Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 52

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 52: Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

  • Thấy được mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trong đời sống.
  • Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách thức thực hiện phỏng vấn cũng như trả lời phỏng vấn.

2. Kĩ năng

  • Nhận diện và phân tích các nội dung, yêu cầu của trả lời phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.
  • Thực hiện phỏng vấn và trả lời phỏng vấn.

3. Thái độ: Có thái độ tự tin và bình tĩnh trong mọi tình huống giao tiếp.

B. Phương tiện

  • GV: SGK, SGV, thiết kế dạy học, tài liệu tham khảo…
  • HS: Vở soạn, sgk, vở ghi.

C. Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thực hành. GV phối hợp các phương pháp dạy học tích cực trong giờ dạy.

D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày khái niệm bản tin, cách viết bản tin.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Phỏng vấn là phương thức hỏi đáp trong hội thoại nhằm thu nhận thông tin trực tiếp từ một đối tượng, đối tượng đó thường là người nổi tiếng hoặc một người liên quan đến sự việc mang tính chất thời sự, người làm chứng, ... Có thể phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng phiếu hỏi, phỏng vấn qua điện thoại, qua mạng Internet… hình thức thường gặp là phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn đang được sử dụng khá phổ biến trên báo chí và đời sống xã hội; có tác dụng tốt giúp lứa tuổi thanh niên học sinh rèn luyện khă năng quan sát, phân tích và thái độ chủ động tự tin trong giao tiếp.

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

HS đọc mục I SGK và trả lời câu hỏi.

GV chuẩn xác kiến thức.

- Kể lại một số hoạt động phỏng vấn mà em biết?

- Mục đích của việc phỏng vấn và trả lời phỏng vấn?

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn có vai trò gì đối với xã hội?

HS đọc mục II và trả lời câu hỏi SGK.

Trao đổi thảo luận nhóm.

GV chuẩn xác kiến thức.

Nhóm 1.

Trước khi phỏng vấn ta cần chuẩn bị những gì?

Nhóm 2.

Người phỏng vấn cần chuẩn bị câu hỏi và có thái độ như thế nào ?

Nhóm 3.

Sau khi phỏng vấn xong người phỏng vấn cần phải làm gì?

HS đọc mục III.

GV chuẩn xác kiến thức.

HS đọc ghi nhớ SGK

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV hướng dẫn HS phỏng vấn và trả lời phỏng vấn theo cặp.

2 em một cặp: một người phỏng vấn, một người trả lời.

- GV định hướng, giúp HS chọn câu trả lời hay nhất, đánh giá và cho điểm.

Gv cho hai Hs thực hiện một cuộc phỏng vấn với đề tài về âm nhạc.

I. Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

1. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp

- Một chính khách, một nhà văn, một nhà hoạt động xã hội, một doanh nhân… trả lời trên ti vi.

- Một bài phỏng vấn đăng báo.

- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn khi xin việc làm ở một cơ quan, doanh nghiệp...

2. Mục đích

- Để biết quan điểm của một người nào đó.

- Để thấy tầm quan trọng, ý nghĩa xã hội của vấn đề đang được phỏng vấn.

- Để tạo lập các mối quan hệ xã hội.

- Để chọn được người phù hợp với công việc.

3. Vai trò

- Biểu hiện một xã hội văn minh, dân chủ, tôn trọng các ý kiến khác nhau về một vấn đề nào đó.

II. Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn

1. Công việc chuẩn bị phỏng vấn

- Phải xác định:

+ Chủ đề phỏng vấn.

+ Mục đích phỏng vấn.

+ Đối tượng được phỏng vấn.

+ Người thực hiện phỏng vấn.

+ Phương tiện phỏng vấn.

- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn.

+ Ngắn gọn, rõ ràng.

+ Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.

+ Làm rõ được chủ đề.

+ Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

2. Thực hiện cuộc phỏng vấn

- Ngoài hệ thống câu hỏi được chuẩn bị sẵn, cần có những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng vấn để cuộc phỏng vấn không bị khô khan, máy móc, nhưng cũng không lan man, lạc đề.

- Người phỏng vấn cần phải có thái độ thân tình, đồng cảm, lắng nghe và chia sẻ thông tin với người trả lời.

- Kết thúc cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn phải cảm ơn người trả lời phỏng vấn.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

- Người phỏng vấn không được tự ý thay đổi nội dung các câu trả lời để đảm bảo tính trung thực của thông tin; nhưng có thể sắp xếp lại một số câu chữ cho ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.

- Có thể ghi lại một số cử chỉ, điệu bộ của người trả lời phỏng vấn để người đọc hiểu rõ hơn tình huống của câu nói.

III. Những yêu cầu đối với người trả lời phỏng vấn

- Người trả lời phỏng vấn cần có phẩm chất:

+ Thẳng thắn, trung thực, dám chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

+ Trả lời trúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn. Có thể pha chút hóm hỉnh, gây ấn tượng cho công chúng.

IV. Ghi nhớ SGK.

V. Luyện tập

- Giả sử em muốn xin vào làm việc ở một công ty. Nhà tuyển dụng nêu ra một câu hỏi:

Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của bạn được không?

Em sẽ trả lời thế nào?

Có thể trả lời:

Công việc của tôi, tôi chưa tường tận lăm có thể có nhiều khiếm khuyết; nhưng tôi quyết tâm học hỏi để làm tốt. Tôi chắc rằng lãnh đạo công ty và anh em đồng nghiệp sẽ giúp đỡ tôi.

Bài tập 3.

Cuộc phỏng vấn có hai vai:

- Người phỏng vấn:

1. Xin bạn vui lòng bạn có thích âm nhạc không?

2. Bạn thích bài hát nào nhất?

3. Vì sao bạn thích bài hát đó? Bạn thử hát cho cả lớp cùng nghe một đoạn?

- Người trả lời phỏng vấn trả lời.

- Người phỏng vấn:

Xin cảm ơn bạn.

Đánh giá bài viết
1 47
Sắp xếp theo

Giáo án Ngữ văn lớp 11

Xem thêm