Giáo án Văn 9: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Giáo án Văn 9: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tiết: Tập làm văn
LUYỆN TẬP
LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/Kiến thức:
- Đặc điểm yêu cầu và cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
2.Phẩm chất:
- Trách nhiệm, tự giác trong khi làm bài, xác định đúng các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Chăm học và sáng tạo trong học tập.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Viết: Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đúng với yêu cầu đã học.
+ Nói nghe: chia sẻ với bạn về bài viết và lắng nghe góp ý.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lập kế hoạch dạy học.
- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các truyện trung đại và hiện đại như: Chiếc lược ngà..., phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy và trò | Nội dung kiến thức |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật ông Sáu và bé Thu trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" - Phương pháp: Đóng vai. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. * Nhiệm vụ: HS đóng vai. * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh. * Cách tiến hành: - Nữ (Phóng viên): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình. - Nam (bác Ba): Đến tham dự chương trình, tóm tắt lại phần đầu câu chuyện => Xúc động không thể kể hết được câu chuyện => Nhờ cô giáo kể tiếp => GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật ông Sáu và Bé Thu có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của ông? Dự kiến trả lời: - Ông Sáu là người yêu cha rất mực yêu thương con - Bé Thu là cô bé cá tính, yêu cha mãnh liệt, sâu sắc GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện; cách làm bài nghị luận về truyện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: * Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. + Các bước làm bài văn nghị luận về truyện. * Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời. * Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả bằng câu trả lời của học sinh. * Cách thức tiến hành. 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện? ? Nêu các bước làm bài nghị luận? ? Yêu cầu các phần của lâp dàn ý 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân * DKTL: Khái niệm - Nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của tác phẩm cụ thể. * Các bước làm bài; -Tìm hiểu đề, tìm ý. - Lập dàn ý. - Viết bài - Đọc bài viết và sửa chữa HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP * Mục tiêu: Vận dụng những kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. * Nhiệm vụ: HS theo dõi đề bài nghị luận trong SGK để trả lời. * Phương thức thực hiện: Trình bày cá nhân, đàm thoại. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh. * Cách thức tiến hành. 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: * Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà Nguyễn Quang Sáng. ? Xác định yêu cầu của đề bài? Theo em trình bày cảm nhận có nghĩa là như thế nào? ? Phần mở bài em phải giới thiệu như thế nào? ? Phần thân bài em triển khai thành mấy luận điểm? Luận điểm về nội dung là gì? Từ luận điểm này em triển khai thành mấy luận cứ và triển khai luận cứ đó như thế nào? ? Phần kết bài ta làm như thế nào? 2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu + Trình bày cá nhân Dự kiến trả lời - Thể loại: nghị luận về đoạn trích. - Nội dung: Đoạn trích: “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. - Phải nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. - Hai luận điểm: một luận điểm về nội dung và một luận điểm về nghệ thuật. - Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con sau tám năm xa cách. + Dẫn chứng: Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu. Tình cảm và tâm trạng của ông Sáu trước thái độ tình cảm của Thu. - Luận cứ 2: ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất. + Dẫn chứng: Tâm trạng ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm ra cây lược, lời trăn trối của ông trước khi ông hi sinh. ? Luận điểm 2 em triển khai như thế nào? - Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. + Bé Thu không nhận ra cha sau 8 năm xa cách. + Bé Thu nhận ra cha và biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay: Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc. | I. Ôn tập lí thuyết. 1. Khái niệm 2. Các bước làm bài; II- Luyện tập. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: 2. Lập dàn ý. A. Mở bài: Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích B .Thân bài - Luận điểm 1: Tình cảm cha con sâu nặng. - Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện. C. Kết bài. - Khẳng định lại thành công về nội dung và nghệ thuật. 3. Viết bài |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Sang thu theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc