Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Mây và sóng theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Mây và sóng

Giáo án Văn 9: Mây và sóng theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tuần 26: Bài 25: Tiết: Văn bản

MÂY VÀ SÓNG

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1.Kiến thức:

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về cuộc đối thoại tưởng tượng của em với những người sống trên “mây và sóng”.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tượng tượng bay bổng của tác giả.

2. Phẩm chất:

- Tôn trọng và biết ơn mẹ bằng những việc làm cụ thể trong đời sống hàng ngày và trong học tập.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc, hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi. Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

+ Đọc mở rộng cảm nhận ý nghĩa và thông điệp từ tác phẩm.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, (Chân dung nhà thơ Ta- go, nguyên bản bài thơ bằng tiếng anh (nếu có))

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi phần đọc hiểu SGK, nội dung kiến thức học sinh chuẩn bị trước ở nhà.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.

2. Phương thức thực hiện: Cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS đánh giá, GV đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

GV giao nhiệm vụ

? Kể tên nhưng tác phẩm viết về tình cảm gia đình?

HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

Dự kiến: Bếp lửa, Chiếc lược ngà, Khúc hát ru...., Con cò....

- HS khác bổ sung:..................

- GV nhận xét

- GV đi vào bài thơ .......Ta –gor là mhà thơ lớn. Ông từng được giải Nô-ben văn học với tập thơ: "Thơ Dâng". Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một trong những bài thơ rất hay của ông ca ngợi tình mẫu tử .

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Tác giả và văn bản (5 phút)

Mục tiêu: HS hiểu được tác giả, tác phẩm.

2. Phương thức thực hiện: Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, thuyết trình, hoạt động cá nhân, nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Vở ghi của HS, Phiếu học tập cá nhân.

4. Phương án kiểm tra đánh giá:

- Học sinh đánh giá lẫn nhau, Gv đánh giá.

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi

Dựa vào chú thích (*), phần chuẩn bị

?Giới thiệu vài nét về tác giả, văn bản? Thể thơ?

- GV Cho HS hoạt động nhóm 5-7 phút, vấn đáp, thuyết trình dự án ở nhà

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- HS hoạt động nhóm, HS trình bày phần tìm hiểu ở nhà.

- Dự kiến:

+ Nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ.

+ Làm thơ từ sớm và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.

+ Nhà văn đầu tiên của Châu Á được nhận giải thưởng Nô-ben.

+ Thơ thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc

- GV giới thiệu về tác giả: một người gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình (trong 6 năm mất 5 người thân: vợ, con gái thứ 2, cha và anh, con trai đầu)

-> Ảnh hưởng đến đề tài trong thơ

Thơ ông có nhiều hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng

- Xuất bản năm 1909- Viết bằng tiếng Ben-gan.

- Thơ tự do

- Thể thơ văn xuôi: câu dài câu ngắn khác nhau, không vần nhưng vẫn có nhạc điệu do yếu tố lặp lại .

HS trả lời

HS khác nhận xét, bổ sung đánh giá.

GV Nhận xét đánh giá, chốt kiến thức.

- GV hướng dẫn đọc bài thơ: Đây là một bài thơ văn xuôi (Không theo luật thơ, không rõ vần), tuy nhiên vẫn có âm điệu nhịp nhàng.

- GV đọc mẫu, gọi HS đọc lại.

? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Lới đó chia làm mấy phần?

- Bài thơ là lời của em bé nói với mẹ như một lời thủ thỉ tâm tình.

* Bố cục: 2 phần

- Đ1: đến “bầu trời xang thẳm” – Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về lời rủ rê của mây và trò chơi do em bé sáng tạo ra .

- Đ2 (còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về lưòi rủ rê của sóng và trò chơi do em bé sáng tạo ra.

* HĐ 2: Lời mời gọi của những người trên mây, trong sóng (10 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu: Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi

GV cho học sinh

? Những người sống trên mây, trong sóng nói gì với em bé?

? Thế giới mà học vẽ ra như thế nào?

? Em bé có tâm trạng gì khi nói rằng: Nhưng làm thế nào mình lên đó dược? Mình ra ngoài đó được? Họ đáp lại em bé như thế nào?

Dự kiến:

-Mây: bình minh vàng, vầng trăng bạc

-Sóng: tiếng ca du dương , được đi khắp nơi

-Thế giới kỳ diệu lung linh huyền ảo ,thú vị hấp dẫn -> tuổi thơ thật khó từ chối

- Em bé tỏ ra rất muốn đi chơi cùng mây. (Điều này phù hợp với tâm lí của tuổi thơ)

- Họ đáp:

? Hình tượng Mây và Sóng trong cuộc đói thoại với em bé được xây dựng bằng biện pháp nghệ thuật nào?

- Nhân hóa.

- Lời mời gọi: hàm ý

? Nhận xét về những lời mời gọi đó?

* Hoạt động 3: Lời từ chối của em bé. (7 phút)

1. Mục tiêu: HS hiểu: Lời từ chối của em bé

2. Phương thức thực hiện: phát vấn, hoạt động nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của học sinh.

4. Phương án kiểm tra đánh giá: HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau, GV đánh giá

5. Tổ chức thực hiện.

GV nêu nhiệm vụ. Yêu cầu cả lớp tập trung

GV cho HS quan sát SGK và phần chuẩn bị ở nhà và hỏi – câu hỏi này cho HS thảo luận nhóm.

? Điều gì đã khiến em bé quyết định từ chối những lời mời gọi, rủ rê của Mây và Sóng? Qua đó em hiểu em bé là người như thế nào?

HS nhận nhiệm vụ và thự hiện nhiệm vụ.

Dự kiến:

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả:

2. Văn bản

a. Xuất xứ, thể thơ

b. Đọc, chú thích, bố cục

II. Đọc- Hiểu văn bản

1. Lời mời gọi của những người sống trên mây, trong sóng.

- NT: Nhân hóa, hàm ý

-> Đó lời mời gọi hấp dẫn, thú vị.

2. Lời từ chối của em bé

Tình yêu thương mẹ thật thắm thiết, sâu nặng đã thắng những lời mời gọi -> Giá trị nhân văn của tác phẩm.

3. Trò chơi của em bé

-> Sự hoà hợp giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử

->Trong cuộc sống con vẫn thường gặp những cám dỗ. Muốn khước từ chúng ta phải có một điểm tựa vững chắc đó là tình mẫu tử

->Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà ở ngay chúng ta

-> Quan hệ tình yêu và sự sáng tạo

III. Tổng kết:

1.Nghệ thuật: ........

2. Nội dung:.........

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Ôn tập về thơ theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm