Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 82

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 82: Luyện tập thao tác lập luận bình luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

Giúp cho hs: Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.

2. Kĩ năng: Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống.

3. Thái độ: Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội..

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
  • HS: Vở soạn, sgk,

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

  • Hãy nêu các bước trong cách bình luận và cho biết nội dung của từng bước là gì?
  • Có nhiều cách bình luận khác nhau nhưng chủ yếu cần đạt được những tiêu chí bình luận nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận.

Hoạt động của Gv

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

Gv cho HS nhắc lại kiến thức cũ về Thao tác lập luận bình luận:

? Thế nào là thao tác lập luận bình luận?

? Nêu các bước bình luận?

Gv hướng dẫn Hs giải bài tập 1 sgk.

  • Học sinh thảo luận theo nhóm
  • Xác định cách viết.

+ Vì sao bài văn tham gia diễn đàn là bài bình luận?

+Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ 1 khía cạnh của đề tài?

- Học sinh làm dàn ý theo nhóm.

GV đưa ra một dàn ý để học sinh tham khảo, luyện viết đoạn văn bình luận.

* MB: nêu vấn đề cần bình luận

* TB:

- Biểu hiện trong lời ăn, tiếng nói của học sinh văn minh, thanh lịch:

+ Nói năng, lịch sự, lễ phé, có đầu có đuôi.

+ Biết nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ.

+ Biết nói lời xin lỗi khi làm việc sai trái

+ Không nói tục, chửi thề...

-> Đó là những biểu hiện thể hiện nếp sống có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp; tạo niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.

- Những thói hư, tật xấu trong lời ăn, tiếng nói của học sinh hiện nay:

+ Nói tục, chửi thề

+ Nói không đầu, không đuôi, không lễ phép.

+ Không biết nói lời xin lỗi, cảm ơn

+Nói nhưng không tôn trọng người nghe...

-> Phê phán, lên án những lời nói thiếu văn hóa, thiếu văn minh, lịch sự.

- Bàn về hướng rèn luyện thói nói từ “cảm ơn” và “xin lỗi” trong giao tiếp.

+ Ăn nói lịch sự, có văn hóa, biết tôn trọng người nghe, biết lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau -> văn minh, thanh lịch

* KB: kết thúc vấn đề, liên hệ bản thân, ý thức trách nhiệm.

- Học sinh trình bày các bước lập luận, bình luận.

Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.

Tương tự như trên Hs có thể chọn khía cạnh chống “nói tục”

Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2 theo quy trình:

Xác định cách viết

Lập dàn ý

Xây dựng tiến trình lập luận

Viết đoạn văn bình luận.

I. Ôn tập lí thuyết

- K/n thao tác lập luận bình luận:

Là thao tác lập luận của văn nghị luận đưa ra ý kiến, đánh giá của mình về một tình hình, một vấn đề nào đó.

- Các bước bình luận:

+ Bước 1: Nêu vấn đề cần bình luận (nêu rõ được thái độ, đánh giá của người viết. Trình bày rõ ràng, trung thực)

+ Bước 2: Đánh giá vấn đề cần bình luận (theo 3 hướng: đứng hẳn về một phía mình tin đúng; hoặc kết hợp phần đúng và phần sai của mỗi phía để đi tới một sự đánh giá hợp lý; hoặc đưa ra đánh giá riêng).

+ Bước 3: Bàn về vấn đề cần bình luận (theo 3 khía cạnh: bàn về thái độ, cách giải quyết; hoặc bàn về những điều rút ra khi liên hệ với bản thân, xã hội, thời đại...; hoặc bàn về ý nghĩa sâu xa của vấn đề).

II. Luyện tập

Bài tập 1:

1. Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

a. Xác định cách viết:

- Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b. Dàn ý:

- Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”.

- Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

- Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

2. Viết đoạn văn bình luận.

a. Trình bày luận điểm 1:

- Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá.

- Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”.

Bài tập 2:

Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm