Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 49

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 49: Bản tin được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Nắm được yêu cầu về nội dung, hình thức của bản tin và cách viết bản tin.
  • Bước đầu viết được bản tin ngắn, đơn giản, phù hợp với lớp, nhà trường.

2. Kĩ năng

  • Phân tích đặc điểm một bản tin.
  • Viết một bản tin đỏn giản, đúng quy cách về một sự việc, hện tượng trong nhà trường và trong xã hội.

3. Thái độ: Có thái độ trung thực, thận trọng khi đưa tin.

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
  • HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hiểu biết của anh/chị về các thể loại văn bản báo chí.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Bản tin là một thể loại của ngôn ngữ báo chí có chức năng cung cấp thông tin cho người đọc.

Bản tin có đặc điểm gì? Cách viết một bản tin như thế nào? Ta tìm hiểu bài mới.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục I SGK. Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày

GV chuẩn xác kiến thức.

- Nhóm 1 : Trả lời câu hỏi 1+2 SGK.

- Nhóm 2: Trả lời câu hỏi 3+4SGK.

- Nhóm 3: Bản tin là gì? có bao nhiêu loại? Đó là những loại nào?

- Nhóm 4: Mục đích và yêu cầu cơ bản của bản tin là gì?

HS đọc mục II. Trao đổi cặp.

GV chuẩn xác kiến thức.

- Cần khai thác và lựa chọn tin như thế nào?

- Tiêu đề bản tin có quan hệ như thế nào với nội dung?

- Em có nhận xét gì về phần mở đầu của 3 bản tin trong SGK?

- Phần triển khai chi tiết có quan hệ với phần mở đầu như thế nào?

HS đọc ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

Luyện tập (10’)

-GV gọi HS đọc BT 1 và 2 /SGK tr. 163

-GV gọi nhóm 4 trình bày bảng phụ cách giải BT1 và 2– nếu hợp lý GV thông qua nhanh, nếu chưa chính xác và hợp lí GV giảng bs - chốt lại điểm khác nhau giữa bản tin- quảng cáo và phóng sự

- GV hướng dẫn gợi ý cho HS thực hiện bài tập 3 ở nhà → rút ngắn bản tin, chỉ ghi câu văn nêu rõ nội dung chính của sự kiện.

-GV nhận xét về tiết học, biểu dương khen ngợi những hs tích cực và góp ý những hs thụ động, chưa chuẩn bị bài tốt. Viết bản tin cho tình huống sau:

Về những hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11

I. Mục đích yêu cầu cơ bản của bản tin

1. Tìm hiểu ngữ liệu

- Câu 1: Bản tin thông báo kết quả kì thi Ôlimpich ngày 16/7

- Câu 2:

Mang tin vui đến cho cả nước đặc bệt là ngành giáo dục

Khích lệ tinh thần dạy và học của thầy và trò.

đối với học sinh là niềm tự hào riêng.

Bản tin có tính thời sự vì sự việc mới xảy ra (16/7), sau 3 ngày (19/7 )đã được đưa tin.

- Câu 3: Không cần bổ sung thêm thông tin nào.

- Câu 4: Đưa tin cụ thể chính xác thời gian, địa điểm, kết quả cuộc thi, có tác dụng đảm bảo tính chính xác, làm cho người đọc tin vào những tin tức được thông báo.

2. Khái niệm

Bản tin là một thể loại của văn bản báo chí nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩ trong cuộc sông.

* Phân loại.

- Tin vắn: Không có nhan đề, dung lượng ngắn

- Tin thường: Thông báo ngắn gọn nhưng đầy đủ một sự kiện-> chiến tỉ lệ cao nhất.

- Tin tường thuật: Phản ánh từ đầu đến cuối sự kiện một cách chi tiết, cụ thể.

- Tin tổng hợp: Thông tin tổng hợp nhiều sự kiện xung quanh một hiện tượng nào đó

3. Mục đích, yêu cầu

- Mục đích:

+ Nhằm thông tin một cách chân thực, kịp thời những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống.

- Yêu cầu:

+ Đảm bảo tính thời sự.

+ Tin phải có ý nghĩa xã hội.

+ Nội dung tin phải chân thực, chính xác.

II. Các viết bản tin

1. Khai thác và lựa chọn tin

- Trước khi viết cần khai thác, lựa chọn sự kiện có ý nghĩa cụ thể, chính xác.

2. Viết bản tin

a/ Đặt tiêu đề.

- Đảm bảo tính khái quát nội dung của bản tin.

- Có thể chọn cách diễn đạt đặc biệt gây hứng thú, sự tò mò cho người đọc. (Dạng câu hỏi, cách chơi chữ, có thể là một câu, một từ...)

b/ Cách mở đầu bản tin.

- Thông báo khái quát về sự kiện và kết quả.

c/ Cách triển khai chi tiết bản tin.

- Cụ thể, chi tiết các sự kiện, giải thích nguyên nhân, kết quả tường thuật chi tiết các sự kiện.

III. Ghi nhớ. SGK

IV. Luyện tập

Bài tập 1:

-Các phương án: A, B, D và E có thể viết bản tin.

Bài tập 2:

-Giống nhau: Cung cấp tin tức

-Khác nhau:

+Bản tin: ngắn gọn, cung cấp tin tức →chính xác, mới nhất.

+Quảng cáo: thông tin (không đáng tin cậy) + giới thiệu, mời chào khách hàng mua và sử dụng dịch vụ hay hàng hóa, sản phẩm.

+Phóng sự điều tra: dài hơn bản tin, miêu tả cụ thể, chi tiết các sự việc, phân tích và bình luận sự kiện →thông tin chưa chắc chắn.

Bài tập 3: Chuyển bản tin thường sang tin ngắn (hs về nhà tự làm)

(Gợi ý: Đội tuyển Việt Nam xếp thứ tư toàn đoàn trong cuộc thi Ô – lim – pích Toán quốc tế lần thứ 45 ở thủ đô A-ten – Hi lạp từ ngày 14 đến ngày 16-7)

Đánh giá bài viết
1 97
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm