Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 16
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 16: Chạy giặc - Bài ca phong cảnh Hương Sơn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh đọc hiểu, đọc diễn cảm và nắm được một số giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
* Bài 1:Tình cảnh đau thương của đất nước trong buổi đầu chống thực dân Pháp. Tâm trạng đau xót của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan.
* Bài 2.
- Giới thiệu vẻ đẹp của Nam thiên đệ nhất động
- Giới thiệu thể loại hát nói.
- Giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân.
II. ĐỒ DÙNG:
- SGK, SGV ngữ văn 11.
- Giáo án.
III. TIẾN TRINH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca ngất ngưởng. Phân tích phong cách sống của nhà thơ?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS bài thơ Chạy giặc. | |
GV hướng dẫn HS tiểu dẫn. Nắm nội dung cơ bản. Chú ý giọng đọc: chậm rãi, thể hiện niềm đau xót, buồn chán. HS thảo luận nhóm, tìm hiểu nội dung văn bản qua hệ thống câu hỏi SGK. Nhóm 1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Nhóm 2. Tam trạng và tình cảm của tác giả trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm? Nhóm 3. Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu thơ kết? | I. Bài I. Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu ). 1. Đọc hiểu tiểu dẫn. - SGK. 2. Định hướng nội dung và nghệ thuật. - Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh: + Lũ trẻ lơ xơ chạy + Đàn chim dáo dác bay. + Bến Ghé tan bọt nước. + Đồng Nai nhuốm màu mây. → Hình ảnh chân thực dựng, lên khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược. - Tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan. - Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược. Mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này. → Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu. |
Hoạt động 2. GV Hương dẫn HS tim hiểu Bài ca phong cảnh Hương Sơn. | |
- GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Chú ý giọng đọc khoan khoái, cảm giác lâng lâng, tự hào. Định hướng nội dung và nghệ thuật cần tìm hiểu qua tổ chức thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK? GV Cho học sinh hoạt động nhóm. Nhóm 1. Nội dung của 4 câu thơ đầu? Cảnh Hương được giới thiệu thông qua những hình thức giá trị nghệ thuật nào? Nhóm 2. Tâm trạng và cảm xúc của tác giả khi đến với Hương Sơn như thế nào? Nhóm 3. Suy nghĩ của em sau khi đọc hiểu văn bản? | Bài 2. Bài ca phong cảnh Hương Sơn. (Chu Mạnh Trinh). I. Đọc hiểu tiểu dẫn. 1. Tác giả. - Tên tự, năm sinh, năm mất. - Quê quán. - Cuộc đời, con người. - Sự nghiệp thơ văn. 2. Bài thơ. - Đây là một trong ba bài thơ ông viết về Hương Sơn vào dịp ông đứng trông coi trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng nơi đây. - Bài thơ làm theo thể hát nói, có biến thể. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Đọc. 2. Định hướng nội dung và nghệ thuật. 2.1. Cái thú ban đầu đến với Hương Sơn. - Câu hỏi tu từ: Vừa giới thiệu, vừa khẳng định. - Phép lặp: Giới thiệu khái quát cảnh chùa Hương. + Thế giới cảnh bụt - cảnh tôn giáo. + Danh lam thắng cảnh số 1 của nước Nam. - Cảnh vật cụ thể của Hương Sơn: + Phép nhân hoá: Chim thỏ thẻ; cá lững lờ. + Hình ảnh ẩn dụ, biện pháp tu từ đối: Tạo sắc thái huyền diệu. → Cảnh như có hồn, nhuốm màu Phật giáo. phảng phất sự biến hóa thần tiên. + Điệp từ này; cách ngắt nhịp 4/3, nghệ thuật so sánh, dùng từ láy, từ tượng hình gợi cảm. →Sự hăm hở, niềm yêu thích và khả năng tạo hình sinh động, biến hoá của tác giả. Câu thơ giàu chất hội họa, cảm hứng thấm mĩ, gây sự ngỡ ngàng, thể hiện lòng yêu thiên nhiên và lòng tự hào về Nam thiên đệ nhất động của tác giả. 2.2. Nỗi lòng của du khách. - Xúc động thành kính. Cảm hứng tôn giáo đầy trang nghiêm đối với đạo Phật. - Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng tôn giáo và lòng tín ngưỡng Phật giáo. Càng xa càng lưu luyến mê say. 3. Kết luận. - Ngòi bút điển hình mang cái hồn của bầu trời cảnh bụt. Chất thơ, chất nhạc, chất hội hoạ tạo nên vẻ tài hoa và giá trị cho bài thơ. - Bài ca là một sự phong phú về giá trị nhân bản cao đẹp trong thế giới tâm hồn của thi nhân. Tình yêu mến cảnh đẹp gắn với tình yêu quê hương đất nước của tác giả. |