Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 18

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 18: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Nắm được những nét chính về cuộc đời, nghị lực, nhân cách và giá trị thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Trung đại. Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu trong một thời kỳ lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc.
  • Nhận thức được những giá trị cơ bản về thể văn tế và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tạo nên giá trị sử thi của bài văn.

II. Đồ dùng.

III. Tiến trình lên lớp.

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hoạt động 1.GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả

HS đọc phần I SGK, trả lời câu hỏi. GV chuẩn xác kiến thức.

- Trong phần I SGK trình bày những điểm chính nào?

+ Năm sinh, năm mất.

+ Quê quán.

+ Những nét chính về cuộc đời.

- Theo em trong con người Nguyễn Đình Chiểu có sự kết hợp của 3 tố chất nào?

(Nhà giáo/ Nhà văn/ thầy thuốc)

A. PHẦN MỘT: TÁC GIẢ.

I. Cuộc đời.

- Nguyễn Đình Chiểu - Đồ Chiểu (1822 - 1888) Tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (cái phòng tối)

- Sinh tại quê mẹ: Làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

- Xuất thân trong gia đình nhà nho. Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên vào Gia Định làm thư lại, lấy bà Trương Thị Thiệt người Sài Gòn làm vợ thứ, sinh ra Nguyễn Đình Chiểu.

- 1833 ông Huy đưa Nguyễn Đình Chiểu vào Huế ăn học, 1840 Nguyễn Đình Chiểu về Nam, 1843 thi đỗ tú tài, 1846 ra Huế thi tiếp nhưng đến 1949 lúc sắp thi thì mẹ mất, bỏ thi về Nam đội tang mẹ. Trên đường đi bị đau mắt nặng vì khóc mẹ quá nhiều nên đã bị mù hai mắt.

- Bị mù từ năm 27 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu vẫn mở lớp dạy học, làm thuốc chữa bệnh cho người nghèo và sáng tác thơ văn chống Pháp.

- 1859 Pháp đánh Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu đánh giặc và sáng tác nhiều thơ văn chiến đấu.

-Thực dân Pháp biết ông là người có tài tìm cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông tỏ thái độ bất hợp tác.

- 1888 ông qua đời. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng về nghị lực và đạo đức, suốt đời chiến đấu không biết mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi nhân dân.

Hoạt động 2.GV hướng dẫn HS tìm hiểu về sự nghiệp thơ văn

HS trao đổi và thảo luận nhóm.

Nhóm 1.

Em hiểu như thế nào về các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu qua hai câu thơ:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mây thằng gian bút chẳng tà.

Nhóm 2.

Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tình cảm nào?

Nhóm 3.

Hãy lấy 1 dẫn chứng mà em đã được học (THCS) minh họa cho nội dung lý tưởng đạo đức, nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

Nhóm 4.

Hãy lấy 1 dẫn chứng mà em đã được học (THCS) minh họa cho nội dung yêu nước thương dân trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?

- Nghệ thuật đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu được biểu hiện ở những điểm nào?

HS đọc ghi nhớ SGK.

II. Sự nghiệp thơ văn.

1. Tác phẩm chính.

- Sáng tác chủ yếu bằng chữ Nôm.

+ Truyện Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu.

+ Chạy giặc

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

+ Văn tế Trương Định

+ Thơ điếu Trương Định

+ Thơ điếu Phan Tòng

+ Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.

+ Ngư Tiều y thuật vấn đáp. (Truyện thơ dài)

2. Nội dung thơ văn.

- Lý tưởng đạo đức nhân nghĩa.

+ Nhân: Tình yêu thương con người, sẵn sàng cưu mang con người trong cơn hoạn nạn.

+ Nghĩa: Là những quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội.

→ Tất cả sáng tác của ông đều đặc biệt đề cao chữ nghĩa, là những bài học về đạo làm người. Đạo lí làm người của Nguyễn Đình Chiểu manh tinh thần Nho gia, nhưng lại rất đậm đà tính nhân dân và truyền thống dân tộc. Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là nhưng mẫu người lý tưởng, sống nhân hậu, thủy chung, ngay thẳng, dám xả than vì nghĩa lớn...

- Lòng yêu nước thương dân.

+ Thơ văn ông ghi lại chân thực một thời đại đau thương của đất nước, khích lệ lòng căm thù giặc và ý chí cứu nước của nhân dân. Đồng thời nhiệt liệt biểu dương những anh hùng nghĩa sĩ đã chiến đấu, hi sinh cho Tổ Quốc.

+ Ông còn tố cáo tội ác xâm lăng gây bao thảm họa cho nhân dân. Ông khóc than cho đất nước gặp buổi đau thương. Ông căn uất chửi thẳng vào mặt kẻ thù. Ông dựng lên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.

→ Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã đáp ứng xuất sắc những yêu cầu của cuộc sống và chiến đấu đương thời, có tác dụng động viên, kích lệ không nhỏ tình thần và ý chí cứu nước của nhân dân.

3. Nghệ thuật thơ văn.

- Có nhiều đóng góp, nhất là văn chương trữ tình đạo đức. Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành, đầy tình yêu thương.

- Thơ văn Nguyên Đình Chiểu còn mang đậm chất Nam Bộ: Từ lời ăn tiếng nói mộc mạc, bình dị, đến tâm hồn nồng nhiệt, chất phác.

- Các sáng tác thiên về chất chuyện kể, mang màu sắc diễn xướng rất phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

→ Hơn một thế kỷ trôi qua, tiếng thơ Đồ Chiểu vẫn ngân vang giữa cuộc đời. Tên tuổi nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai vẫn rực sáng trên bàu trời văn nghệ dân tộc bởi nhân cách cao đẹp và những cống hiến lớn lao của ông cho văn học nước nhà.

III. Ghi nhớ.

-SGK.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm