Giáo án Văn 9: Sang thu theo Công văn 5512

Giáo án Văn 9 Sang thu

Giáo án Văn 9: Sang thu theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và chọn lọc. Để giúp học sinh học Ngữ văn một cách hấp dẫn, mới mẻ hơn, thầy cô giáo hiện nay hay soạn những giáo án điện tử đặc sắc, thú vị góp phần cho tiết học thêm vui vẻ, sôi nổi. VnDoc.com giới thiệu giáo án Ngữ văn lớp 9 bài “Sang thu” để quý thầy cô tham khảo và sử dụng.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tiết: VĂN BẢN:

SANG THU- Hữu Thỉnh-

I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1/Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lý của tác giả.

2/Phẩm chất:

- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

- Biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi, làm nhiều việc có ích.

3/ Năng lực:

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm, năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

+ Năng lực cảm thụ thẩm mỹ: cảm nhận và phân tích cảm xúc tinh tế của nhà thơ, hình ảnh giàu sức biểu cảm.

+ Đọc so sánh, liên hệ với tác phẩm cùng đề tài của Hữu Thỉnh để nhận ra bút pháp đặc sắc của thơ Hữu Thỉnh.

II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lập kế hoạch dạy học.

- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, các tài liệu về Hữu Thỉnh và mùa thu,...phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Mô tả phương pháp thực hiện chuỗi các hoạt động học trong bài học và kĩ thuật dạy học thực hiện trong các hoạt động.

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

- Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

* HĐ1: Giới thiệu chung.

+ Tác giả Hữu Thỉnh:

- PP Dự án.

+ Văn bản:

- PP: Đàm thoại, dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

- Đàm thoại, nêu vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Đàm thoại, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Tiến trình hoạt động

Hoạt đông của thầy và trò

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU

* Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước qua các mùa trong năm.

* Nhiệm vụ: HS theo dõi, thực hiện yêu cầu của GV.

* Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp.

* Yêu cầu sản phẩm: một phõn cảnh.

* Cách tiến hành:

- Nữ: kể câu chuyện “Chuyện 4 mùa„ gồm 2 nhân vật: bà Đất và 4 nàng tiên: Xuân, Hạ, Thu, Đông,trong chương trình tiểu học.

GV bắt dẫn vào bài:

Thiên nhiên đất trời Việt nam có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; mỗi mùa có những vẻ đẹp riêng và lợi ích riêng của nó. Mùa thu đến, Thi sĩ Xuân Quỳnh đó sáng tác rất hay về mùa thu.

Cuối trời mây trắng bay

Lá vàng thưa thớt quá

Phải chăng lá về rừng

Mùa thu đi cùng lá

Mùa thu ra biển cả

Vậy vì sao mùa thu lại là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu về vẻ đẹp của mùa thu qua bài thơ “Sang thu”

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:

* Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ "Sang thu"

* Nhiệm vụ: HS tìm hiểu ở nhà.

* Phương thức thực hiện: trình bày dự án, hoạt động chung, hoạt động nhóm.

* Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng video, phiếu học tập, câu trả lời của HS.

* Cách tiến hành:

1. GV chuyển giao nhiệm vụ: trình bày dự án tác giả Hữu Thỉnh.

- Dự kiến TL:

- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.

- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm.

+ Một nhóm trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV chốt kiến thức:

GV: Trong quân đội ông từng làm cán bộ văn hóa, tuyên huấn. Tham gia ban chấp hành Hội nhà văn VN khoá 3, 4, 5. Năm 2000 Hữu Thỉnh là Tổng thư kí Hội nhà văn VN.

- HT là người viết nhiều, viết hay về những con người, cuộc sống ở nông thôn về mùa thu: cảm gác bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

? Bài thơ “Sang thu” được sáng tác năm nào?

GV: Bài thơ in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ. Bài thơ rút từ tập “Từ chiến hào đến thành phố” NXB Văn học, Hà nội 1991.

GV: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhịp chậm khoan thai, trầm lắng và thoáng suy tư.

- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc- nhận xét.

1. GV chuyển giao nhiệm vụ:

HĐ NHÓM (3 phút):

? Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

? Chú ý văn bản: có hai từ: “chùng chình”, “dềnh dàng”, em hiểu nghĩa của hai từ này như thế nào

? Xét về từ loại hai từ này thuộc từ loại nào?

? Bài thơ được viết theo mạch cảm xúc nào?

2. HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

+ HS thảo luận.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Dự kiến TL:

- Thể thơ 5 chữ.

I- Giới thiệu chung.

1. Tác giả:

- Hữu Thỉnh: sinh 1942 quê ở Tam Dương- Vĩnh Phúc.

- Ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.

2, Văn bản:

a,“Sang thu” được sáng tác vào cuối năm 1977.

b. Đọc, chú thích, bố cục

II- Tìm hiểu văn bản.

1. Khổ thơ 1:

- Thiên nhiên đất trời vào thu những dấu hiệu chưa thật rõ ràng nhưng hết sức đặc trưng- từ ngọn gió se mang theo hương ổi- sương đầu thu giăng mắc chuyển động chầm chậm nơi đầu ngõ.

- Nhà thơ với cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự biến chuyển nhịp nhàng, trước sự giao mùa của cảnh vật.

2. Khổ thơ thứ 2:

- Không gian và cảnh vật như đang chuyển mình, điềm tĩnh bước sang thu.

3. Khổ thơ thứ 3.

- Mùa thu đến nắng vẫn còn nhiều, những cơn mưa bớt dần và cũng bớt đi những tiếng sấm bất ngờ.

- Nhà thơ gửi gắm suy ngẫm về con người: những con người từng trải sẽ vững vàng hơn trước những tác động của ngoại cảnh.

III- Tổng kết

1. Nghệ thuật

2. Nội dung

* Ghi nhớ

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Nói với con theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 3.637
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm