Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tiết. Làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1.Kiến thức:

- Đặc điểm, yêu cầu đối với bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Các bước khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Phẩm chất:

- Yêu văn học, chăm học có ý thức làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực làm việc nhóm, năng lực tự quản bản thân và làm việc có trách nhiệm.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Đọc hiểu Ngữ liệu: nhận diện đề bài NL về đoạn thơ bài thơ, đọc hiểu giá trị ND và NT của các tác phẩm văn học trữ tình.

+ Viết: Tiến hành các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Tổ chức triển khai các luận điểm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ của thầy và trò

ND (ghi bảng)

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời.

* Cách tiến hành:

- GV chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho HS hát một bài hát trong chương trình đã được phổ nhạc.

+ Gv: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện có điểm gì khác so với cách làm bài nghị luận về một bài thơ đoạn thơ. Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những kiến thức về cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: hoạt động chung.

* Yêu cầu sản phẩm: câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG NHÓM (5 PHÚT)

1. Chuyển giao nhiệm vụ

a. Nhắc lại cấu tạo một đề bài nói chung?

b. Trong 8 đề bài trên, đề nào có cấu tạo đủ 2 phần?

c. Những đề còn lại có đặc điểm gì?

d. Từ sự phân tích em hãy so sánh sự giống và khác nhau của các đề bài trên?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

- Một nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến TL

GV chốt kiến thức:

a. Đề bài gồm hai phần:

+ Phần mệnh lệnh

+ Phần nội dung.

b. Các đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8.

c. Đề: 4, 7 đề không có lệnh.

GV: Về thực chất 2 dạng đề bài này có chỉ định ngầm là yêu cầu nghị luận về “hình tượng...”, “những đặc sắc...”.

d. Giống nhau: đều thuộc thể loại văn nghị luận.

Khác nhau:

+ Đề có mệnh lệnh đề không có mệnh lệnh.

+ Đề yêu cầu phân tích, đề yêu cầu cảm thụ, đề yêu cầu suy nghĩ.

GV:

- Đề yêu cầu phân tích: yêu cầu nghiêng về phương pháp nghị luận.

Đề yêu cầu cảm nhận: Yêu cầu nghị luận trên cơ sở cảm thụ của người viết.

Đề yêu cầu phân tích: Yêu cầu nghị luận nhấn mạnh đến nhận định đánh giá của người viết.

? Qua phân tích em có nhận xét gì về các dạng đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ?

GV: Có những đề đã định hướng tương đối rõ ràng như đề: 1, 2, 3, 5, 6, 8. Nhưng có những đề đòi hỏi người viết phải tự xác định để tập trung vào hướng nào như đề 4,7

* Mục tiêu: Giúp HS:

Xác định yêu cầu của đề và tìm ý, lập dàn ý, viết bài cho bài viết.

* Nhiệm vụ: HS trả lời câu hỏi

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS

* Cách tiến hành:

? Gọi học sinh đọc đề bài?

? Trình bày các bước làm 1 bài TLV nói chung?

- HS: 4 bước.

GV: Chúng ta đi tìm hiểu bước thứ nhất: Tìm hiểu đề và tìm ý

TRÌNH BÀY THEO DỰ ÁN

1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: Trình bày dự án.

a. Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? Em cần sử dụng phương pháp nào để nghị luận? Để nghị luận được vấn đề đó em cần sử dụng tư liệu chủ yếu nào?

b. Bài thơ được sáng tác vào thời gian nào, ở địa điểm nào, trong tâm trạng ntn?

I- Tìm hiểu đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Ví dụ.

2. Nhận xét:

- Các dạng đề phong phú, đa dạng

- Đề có mệnh lệnh và không có mệnh lệnh.

II- Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.

*Tìm hiểu đề, tìm ý.

*Lập dàn ý.

A. Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ

B.Thân bài.

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

C. Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa

*. Viết bài

* Đọc lại bài viết và sửa chữa

2. Cách tổ chức triển khai luận điểm.

* Ghi nhớ: sgk

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 518
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm