Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 96

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 96: Trả bài kiểm tra số 7 được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Vận dụng những kiến thức về bài học và các thao tác đã học: phân tích, so sánh,.. để làm bài
  • Củng cố những kiến thức và kỹ năng làm văn có liên quan đến bài làm
  • Nhận ra được những ưu điểm và thiếu sót trong bài làm của mình về các mặt kiến thức và kỹ năng viết bài văn nói chung

2. Kĩ năng

  • Củng cố và nâng cao trình độ làm văn nghị luận về các mặt: xác định đề, lập dàn ý, diễn đạt.
  • Nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học
  • Viết được bài văn nghị luận văn học thể hiện ý kiến của mình một cách rõ ràng, mạch lạc, có sức thuyết phục.

3. Thái độ: Có thái độ học tập nghiêm túc biết nhận ra cái sai và sữa sai.Có định hướng và quyết tâm phấn đấu để phát huy ưu điểm, khắc phục các thiếu sót trong các bài làm văn.

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
  • HS: Vở soạn, sgk, vở ghi, bài viết của HS

C. Phương pháp: Trao đổi, đàm thoại, thảo luận nhóm, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Các em đã được củng cố kiến thức đọc văn và thực hành kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận cụ thể bằng một bài viết số 7. Thế nhưng việc vận dụng các kĩ năng ấy, kết hợp vận dụng những kiến thức đã học của bản thân mình trong bài viết thật sự đúng hay chưa, hiệu quả hay không. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nhận ra điều đó.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý đại cương theo đáp án đã trình bày.

- Yêu cầu học sinh đọc lại đề bài

- Theo em đề bài này có những yêu cầu gì về nội dung, kĩ năng, tài liệu?

- Với những yêu cầu trên bài viết đảm bảo những yêu cầu nào?

- Gv chốt lại các ý trọng tâm cần đạt.

? Cần giới thiệu điều gì về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ đầu?

? Giải thích nhan đề và câu thơ đề từ?

? Phân tích nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ đầu ?

? Đánh giá chung về vẻ đẹp của đoạn thơ và tâm trạng của nhà thơ?

Gv nhận xét ưu điểm của học sinh.

Nêu một vài bài viết tiêu biểu.

Gv nhận xét khuyết điểm của học sinh.

Nêu một vài bài viết tiêu biểu

Gv hướng dẫn sửa lỗi.

- Gv ghi những lỗi sai trên bảng.

- Yêu cầu học sinh nhận xét và sửa lỗi.

- HS trao đổi bài trong nhóm, kiểm tra kết quả sửa lỗi của bạn

-GV gọi từ 3-4 HS chữa các lỗi tiêu biểu trước lớp.

- GV gọi từ 3-4 HS đọc những bài đạt kết quả cao nhất.

- HS nhận xét, bình luận.

Gv trả bài viết, nhắc nhở học sinh lưu ý khắc phục những lỗi sai

I. Tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn

1. Phần đọc hiểu

GV hướng dẫn HS làm phần đọc hiểu theo đáp án đã có.

2. Phần làm văn

a.Mở bài: Có đôi lời giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

Nói qua sơ lược về nội dung, nghệ thuật để nhấn mạnh điểm đặc sắc.

Giới thiệu đoạn thơ đầu.

b. Thân bài:

* Trước hết, nhan đề bài thơ Tràng giang gợi lên không khí những bài thơ cổ: một dòng sông dài rộng, những khoảng cách xa xôi, những chia li cách trở

+ Huy Cận có thể viết Trường giang nhưng phải viết Tràng giang vì vần “ang” liên tiếp hai lần nghe buồn và mênh mang hơn.

+ Trước khi vào phần chính, Huy Cận còn viết một câu “đề từ”:

Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài: cảm xúc bâng khuâng, buồn đến nao lòng.

+Con sông trong bài thơ Huy Cận chính là con sông Hồng của Việt Nam. Bên dòng sông ấy, nơi một bến đò có tên là bến Chèm, Huy Cận đã cảm xúc mà viết nên bài Tràng giang của mình.

* Phân tích khổ thơ thứ nhất:

- Những hình ảnh cổ điển: một dòng tràng giang phẳng lặng, một con thuyền lặng lẽ trôi, một cành củi khô nhỏ bé.

- Cảm giác buồn của con người hiện đại:

+ Sóng gợn tràng giang nhưng lại buồn điệp điệp (điệp từ điệp điệp – từ cái hữu hình của sóng trên tràng giang mà nhận ra cái vô hình là nỗi buồn của con người).

+ Thuyền và nước bên nhau nhưng giữa thuyền và nước là sự xa cách hững hờ. Thuyền và nước theo hai chiều đối nghịch (về – lại), nổi lên giữa cuộc chia li là sầu trăm ngả.

+ Cành củi bé nhỏ giữa tràng giang mênh mông, nhà thơ còn cố tình làm rõ: củi – một cành – khô (cành củi khô ở đây ý nói: không còn sức sống, phải trôi nổi theo cái vô định của dòng nước). Cành củi ở đây không chỉ là cành củi mà còn là cảm nhận về thận phận bé nhỏ của con người.

3. Phần kết luận, ý cần làm rõ:

- Tràng giang của Huy Cận đẹp vì những hình ảnh, những từ ngữ đẹp như thơ cổ, cho người đọc thưởng thức những bức tranh quen thuộc của phong cảnh sông nước quê hương.

- Tràng giang của Huy Cận là một bài thơ của thơ hiện đại, mang cảm nhận về nỗi buồn và nỗi cô đơn của con người hiện đại, nhất là con người trong khoảng những năm ba mươi của thế kỉ trước.

III. Nhận xét ưu, khuyết điểm

1. Ưu điểm

- Đa số biết xác định đúng yêu cầu đề về nội dung, kĩ năng, tài liệu.

- Đa số hiểu đề, tập trung làm rõ yêu cầu của đề

phân tích khá sâu sắc và lập luận chặt chẽ.

- Biết cách triển khai bài nghị luận theo luận điểm.

- Có những bài viết có cảm xúc, thể hiện thái độ của người viết đối với vấn đề được nghị luận.

- Vận dụng kiến thức văn học vào làm sáng tỏ nội dung yêu cầu của đề

- Đã có những bài viết có cách triển khai hợp lí, dễ hiểu

2. Khuyết điểm

- Bài viết diễn đạt yếu, câu văn không đủ thành phần.

- Bài viết thiếu luận điểm chính của đề bài. Không có lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

- Xác định luận điểm còn thiếu, chưa làm nổi bật được yêu cầu của đề.

- Bài viết sơ sài

- Vận dụng các thao tác nghị luận chưa thuyền thục, chưa có ý thức trong việc sử dụng các thao tác

- Bài viết chưa đủ bố cục của bài nghị luận

- Viết sai chính tả và sử dụng từ chưa chính xác

- Triển khai thiếu luận điểm lớn

- Thiếu luận điểm nhỏ để làm sáng tỏ luận điểm lớn

- Nhiều em diễn đạt còn lủng củng, lan man, chưa trình bày thật cô đọng, hàm súc và có nhiều trường hợp sai ngữ pháp,…

III. Sữa lỗi

1. Viết sai chính tả

2. Ngữ pháp, diễn đạt

3. Kiến thức cơ bản

4. Kết cấu bài làm

IV. Kết quả

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm