Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 72

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 72: Đọc thêm: Lai tân - Nhớ đồng - Tương tư- Chiều xuân được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Cảm nhận thêm về thơ văn yêu nước,tình yêu đối với quê hương và tình yêu đôi lứa.
  • Nhận biết những đặc sắc nghệ thuật của các nhà thơ trong phong trào thơ Mới.

2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ

  • Biết yêu cuộc sống và yêu quê hương, yêu con người với tình yêu trong sáng.
  • Biết cảm nhận, đánh giá về hoàn cảnh xã hội để sống tốt hơn, để trân trọng cái đang có.

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
  • HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành, đọc diễn cảm... GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ “Từ ấy” và cho biết mạch vận động của cái tôi trữ tình trong bài thơ diễn biến như thế nào?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bài đọc thêm thuộc xu hướng văn học lãng mạn và bộ phận văn học cách mạng để mở rộng vốn kiến văn, cảm nhận thêm về tình yêu quê hương đất nước và tình yêu đôi lứa, đồng thời làm cơ sở cho bài viết nghị luận văn học.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Lai Tân” (Hồ Chí Minh):

GV cho hs đọc bài,tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác,xuất xứ của từng bài.

Bức tranh nhà tù hiện lên qua những hình ảnh nào?

Thái độ của t/g đối với xh ấy như thế nào?

Hs thảo luận trả lời,gv hình thành k/thức

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài thơ: “Nhớ đồng” (Tố Hữu).

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

Tiếng hò Huế có sức ảnh hưởng như thế nào đến nhà thơ trong t/g ở tù?

Cùng với nỗi nhớ về tiếng hò,cảnh quê hương hiện lên như thế nào qua nỗi nhớ ấy?

Tâm trạng chính của t/g từ đoạn thơ thứ 10 cho đến hết bài?

Hs thảo luận trả lời câu hỏi, Gv tổng hợp vấn đề

Gv cần nhấn mạnh sự mơ tưởng của tác giả khi được tự do gắn liền với lí tưởng sống mà ông đã bắt gặp

Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2

Gv hướng dẫn tìm hiểu bài “Tương tư”.

Đặc trưng của bài Tương tư?

Cảm nhận của em về tâm trạng của chành trai?

Nhận xét về cách dùng từ,cách sử dụng hình ảnh thơ, ngôn ngữ?

Bài thơ thành công do những yếu tố nào?

Hs thảo luận trả lời, gv tổng hợp ý

Gv hướng dẫn Hs đọc hiểu bài: Chiều xuân (Anh Thơ)

Tìm bố cục và ý chính của từng phần?
Bức tranh thiên nhiên ở khổ 1 hiện lên như thế nào?

Ở khổ 2, cảnh sắc có gì thay đổi, nhận xét về cách chọn h/ả?

Ở đoạn 2, thiên nhiên có phần kì thú hơn là nhờ đâu?

Việc đưa h/ả con người vào khổ 3 có tác dụng gì?

Hs thảo luận trả lời, gv tổng hợp ý chính

Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều xuân?

Nêu ý nghĩa của văn bản?

I. Bài thơ Lai Tân

1/Xuất xứ:Bài 97 của NKTT

2/ Nội dung:

a)Bức tranh nhà tù:

-Ban trưởng đánh bạc là phạm pháp, trắng trợn vi phạm p/l, điều này chứng tỏ p/l dưới c/đ TGT là giả dối

-Hành động cảnh trưởng trấn lột của tù nhân là hành động bẩn thỉu

-Huyện trưởng chong bàn đèn thuốc phiện làm công việc là có ý mỉa mai, tố cáo sự đồi bại, vô trách nhiệm

b) Thái độ châm biếm, mỉa mai: Với n/t dùng từ và đối nghĩa, tác giả chỉ rõ cảnh thái bình giả tạo, 1 xh suy đồi đã tồn tại rất lâu ở nơi này

→Bài thơ là bức tranh thu nhỏ của xh TQ với lũ quan lại đồi bại, tham nhũng quan liêu qua nghệ thuật trào phúng đặc sắc

3. Nghệ thuật:

- Tạo điểm nhấn ở cuối mỗi câu.

- Chọn nhân vật, miêu tả chi tiết.

4. Ý nghĩa văn bản:

Thực trạng đen tối, thối nát của xã hội tưởng như êm ấm tốt lành.

II. Bài thơ Nhớ đồng

1/Thời điểm sáng tác: Lúc bị bắt giam

2/Nội dung:

-Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng

-Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước,quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân

-Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối,thúc giục con người

-Cùng với nỗi nhớ, cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một c/n trong hoàn cảnh bị giam hãm, khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ, dịu ngọt hơn. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn

-Từ đoạn 10 cho đến hết , nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của t/g

→Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt, trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.

3. Nghệ thuật:

Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khắc khoải trong nỗi nhớ.

4. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.

III. Bài thơ Tương tư

1. Tác giả: sgk

2. Bài thơ:

a. Nội dung:

*Đặc trưng của bài Tương tư: Đậm đà chất dân tộc trong điệu tâm hồn cả trong lối diễn đạt nhưng lại là tiếng thơ của một thời đại mới

*Cảm nhận về tâm trạng chàng trai:Buồn nhớ,thao thức và cả trách móc nhưng là sự trách móc của một người đang yêu nên cũng rất đáng yêu

*Cắt nghĩa sự thành công của bài thơ:

-Do sự đồng điệu giữa thơ NB với tâm trạng của người đang yêu

-Do dùng những h/ả quen thuộc của ruộng đồng thành ra tiếng thơ mộc mạc chân thành

→Bài thơ là lời trách móc đáng yêu của chàng trai trong khi yêu. Chính cái tình quê ấy làm nên sự quen thuộc gần gũi, đáng yêu của thơ NB.

b. Nghệ thuật:

- Hình ảnh và ngôn từ, thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hông thơ trữ tình dân gian.

c. Ý nghĩa văn bản:

vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác.

IV. Bài thơ Chiều xuân

1. Tác giả: (sgk)

2. Bài thơ:

- Xuất xứ: nằm trong tập thơ đầu tay “Bức tranh quê”

a. Nội dung

Chọn khung cảnh chiều mưa bụi t/g có dịp nói đến cái đặc sắc của tiết trời xứ Bắc.Ba đoạn thơ là 3 khung cảnh

*Cảnh đầu tiên là bến vắng không âm thanh, không sắc màu tươi sáng mưa rơi rất êm, bến rất vắng có con đò cũng lười biếng bất động, một quán nước không người, chỉ có những cánh hoa xoan rụng tơi bời vẻ nên không gian vắng lặng của chiều mưa

*Cảnh thứ hai là đường đê vẫn làn mưa bụi giăng nhưng đã có hoạt động của trâu bò gặm cỏ và những cánh bướm rập rờn. Đoạn thơ có nét tươi mát, thơ mộng, đầy ảo giác qua sự phát hiện mới mẻ và đầy kì thú của nhà thơ

*Cảnh ngoài đồng cào cỏ: bằng cảm hứng qua những chi tiết bình thường, t/g đã tìm được vẻ đẹp bình dị của nông thôn. Đoạn này đã có sự xuất hiện của con người làm cho không gian hoạt động hơn, cảnh bớt vắng vẻ. Bài thơ có được cái ấm áp của đời thường

→ Nhà thơ không phải chỉ tả thiên nhiên qua lối quan sát nhìn ngắm bình thường mà sống với hồn của cảnh vật nên thơ của bà tả được cái thần hồn của thiên nhiên qua những gì dụng dị nhất, đời thường nhất.

b. Nghệ thuật:

Sử dụng hình ảnh tiêu biểu cho sắc xuân, lựa chọn từ ngữ gợi hình, gợi âm thanh, miêu tả cái động để nói cái tĩnh.

c. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương mỗi độ xuân về. Tình yêu quê hương đất nước đã trùm lên bức tranh quê buổi “Chiều xuân”.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm