Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 4

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 bài 4: Tự tình được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

  • Giúp HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước tình cảm éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của HXH
  • Thấy được tài năng nghệ thuật thơ Nôm của HXH, thơ đường luật viết bằng tiếng việt, cách dùng từ.

II. ĐỒ DÙNG

SGK, SGV, tài liệu tham khảo, tranh ảnh HXH

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm của bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác

3. Bài mới: HXH là một trong những nhà thơ nổi tiếng của VHVN. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống. Đặc biệt những bài thơ của bà cảm thức được thời gian tinh tế, tạo nền cho tâm trạng. Tự tình là một trong những bài thơ tiêu biểu cho điều đó.

Hoạt động Thầy- Trò

Nội dung

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tiểu dẫn

GV: trình bày ngắn gọn những hiểu biết về con người- cuộc sống và tác phẩm của HXH?

GV cho HS quan sát chân dung HXH

I. Tiểu dẫn

1. Tác giả:

- HXH (chưa rõ năm sinh, mất), quê ở Nghệ An, nhưng sống ở Thăng Long

- Là người thông minh, sắc sảo, tài năng thơ phú hơn người.

- Cuộc đời duyên phận gặp nhiều éo le trắc trở

- Là tác giả của gần 50 bài thơ Nôm Đường luật bát cú thất ngôn và tứ tuyệt: tập thơ chữ Hán: Lưu hương kí.

- Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm.

2. Tác phẩm

- Thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ, khẳng định khát vọng của họ.

- Thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống , khát vọng hạnh phúc của nhà thơ.

Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản

GV yêu cầu HS đọc và đọc mẫu 1 lần, chú ý ngắt nhịp và nhận xét cách đọc của HS

GV: Tự tình được viết theo thể loại nào?

GV giải thích: Tự tình: bày tỏ tâm trạng, cảm xúc, tình cảm của người viết .

GV gọi HS đọc 2 câu đề

GV Hai câu thơ đầu tả cảnh gì? Trong thời điểm nào? Từ văng vẳng gợi âm thanh như thế nào?

(Văng vẳng là từ xa vẳng lại, dồn là liên tiếp, nhanh)

GV Em hiểu từ hồng nhan là gì? Từ này thường đi với từ nào để trở thành thành ngữ?

- Hồng nhan: nhan sắc người phụ nữ đẹp thường đi với đa truân hay bạc mệnh để thành thành ngữ: hồng nhan đa truân, hồng nhan bạc mệnh, thường gặp trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều

GV: Tâm trạng của tác giả qua hai câu thơ này là tâm trạng gì? cô đơn, bối rối trước thời gian, cuộc đời. Cô đơn trong bẽ bàng, rẻ rúng và tự mai mỉa cay đắng. Nhưng trơ cái hồng nhan với nước non còn thể hiện bản lĩnh, thể hiện sự thách thức, thách đố của cá nhân trước cuộc đời, số phận. Kiều như: Đá cũng trơ gan cùng tế nguyệt (Bà Huyện Thanh Quan).

GV: cảnh nhà thơ một mình uống rượu dưới trăng khuya gợi tâm trạng gì?

GV: Hình ảnh trăng xế khuyết và con người uống say rồi lại tỉnh, bộc lộ nỗi niềm trong hoàn cảnh như thế nào?

trăng đã xế về tây, sắp lặn mà vẫn là vầng trăng khuyết như duyên phận mình chẳng ra sao!buồn thì uống, mộng say để quên thực tại và hoàn cảnh nhưng say rồi lại tỉnh. Hoàn cảnh vẫn trơ trơ, sừng sững trước mặt, luẩn quẩn. Hương rượu thành đắng chát; hương tình thoảng qua chỉ còn phận hẩm duyên ôi! Đó là tâm cảnh HXH

GV: Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận như thế nào?

GV: những biện pháp nghệ thuật nào được dùng ở đây mang lại giá trị gì?

Những động từ: xiên, đâm kết hợp với những bổ ngữ độc đáo: ngang, toạc là biện pháp nghệ thuật đảo ngữ, thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh, phẫn uất của HXH muốn phản kháng chế độ bất công một cách mãnh liệt.

GV: vì sao mỗi khi xuân về HXH lại chán ngán?

GV: ước mong của nhà thơ ở câu thơ cuối là gì? Đánh giá về niềm mong ước đó? ước mong của nhà thơ muốn có một chút tình yêu, không phải là “khối tình”, “cuộc tình”, mà chỉ là “mãnh tình” hơn thế lại bị san sẻ để chỉ còn “tí cỏn con”. Chút tình ấy càng bé nhỏ bao nhiêu thì nỗi xót xa tội nghiệp của tác giả càng tăng lên bấy nhiêu. Nhà thơ gắng gượng vượt lên thì lại càng rơi vào bi kịch.

II. Đọc - Hiểu văn bản

1.Thể lọai:

- Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Nôm.

- Bố cục: 4 liên: đề- thực- luận- kết

2. Phân tích:

- Hai câu đề: thông báo hoàn cảnh tự tình lúc đêm khuya, nhận biết thời gian qua âm thanh văng vẳng dồn dập của những tiếng trống cầm canh.

- Hai câu thực:

-Ngồi một mình đơn độc dưới vầng trăng lạnh lùng, ngắm trăng, ngắm duyên phận mình, càng thêm buồn chán, vầng trăng và lòng người hòa hợp đồng nhất.

- Hai câu luận:

+ Đám rêu: xiên ngang mặt đất

+ Mấy hòn đá: đâm toạc chân mây

=> Những sinh vật nhỏ bé hèn mọn nhưng có sức sống mãnh liệt, làm được những việc phi thường

- Hai câu kết:

Mùa xuân đến với thiên nhiên sẽ làm cho cây, cỏ hoa lá thêm sức sống, nhưng mùa xuân đến với HXH sẽ làm cho nhà thơ thêm một tuổi, già hơn, tình duyên càng éo le hơn. Bà chán ngán sự trở đi trở lại của mùa xuân

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm