Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 20
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 20: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
- Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo nên giá trị sử thi của bài văn.
II. Đồ dùng.
- SGK - SGV Ngữ văn 11
- Giáo án.
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS. | Nội dung |
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung | |
Trao đổi cặp. GV định hướng, chuẩn xác kiến thức. Nhóm 1 Tiếng khóc của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc? Theo em đó là nguồn cảm xúc gì? Nhóm 2 Nhận xét nhịp văn, giọng điệu trong phần ai vãn? - Tác giả đề cao một quan niệm sống cao đẹp là gì? | 3. 3. Phần ai vãn. - Hình tượng người nông dân nghĩa sĩ hiện lên từ dòng nước mắt của Đồ Chiểu, bao trùm toàn bộ bài văn tế là hình tượng tác giả. - Tiếng khóc Đồ Chiểu hợp thành bởi 3 yếu tố: Nước, Dân, Trời. Đồ Chiểu nhân danh vận nước, nhân danh lich sử mà khóc cho những người anh hùng xả thân cho Tổ Quốc. Tiếng khóc ấy có tầm vóc sử thi, tầm vóc thời đại. - Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau. - Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến. - Nhịp câu trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân. - Tác giả sử dụng hình ảnh đẹp biểu hiện bề sâu cái chết cao quí của nghĩa sĩ. 3.4. Phần khốc tận (kết). - Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước. - Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế. |
Hoạt động 2: GV kết luận và củng cố | |
HS trao đổi: Suy nghĩ sau khi học xong bài văn tế? GV chuẩn xác kiến thức và cho điểm. HS đọc ghi nhớ SGK. | 4. Kết luận. - Bài văn tế là hình ảnh chân thực về người nông dân Việt Nam chống Pháp với lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc, tinh thần chiến đấu hi sinh anh dũng tuyệt vời của người nông dân Nam Bộ trong phong trào chống Pháp cuối XIX. - Với bài văn tế này lần đầu tiên trong lịch sử VH dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. III. Ghi nhớ. - SGK. |