Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 5

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 5: Câu cá mùa thu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng bắc bộ.
  • Vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân: tấm lòng yêu quê hương đất nước, tâm trạng thời thế.
  • Tài năng thơ Nôm của Nguyễn Khuyến với bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả tình, gieo vần, sử dụng từ ngữ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

  • Ảnh chân dung Nguyễn Khuyến, tranh minh họa Thu điếu
  • SGK, SGV, tài liệu tham khảo

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1. Ổn định, kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tự tình II của HXH, phân tích hai câu thực của bài thơ.

2. Bài mới:

Hoạt động Thầy- Trò

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu tiểu dẫn

HS đọc SGK

Gv: nêu những nét chính về cuộc đời, con người của Nguyễn Khuyến?

GV: vì sao NK được gọi là Tam nguyên Yên Đỗ?

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả:

- NK (1835-1909) quê ở Ý Yên, Nam Định nhưng sống chủ yếu ở Yên Đỗ, Bình Lục, Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

- Ông đỗ đầu trong 3 kì thi: Hương, Hội, Đình nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đỗ

- Có tài năng, đức độ, có tấm lòng yêu nước thương dân, quyết không hợp tác với chính quyền thực dân.

- Là nhà thơ lớn, trữ tình và trào phúng của nước ta cuối thế kỉ XIX.

- Tác phẩm: chữ Hán và chữ Nôm phong phú, nổi tiếng về thơ Nôm và câu đối.

2. Văn bản:

Thu điếu nằm trong chùm thơ thu: Thu điếu, thu vịnh, thu ẩm.

Thu điếu được coi là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài thơ

HS đọc Văn bản

Nhà thơ cảm nhận cảnh thu từ điểm nhìn nào?

Những hình ảnh nào gợi lên cảnh sắc mùa thu? Hãy cho biết đó là cảnh thu của vùng, miền nào?

Từ láy quanh co càng làm cho đường đi lối lại trong làng trở nên hun hút=> cảnh mang đậm phong vị quê hương, toát lên sự tĩnh lặng.

Có những màu sắc nào được nhắc trong bài?

=>Tiêu biểu cho cảnh sắc mùa thu, càng làm nổi bật nền xanh của trời đất, thanh sơ, dịu nhẹ, hài hòa nhưng gợi cảm giác se lạnh

+ tiếng cá đớp mồi: nghệ thuật lấy động tả tĩnh, có âm thanh nhưng càng làm tăng thêm sự yên ắng, tĩnh mịch của làng quê.

Em có nhận xét gì về những âm thanh chuyển động trong bức tranh thu?

Đánh giá của em về cảnh thu trong bài?

Cảnh thu đẹp, dịu nhẹ nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Cái hồn dân tộc được gợi lên từ khung cảnh ao hẹp, từ cánh bèo, từ ngõ trúc. Có thể nói cảnh thu trong bài rất điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

Đằng sau bức thơ thu, em cảm nhận như thế nào về tấm lòng nhà thơ?

Qua bài câu cá mùa thu, người đọc cảm nhận ở NK một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.

Hai câu thơ cuối thể hiện tâm trạng gì của nhà thơ? Vì sao có tâm trạng đó?

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Cảnh thu

- Điểm nhìn của tác giả: từ chiếc thuyền câu cho nên tác giả cảm nhận không gian mùa thu được mở ra nhiều hướng: mặt ao, bầu trời, ngõ trúc rồi lại trở về ao thu, thuyền câu => cảnh thu được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần.

- Hình ảnh:

+ Thuyền câu bé tẻo teo: Vùng đồng bằng chiêm trũng nhiều ao nên ao nhỏ, thuyên nhỏ.

+ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo: tre trúc sầm uất mọc quanh làng, cùng với sự vắng vẻ của người làng.

- Màu sắc:

+ Xanh sóng, xanh tre, xanh trời

+ Màu vàng của chiếc lá rụng đâm ngang

- Âm thanh chuyển động:

+ Sóng: hơi gợn tí

+ Lá vàng: khẽ đưa vèo

+ Mây : lơ lửng

+ Tiếng cá đớp mồi

=>Sự cảm nhận của tác giả rất tinh tế, các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo âm thanh.

2. Tình thu

- Sáu câu thơ đầu:

Cảnh thu đẹp, tinh tế : tấm lòng tha thiết gắn bó với quê hương làng cảnh VN của tác giả.

Cảnh thu buồn, tĩnh lặng: tâm trạng buồn, nặng trĩu suy tư.

- Hai câu thơ cuối:

Tựa gối ôm cần: ngồi thu mình lại

Lâu chẳng được: không chú tâm vào việc câu cá, tâm trạng như nặng nề, bực dọc

Hoạt động 3: Tổng kết

Giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ?

Ví dụ: vần eo- “tử vận”, oái oăm, khó làm- được NK sử dụng một cách rất thần tình. Đây không đơn thuần là hình thức chơi chữ mà chính là dùng vần để biểu đạt nội dung. Đặt trong văn cảnh bài Câu cá mùa thu, vần eo góp phần diễn tả một không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.

Gv kết luận: Câu cá mùa thu thể hiện một trong những đặc sắc của nghệ thuật phương Đông: lấy động nói tĩnh. Để gợi cái yên ắng của cảnh vật, cái tĩnh lặng của tâm trạng, tác giả đã xen bức tranh thu một nét động duy nhất: “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

III. tổng kết

- Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, có khả năng diễn đạt những biểu hiện rất tinh tế của sự vật, những uẩn khúc thầm kín rất khó giải bày của tâm trạng.

- Nội dung: Cảnh mang vẻ đẹp điển hình của cho mùa thu làng cảnh VN. Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả.

Đánh giá bài viết
1 214
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm