Giáo án Tin học 8 bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
Giáo án Tin học 8 bài 3
Giáo án Tin học 8 bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu có nội dung bám sát vào chương trình trong sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Đây sẽ là giáo án điện tử lớp 8 hay giúp quý thầy cô thuận tiện cho việc biên soạn.
Giáo án Tin học 8: Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal
Giáo án Tin học 8 bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu (Tiếp theo)
Tuần: 3
Tiết: 5
BÀI 3: CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH VÀ DỮ LIỆU
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm kiểu dữ liệu.
- Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số.
2. Kĩ năng: Phân biệt được các kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal.
3. Thái độ: Nghiêm túc, có ý thức và yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính điện tử, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: Vở ghi, sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định lớp: (1’)
8A1:……………………………………………………………………………
8A2:……………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Câu 1: Khởi động và thoát khỏi Turbo Pascal?
Câu 2: Soạn thảo, lưu dịch và chạy một chương trình đơn giản giới thiệu về tên của em?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung ghi bảng | ||||||
Hoạt động 1: (15’) Tìm hiểu dữ liệu và kiểu dữ liệu? | ||||||||
+ GV: Nêu tình huống để gợi ý về dữ liệu và kiểu dữ liệu. + GV: Theo em các ngôn ngữ thường là gì để dàng quản lí và tăng hiệu quả xử lí? + GV: Đưa ra ví dụ về kết quả thực hiện của một chương trình in ra màn hình với kiểu dữ liệu là chữ và số. + GV: Ta có thể thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu gì? + GV: Có thể thực hiện được với kiểu dữ liệu là kiểu chữ hay không? + GV: Theo em có những kiểu dữ liệu thường dùng nào? Lấy ví dụ cụ thể về một kiểu dữ liệu nào đó. + GV: Chốt 3 kiểu dữ liệu cơ bản nhất và giải thích thêm cho các em. + GV: Ngoài các kiểu nói trên các ngôn ngữ lập trình còn những kiểu dữ liệu nào khác không? + GV: Đưa lên màn hình ví dụ 2 SGK để giới thiệu tên của một số kiểu dữ liệu cơ bản trong ngôn ngữ lập trình Pascal. + GV: Đọc tên kiểu dữ liệu Integer, Real, Char, String. + GV: Đưa ví dụ: 123 và ‘123’ yêu cầu HS phân biệt các kiểu dữ liệu trên. + GV: Lưu ý cho HS để hiểu dãy chữ số là kiểu xâu, ta phải đặt dãy đó trong cặp dấu nháy đơn. | + HS: Tập trung chú ý lắng nghe, tìm hiểu thêm trong SGK. + HS: Thường phân chia dữ liệu thành các kiểu khác nhau: chữ, số nguyên, số thập phân,... + HS: Quan sát để phân biệt được hai loại dữ liệu quen thuộc là chữ và số. + HS: Thực hiện các phép toán với dữ liệu kiểu số. + HS: Còn với kiểu chữ thì các phép toán đó không có nghĩa. + HS: Một số kiểu dữ liệu thường dùng là: - Số nguyên: số HS của một lớp. - Số thực: chiều cao của bạn K’ly. - Xâu kí tự: “lớp 8A1”. + HS: Mỗi ngôn ngữ lập trình cụ thể còn định nghĩa nhiều kiểu dữ liệu khác. + HS: Quan sát ví dụ, nhận biết các kiểu dữ liệu cơ bản của ngôn ngữ lập trình Pascal. Nhận biết tên kiểu và phạm vi giá trị. + HS: Ghi nhớ phạm vi giá trí của kiểu dữ liệu. + HS: Phân biệt: - 123 là kiểu dữ liệu Integer; - ‘123’ là kiểu dữ liệu Char, String. + HS : Đưa ra các ví dụ như ‘34567’, ‘4577698’. | 1. Dữ liệu và kiểu dữ liệu. - Ngôn ngữ lập trình phân chia dữ liệu theo các kiểu khác nhau. Và được chia thành các loại cơ bản sau: + Số nguyên. + Số thực. + Xâu kí tự. Chú ý: Dữ liệu kiểu kí tự và kiểu xâu trong Pascal được đặt trong cặp dấu nháy đơn. | ||||||
Hoạt động 2: (18’) Tìm hiểu các phép toán trong kiểu dữ liệu số. | ||||||||
+ GV: Yêu cầu HS nhắc lại ký hiệu các phép toán đã được học. + GV: Đưa lên màn hình bảng kí hiệu các phép toán dùng cho kiểu số thực và số nguyên. + GV: Cho HS so sánh các ký hiệu giống và khác nhau sử dụng trong toán và trong Pascal + GV: Hướng dẫn HS về phép chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư:
+ GV: Đưa ra phép toán viết dạng ngôn ngữ toán học: và yêu cầu HS viết biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình. + GV: Viết lại biểu thức này bằng ngôn ngữ lập trình Pascal. ? + GV: Quan sát sửa sai cho các em. + GV: Nhận xét chốt nội dung. | + HS: Phép cộng ‘+’, trừ ‘-’, nhân ‘x’, chia ‘:’, phép lấy lũy thừa ‘xy’. + HS: Theo dõi và tập làm quen với các ví dụ của GV đưa ra. + HS: So sánh và chỉ ra giống ký hiệu của phép cộng, trừ, khác phép nhân, chia, lấy lũy thừa. + HS: Làm lại các ví dụ của GV đưa ra. + HS: Một số em lên bảng thực hiện lại các bài toán mà GV đã hướng dẫn. + HS : Các HS khác thực hiện các bài tập vào vở, làm quen với các phép toán với dữ liệu kiểu số. + HS: Viết biểu bằng ngôn ngữ lập trình. (x/5) + 2*x*y - 8 + HS: Chú ý, quan sát theo dõi thực hiện theo yêu cầu. ((a + b)*(c - d) + 6)/3 – a + HS: Thực hiện theo hướng dẫn. + HS: Ghi nhớ kiến thức. | 2. Các phép toán với dữ liệu kiểu số ? (HS ghi ở bảng 2) Quy tắc tính các biểu thức số học: - Các phép toán trong ngoặc được thực hiện trước tiên; - Trong dãy các phép tóan không có dấu ngoặc, các phép nhân, chia, phép chia lấy phần nguyên và phép chia lấy phần dư được thực hiện trước; - Phép cộng và phép trừ được thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải. |
4. Củng cố: (4’)
- Dữ liệu và kiểu dữ liệu.
- Các phép toán trong kiểu dữ liệu số.
5. Dặn dò: (1’)
- Về nhà học bài, ôn lại bài. Xem trước phần tiếp theo của bài học.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................