xã hội, ...-> chi phối việc lĩnh hội lời nói. 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ. - Bối cảnh giao tiếp rộng (còn gọi là bối cảnh văn hóa): Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị...ở bên ngoài ngôn ngữ. - Bối cảnh giao tiếp hẹp (còn gọi là bối cảnh tình huống): Đó là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể. - Hiện thực được nói tới (gồm hiện thực bên ngoài và hiện thực bên trong của các nhân vật giao tiếp): Gồm các sự kiện, biến cố, sự việc, hoạt động… diễn ra trong thực tế và các trạng thái, tâm trạng, tình cảm của con người. 3. Văn cảnh. - Bao gốm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. |