Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Chương trình địa phương (phần Tập làm văn)

Giáo án Văn 9: Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tiết 101

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần tập làm văn)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Học sinh ôn lại, củng cố kiến thức về văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục học sinh thái độ nghiêm túc trong học tập, có ý thức tìm hiểu về một vấn đề của địa phương .

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài, chia nhóm yêu cầu học sinh tìm hiểu một số svht phổ biến đáng suy nghĩ ở địa phương em. Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến 2 vấn đề và Lập dàn ý chi tiết cho 2 vấn đề sau:

Vấn đề 1: Suy nghĩ về một tấm gương vượt khó học giỏi ở địa phương em.

Vấn đề 2: Vấn đề rác thải ở địa phương em.

2. Chuẩn bị của học sinh: làm theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vai trò và tầm quan trọng của sách.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân, HĐ chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên dán một số bức tranh trên bảng

? Các em quan sát những bức tranh trên và cho biết mỗi bức tranh trên nói về vấn đề gì?

? Địa phương em hiện nay có những sự việc hiện tượng nào đang diễn ra?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nghe câu hỏi, quan sát tranh, trả lời miệng.

Bước 3: Dự kiến sản phẩm:

- Nội dung tranh:

Ảnh 1: ô nhiễm nguồn nước

Ảnh 2: tai nạn giao thông

Ảnh 3: học sinh chơi điện tử

Ảnh 4: vứt rác bừa bãi.

- Hiện tượng diễn ra ở địa phương

VD: cả 4 hiện tượng trên.

Bước 4: Báo cáo kết quả

Học sinh báo cáo kết quả trả lời của cá nhân.

Bước 5: Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau

- Giáo viên nhận xét, đánh giá:

Những vấn đề nói trên đang diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi, nhiều địa phương. Vậy ở địa phương chúng ta, hiện tượng nào diễn ra phổ biến? Hiện tượng ấy là tích cực hay tiêu cực? Làm thế nào để hạn chế tác hại của hiện tượng tiêu cực và phát huy tác dụng của hiện tượng tích cực ở địa phương mình? Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em đi tìm hiểu vấn đề đó.

1. Xác định những vấn đề có thể bàn luận ở địa phương:

a. Vấn đề môi trường:

- Hậu quả của việc phá rừng

- ô nhiễm bầu không khí

- Hậu quả của rác thải khó tiêu huỷ (bao bì ni lông, chai lọ bằng nhựa tổng hợp) đối với việc canh tác trên đồng ruộng ở nông thôn.

b. Vấn đề quyền trẻ em:

- Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Bạo hành trẻ em.

c. Vấn đề giao thông:

- Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

- Vượt đèn đỏ

- Tai nạn giao thông.

2. Xác định cách viết:

a. Yêu cầu về nội dung:

- Sự việc, hiện tượng mang tính phổ biến

- Trung thực, có tính xây dựng, không cường điệu

- Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan và có sức thuyết phục

- Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu, tránh kiến thức sách vở dài dòng

b. Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết phải đủ 3 phần: MB, TB, KB

- Bài viết phải có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Các thành phần biệt lập (tiếp theo) theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm