Giáo án Văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
Giáo án Văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tiết 1: Tâp làm văn
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức
- Những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
2/ Phẩm chất:
- Chăm học, nhận diện kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.
3/ Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc hiểu VB: nhận diện được bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích và kĩ năng làm bài nghị luận thuộc dạng này. Đưa ra những nhận xét đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích đã học trong chương trình.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Lập kế hoạch dạy học,
- Học liệu: tài liệu, máy chiếu, truyện Lặng Lẽ Sa Pa, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Nghiên cứu bài học, chuẩn bị sản phẩm theo sự phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HĐ của thầy và trò | ND (ghi bảng) |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU * Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích - Phương pháp: Đóng vai. - Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi. * Nhiệm vụ: HS đóng vai. * Phương thức thực hiện: HĐ cặp đôi. * Yêu cầu sản phẩm: một phân cảnh. * Cách tiến hành: - Nữ (Cô kỹ sư): Giới thiệu hoàn cảnh chương trình. - Nam (bác lái xe): Đến tham dự chương trình, tóm tắt cuộc sống của anh thanh niên 1 mình trên đỉnh núi cao trong suốt 4 năm, thèm người quá nên đẩy cây ra giữa đường để trò chuyện với mọi người... GV bắt dẫn vào bài: Nhân vật anh thanh niên có những phẩm chất nào đáng mến? Vì sao em thích vẻ đẹp đó của anh? Dự kiến trả lời: - Anh thanh niên là người yêu đời, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Anh thanh niên khiêm tốn. - Anh hiếu khách ... GV: Đó là những nhận xét đánh giá về nhân vật trong truyện, vậy dựa trên cơ sở nào ta có thể đánh giá về nhân vật trong truyện. Chúng ta sẽ tìm câu trả lời trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: * Mục tiêu: HS nắm được những yêu cầu đối với bài văn nghị luận về tác phẩm truyện. + Căn cứ để xác định những luận điểm, luận cứ. * Nhiệm vụ: HS theo dõi bài nghị luận của Quỳnh Tâm trong SGK để trả lời. * Phương thức thực hiện: Thảo luận nhóm, đàm thoại. * Yêu cầu sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của học sinh. *Cách thức tiến hành. 1. GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS: ? Gọi học sinh đọc văn bản sgk? GV: Trong một văn bản vấn đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi là chủ đề của một bài văn nghị luận. ? Vậy vấn đề nghị luận trong văn bản trên là gì? - Vấn đề nghị luận: những phẩm chất đức tính tốt đẹp đáng yêu của nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong truyện ngắn: “Lặng lẽ Sa Pa” ? Tìm câu văn thể hiện vấn đề nghị luận một cách tập trung, nêu vị trí? - Câu: “Dù được miêu tả... cũng khó phai mờ” nằm ở mở bài. ? Em có thể đặt nhan đề cho văn bản trên là gì? - Một vẻ đẹp nơi Sa Pa lặng lẽ. - Vẻ đẹp của anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” ? Qua phân tích, em thấy muốn tìm chủ đề của bài văn nghị luận thì căn cứ vào đâu? - Chủ đề nghị luận là tư tưởng cốt lõi, vấn đề chủ chốt của văn bản. Thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn phủ bàn (7 phút) GV chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1: Phần mở bài, kết bài (Nhiệm vụ của từng phần) Nhóm 2: Luận điểm 1 Nhóm 3: Luận điểm 2 Nhóm 4: Luận điểm 3 Câu hỏi cho nhóm 2, 3, 4: | I- Tìm hiểu bài nghị luận của tác phẩm truyện 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Vấn đề nghị luận: Những phẩm chất, đức tính tốt đẹp của nhân vật anh thanh niên - Xác định hệ thống luận điểm. - Tác giả trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Cả 3 luận điểm đều tập trung vào vấn đề cần nghị luận - Từng luận điểm được phân tích chứng minh một cách thuyết phục bằng các lí lẽ dẫn chứng trong tác phẩm. - Các luận điểm đều sử dụng hệ thống luận cứ, luận chứng một cách xác đáng, sinh động. Có 3 phần: + Mở bài: nêu vấn đề nghị luận + Thân bài: Phân tích diễn giải từng luận điểm. + Kết bài: Khẳng định nâng cao vấn đề nghị luận. 3. Ghi nhớ: sgk |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc