Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo Công văn 5512
Giáo án Văn 9 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
- Tổng hợp giáo án Văn 9 theo Công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc từ lớp 6-9 theo công văn 5512
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 9. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Bài 22-Tiết -Tập làm văn
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Hiểu được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
2/Phẩm chất
- Chăm học có ý thức trong việc làm bài nghị luận theo đúng trình tự và mang tính thuyết phục.
3/ Năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác trong làm việc nhóm.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ,vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc sgk & trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS | Nội dung |
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về cách làm bài văn NL về một tư tưởng đạo lí 2. Phương thức thực hiện: - Hoạt động cá nhân, cả lớp 3. Sản phẩm hoạt động - HS trả lời miệng 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: *Chuyển giao nhiệm vụ ? Để tạo lập một văn bản NL về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta sẽ tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? Nhiệm vụ của từng bước ra sao? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh tìm hiểu trả lời: - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS *Báo cáo kết quả: HS trình bày theo ý kiến của cá nhân *Đánh giá kết quả - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1 : 1. Mục tiêu: HS nắm được cách ra đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. …. 2. Phương thức thực hiện: - PP Vấn đáp, thuyết trình; Kĩ thuật đặt câu hỏi… - Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp, … 3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS 4. Phương án kiểm tra, đánh giá - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động *Chuyển giao nhiệm vụ ? Chỉ ra điểm giống nhau và khác nhau của các đề bài trên? ? Em hãy đặt một số đề bài tương tự như những đề bài trên? *Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh lên trình bày… - Giáo viên quan sát, lắng nghe… - Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS *Báo cáo kết quả: HS lên trình bày *Đánh giá kết quả - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá ->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng HĐ II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Mục tiêu: HS nắm được cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng ... 2. Phương thức thực hiện: Sử dụng PP - DH theo dự án - Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề - Dạy học theo nhóm - Vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật đặt câu hỏi, thảo luận nhóm theo Kt khăn phủ bàn… - Hoạt động cá nhân, cả lớp… 3. Sản phẩm hoạt động: Kết quả thảo luận nhóm của HS 4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá lẫn nhau. - GV đánh giá 5. Tiến trình hoạt động: | I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1VD - SGK 51, 52 2. Nhận xét a. Giống nhau: Đều là đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. b. Khác nhau: - Các đề 1, 3, 10: Là những đề có lệnh đề. - Các đề còn lại: Đề mở, không có mệnh lệnh. c. Đề bài tương tự: - Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. - Em em có suy nghĩ gì về lòng dũng cảm? - Quan niệm của em về hạnh phúc? II. Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. * Đề bài: Suy nghĩ từ câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. B1. Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: NL về một tư tưởng đạo lí. - Nội dung: Đạo lí uống nước nhớ nguồn - Pvi kiến thức cần có: + Hiểu về tục ngữ Việt Nam + Vận dụng các tri thức về đời sống. - Tìm ý: + Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ; + Nhận định, đánh giá câu tục ngữ (ý nghĩa của câu tục ngữ) + Hiện nay truyền thống ấy được vận dụng như thế nào... B2. Lập dàn ý a. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề. - Nêu vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ. b. Thân bài * Giải thích: - Nghĩa đen: Uống nước là sử dụng nước có trong tự nhiên để tồn tại và phát triển - Nghĩa bóng: Uống nước”: hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn”: là lòng biết ơn đối với những người đã làm ra thành quả; -> Nghĩa chung: Hưởng thụ thành quả phải biết ơn người tạo ra thành quả (lòng biết ơn) * Nhận định, đánh giá. - Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn. - Câu tục ngữ nêu đạo lí làm người. - Câu tục ngữ nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nền tảng để duy trì và phát triển xã hội. * Mở rộng vấn đề: - Khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, cho đất nước. - Lên án phê phán những người có thái độ vô ơn. -“nhớ nguồn” một cách thiết thực ... c. Kết bài - Câu tục ngữ thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam. - Khuyên nhủ, kêu gọi mọi người. B3. Viết bài: Dựa vào bài để viết thành bài hoàn chỉnh B4. Đọc và kiểm tra sửa chữa. 3. Ghi nhớ - SGK 54. |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 9: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tiếp theo) theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc