Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 76
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11
Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 76: Tôi yêu em được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của một tâm hồn Nga, một tâm hồn thơ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật thơ cổ điển của Pus-kin: giản dị, tinh tế mà hàm súc.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh, ngôn ngữ.
3. Thái độ: Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
B. Phương tiện
- GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
- HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy
D. Tiến trình dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Nhà thơ Xuân Diệu – ông hoàng của thơ tình Việt Nam đã từng viết:
Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không yêu một kẻ nào.
Có lẽ tình yêu ngự trị trong mỗi chúng ta, nó trở thành một “kiệt tác của con người” (Gác- xông), không biết con người biết yêu từ khi nào, và cũng không biết tình yêu đến với con người như thế nào. Chỉ biết khi bước vào vườn thơ tình của nhân loại, ta bắt gặp muôn vàn những bông hoa tình yêu với muôn vàn màu sắc. Có tình yêu tầm thường, tình yêu cao cả, tình yêu ích kỉ, vẩn đục, tình yêu trong sáng… và “Tôi yêu em” của Puskin là một trong những tình yêu ấy.
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Đọc và tìm hiểu tiểu dẫn HS đọc và trả lời câu hỏi sau đây: -Phần tiểu dẫn giới thiệu vấn để gì? -Vị trí và tài năng của Piskin trong nền VH Nga -Các thể loại sáng tác và nội dung tác phẩm của Puskin -Bài thơ viết về đề tài gì? đó là đề tài như thế nào trong thơ ca? - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Chia bố cục bài thơ và nêu nội dung từng phần? Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu chi tiết. 2 Hs đọc diễn cảm - Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? - Tâm trạng nhân vật trữ tình được biểu hiện trong hai câu đầu như thế nào? - Giọng điệu trữ tình được chuyển biến như thế nào từ câu 1, 2 sang câu 3, 4? - Mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật? - Tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu giữa? cách diễn đạt của tác giả? - Giọng điệu trữ tình có gì thay đổi so với 2 câu trên? - Lời câu chúc thể hiện điều gì ở nhân vật trữ tình? - Cảm nhận, suy nghĩ về tình yêu đơn phương trong bài thơ? - Nêu đặc sắc nghệ thuật của bài thơ? - Hãy rút ra ý nghĩa văn bản? Gv hướng dẫn hs tổng kết. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - A-lếch-xan-đrơ Pu-skin (1799-1837) -Puskin là “Mặt trời của thi ca Nga”, là nhà thơ vĩ đại của nhà thơ Nga. - Là một thi sĩ lừng danh với 800 bài thơ trữ tình, là tác giả của nhiều cuốn tiểu thuyết, kịch, trường ca, truyện ngắn… -nội dung tác phẩm: thể hiện niềm khao khát tự do và tình yêu của nhân dân Nga. 2. Bài thơ -Đề tài: tình yêu- chủ đề lớn trong thơ Puskin -Hoàn cảnh sáng tác: một trong những bài thơ nổi tiếng được khơi gợi cảm xúc từ mối tình không thành của tác giả với Ô-lê-nhi-na- con gái vị Chủ tịch Viện hàn lâm Nghệ thuật Nga. - Bố cục: + 4 câu đầu: những mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình. + 2 câu giữa: nỗi khổ đau + 2 câu sau: sự cao thượng chân thành. II. Đọc - hiểu A. Nội dung 1. Những mâu thuẫn trong tâm trạng (4 câu đầu) - Tình cảm: Tôi yêu…ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai tình yêu trong tâm hồn chưa lụi tắt, vẫn còn dai dẳng cháy, vẫn được ấp ủ → thú nhận chân thành - Lý trí: nhưng không để em … → quyết định chối bỏ dứt khoát, dập tắt ngọn lửa tình - Vì để không làm bận lòng em, vì hạnh phúc của em → Vị tha, cao thượng. Tình yêu đơn phương 2. Nỗi khổ đau của nhân vật trữ tình (2 câu giữa) - Điệp khúc tôi yêu em kết hợp với những trạng thái cảm xúc dồn nén, dày vò chìm ẩn dưới đáy sâu của tâm hồn hành hạ con tim. Đó là những cung bậc, những trạng thái cảm xúc của người đang yêu. 3. Sự cao thượng chân thành (2 câu cuối) - Khẳng định: Tôi yêu em chân thành đằm thắm → cảm xúc được giải tỏa dâng cao, tiết điệu nhanh, gấp diễn tả tính chất tươi sáng dạt dào cảm xúc - Lời cầu chúc: sự thăng hoa của cảm xúc - vượt trên đau khổ ghen tuông ích kỉ mong cho người mình yêu được hạnh phúc → tình cảm cao thượng đầy chất nhân văn. B. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. - Giọng thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng, khi kiên quyết day dứt. C. Ý nghĩa văn bản Dù trong hoàn cảnh và tình yêu nào, con người phải sống chân thành, mảnh liệt, cao thượng và vị tha. III. Tổng kết (ghi nhớ - SGK) |