Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 7
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 7: Thao tác lập luận phân tích được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được bản chất yêu cầu của lập luận, phân tích
- Tích hợp với các kiến thức kĩ năng đã học.
- Rèn luyện kĩ năng tiến hành lập luận, phân tích.
II. ĐỒ DÙNG
SGK, SGV, tài liệu tham khảo
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu quá trình lập dàn ý cho bài văn nghị luận
3. Bài mới: Trong bài văn nghị luận, thao tác lập luận, phân tích giữ vai trò quan trọng quyết định lớn đến bài văn. Thao tác này có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài học.
Hoạt động Thầy- Trò | Nội dung |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về mục đích yêu cầu của lập luận, phân tích. GV yêu cầu HS đọc đoạn trích Cho biết nội dung và ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh? Để thuyết phục người đọc, tác giả đã phân tích ý kiến của mình như thế nào? Hãy chỉ ra sự kết hợp chặt chẽ giữa phân tích và tổng hợp trong đoạn trích? Mục đích của phân tích là gì? HS trả lời GV kết luận | I. Mục đích yêu cầu của lập luận, phân tích. 1. Nội dung và ý kiến đánh giá của tác giả đối với Sở Khanh: - Sở Khanh là kẻ bẩn thỉu bần tiện, đại diện cao nhất cho sự đồi bại trong xã hội Truyện Kiều. 2. Luận cứ để thuyết phục người đọc: - Sở Khanh sống bằng cái nghề tồi tàn. - Sở Khanh là kẻ tồi tàn nhất trong những kẻ tồi tàn. 3. Sự kết hợp giữa phân tích và tổng hợp: Khái quát được vấn đề mang tính chất xã hội · Kết luận: Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kĩ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như quan hệ bên ngoài của chúng. Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp. Đó là bản chất của thao tác phân tích trong văn nghị luận. |
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cách lập luận phân tích Gv yêu cầu HS tìm hiểu cách lập luận phân tích trong các đoạn trích ở mục II SGK. HS phân tích GVkết luận: trong quá trình lập luận, phân tích luôn gắn liền với khái quát tổng hợp: sức mạnh của đồng tiền, thái độ, cách hành xử của các tầng lớp xã hội đối với đồng tiền và thái độ của Nguyễn Du đối với xã hội đó. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK | II. cách phân tích: Đề 1: 1. Phân tích theo quan hệ nội bộ đối tượng: Đồng tiền vừa có tác dụng xấu, vừa có tác dụng tốt. (sức mạnh của đồng tiền) 2. Phân tích theo quan hệ kết quả- nguyên nhân - Nguyễn Du chủ yếu vẫn nhìn về tác hại của đồng tiền (kết quả) - Vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối …(giải thích nguyên nhân) 3. Phân tích theo quan hệ nguyên nhân- kết quả: Phân tích những tác hại cụ thể của đồng tiền, thái độ phê phán và khinh bỉ của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền. Đề 2: 1. Phân tích theo quan hệ nguyên nhân- kết quả: bùng nổ dân số (nguyên nhân)-> ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của con người (kết quả). 2. Phân tích theo quan hệ nội bộ của đối tượng- các ảnh hưởng xấu của việc bùng nổ dân số đến con người: - Thiếu lương thực thực phẩm. - Suy dinh dưỡng, suy thoái nòi giống - Thiếu việc làm, thất nghiệp. 3. Phân tích kết hợp chặt chẽ với khái quát tổng hợp: Bùng nổ dân số ảnh hưởng đến nhiều mặt cuộc sống của con người -> dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng, của gia đình, của cá nhân càng giảm sút. |